ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

COVID-19 ảnh hưởng như thế nào đến phụ nữ mang thai?

COVID-19 ảnh hưởng như thế nào đến phụ nữ mang thai?

Phụ nữ mang thai có khả năng dễ bị nhiễm trùng hô hấp do virus. Do những thay đổi sinh lý trong hệ miễn dịch, tuần hoàn và hô hấp, phụ nữ mang thai cũng dễ bệnh nặng hơn khi nhiễm virus đường hô hấp. Theo thống kê năm 2009, phụ nữ mang thai chiếm 1% số bệnh nhân bị nhiễm virus cúm A, nhưng chiếm đến 5% trong tất cả các trường hợp tử vong liên quan đến cúm. Ngoài ra, SARS-CoV và MERS-CoV đều được biết là tác nhân gây ra các biến chứng nặng trong thai kỳ, bao gồm cần đặt nội khí quản, nhập đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU), suy thận và tử vong. Tỷ lệ tử vong ở phụ nữ mang thai nhiễm SARS-CoV lên đến 25%.

Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có bằng chứng cho thấy phụ nữ mang thai dễ bị nhiễm COVID-19 hoặc viêm phổi nặng hơn khi nhiễm bệnh. Đặc điểm lâm sàng của thai phụ nhiễm COVID-19 cũng có nhiều khác biệt, như giảm bạch cầu lympho nhiều hơn. Dữ liệu tóm tắt từ năm báo cáo loạt ca gồm 56 phụ nữ mang thai được chẩn đoán COVID-19 trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba cho thấy triệu chứng phổ biến nhất là sốt và ho; hai phần ba bệnh nhân bị giảm bạch cầu và tăng C-reactive protein (CRP), 83% trường hợp đã chụp CT ngực cho thấy tổn thương dạng kính mờ đa ổ. Những quan ngại ảnh hưởng của COVID -19 lên thai nhi và trẻ sơ sinh lớn hơn tác động nhiễm trùng của bệnh; do vậy, cần lưu ý đặc biệt đến dự phòng, chẩn đoán và quản lý thai kỳ.

Sốt là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân nhiễm COVID-19. Mẹ sốt trong giai đoạn sớm của thai kỳ đã được chứng minh có thể gây ra những bất thường bẩm sinh ống thần kinh, tim, thận và các cơ quan khác. Tuy nhiên, một nghiên cứu trên 80.321 thai phụ mới công bố gần đây cho thấy tỷ lệ sốt trong giai đoạn sớm của thai kỳ 10%, tỷ lệ dị tật thai nhi trong nhóm này là 3,7% . Trong số 77.344 trường hợp mang thai ở tuổi thai 16-29 tuần, 8321 trường hợp ghi nhận sốt trên 38 độ C kéo dài 1- 4 ngày ở giai đoạn đầu thai kỳ, so với những người không sốt, nguy cơ dị tật thai nhi không tăng (tỷ số chênh [OR] = 0,99 (KTC 95%, 0,88 - 1,12).

Viêm phổi do virus ở phụ nữ mang thai được ghi nhận có liên quan đến tăng nguy cơ sinh non, thai chậm tăng trưởng (FGR) và tử vong chu sinh. Dựa trên dữ liệu toàn cầu thấy rằng phụ nữ mang thai bị viêm phổi do virus khác (n = 1462) có nguy cơ cao sinh non cao, thai chậm tăng trưởng và trẻ sinh ra nhẹ cân, chỉ số Apgar 5 phút dưới 7 so với nhóm không viêm phổi (n=7310).

Báo cáo loạt ca 12 thai phụ nhiễm SARS-CoV ở Hong Kong, Trung Quốc ghi nhận 3 trường hợp mẹ tử vong, 4 trong 7 bệnh nhân sẩy thai ba tháng đầu thai kỳ, 4 trong 5 bệnh nhân sinh non, hai trường hợp hồi phục nhưng sau đó thai chậm tăng trưởng. Liên quan đến kết cục sơ sinh trong viêm phổi COVID-19 được phân tích trong nghiên cứu của Chen và cs, tất cả 9 trẻ sinh ra có điểm Apgar 1 phút là 8-9 và 5 phút là 9-10. Nước ối, máu cuống rốn, dịch phết họng của trẻ sơ sinh từ sáu bệnh nhân xác định nhiễm SARS-CoV-2 tất cả đều âm tính với virus, cho thấy không có bằng chứng lây truyền dọc ở những phụ nữ bị viêm phổi COVID-19 trong giai đoạn sau của thai kỳ.

Hai trường hợp trẻ sơ sinh nhiễm COVID-19 được báo cáo nhưng rất có thể là cả hai trường hợp đều nhiễm sau sinh. Một nghiên cứu khác phân tích trên 38 thai phụ cho kết quả tương tự với SARS-CoV và MERS-CoV, không có trường hợp nào xác định SARS-CoV-2 lây truyền dọc từ mẹ qua thai. Tất cả các mẫu bệnh phẩm được xét nghiệm qRTPCR bao gồm cả nhau thai trong một số trường hợp, đều âm tính đối với SARS-CoV-2.

Cho đến thời điểm COVID-19 xuất hiện toàn cầu, không có bằng chứng nào cho thấy SARS-CoV-2 truyền từ mẹ sang thai trong tử cung hoặc qua nhau thai. Vẫn cần dữ liệu lớn hơn để loại trừ chắc chắn khả năng lây truyền dọc qua nhau thai để tái khẳng định điều này.

Nguồn: FIGO

Lời khuyên từ BS. CK1. Phạm Thị Ngọc Tuyết - Chuyên khoa Sản phụ khoa Phòng khám Quốc tế CarePlus

Phụ nữ mang bầu ơi đừng ngại con virus bé xíu đó nữa. Cứ chấp hành mọi biện pháp an toàn: dinh dưỡng hợp lý, tâm trạng vui vẻ, thể trạng bình an, rửa tay trước khi ăn, hạn chế đến nơi đông người, đeo khẩu trang khi phải đi ra ngoài, khám thai nên chấp hành giữ khoảng cách 2m với người khác và không gian thoáng đãng... còn lại hãy để sức đề kháng của cơ thể đối phó với em virus nhé!

---
Dịch vụ tư vấn khám bệnh từ xa với bác sĩ Sản phụ khoa

  • Phí tư vấn: Chỉ 250,000đ
  • Bác sĩ khám tư vấn các bệnh phụ khoa như viêm nhiễm phụ khoa, tiết dịch âm đạo bất thường, đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, các thắc mắc liên quan đến việc thụ thai và chuẩn bị mang thai, tắc tia sữa…
  • Thời gian: 8h00 - 17h00 từ Thứ 2 đến Thứ 7

Liên hệ Free Hotline 1800 6116 để được tư ấn thêm thông tin chi tiết và đặt lịch hẹn khám ngay hôm nay!

An tâm hơn khi Bác sĩ chuyên gia trực tiếp tư vấn và điều dưỡng chăm sóc từ xa, Đăng kí Dịch vụ Hướng dẫn tư vấn y khoa Người nhiễm Covid tại nhà tại đây

Bài viết gần đây/mới

MÁCH MẸ BÍ KÍP CHỮA RÔM SẢY CHO BÉ NHANH KHỎI
Rôm sảy (còn gọi là phát ban nhiệt hoặc miliaria) là tình trạng da phổ biến, thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 1 tuổi hoặc người cũng cũng có thể bị rôm sảy nhất là trong thời tiết mùa hè nóng ẩm.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

CẢNH BÁO SUY DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
20% người bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính bị sụt cân, thiếu hụt vitamin và protein, thậm chí suy dinh dưỡng. Đây là tình trạng đáng lưu ý, vì có thể dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch và thúc đẩy bệnh trở nặng.

SỰ THẬT VỀ THỞ THÔI CŨNG TĂNG CÂN?
Thở thôi cũng tăng cân không hẳn là câu than thở của chị em, mà còn là dấu hiệu chỉ ra những vấn đề sức khỏe tiềm tàng chúng ta cần lưu ý.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

3 HOẠT ĐỘNG DỄ LÀM BÙNG PHÁT CƠN ĐAU VAI BẠN NÊN LƯU Ý
Đau vai không chỉ do ngồi làm việc hoặc giải trí sai tư thế như chúng ta vẫn thường nghĩ; mà còn do những hoạt động trong khi làm việc và sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên của Bác sĩ Cơ xương khớp để tránh làm bùng phát cơn đau vai.

TƯ THẾ NGỒI 2 ĐIỂM CHẠM BẢO VỆ CỘT SỐNG CHO DÂN VĂN PHÒNG
Nếu ngồi sai tư thế suốt thời gian dài, anh chị em dân văn phòng dễ khiến cơ và cột sống chịu áp lực quá mức, dẫn đến những cơn đau khó kiểm soát. Để giảm bớt và phòng ngừa đau lưng, mỏi cổ vai gáy, mời bạn tham khảo lời khuyên về tư thế ngồi làm việc 2 điểm chạm từ chuyên gia CarePlus.

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}