ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

NẮNG NÓNG, NGƯỜI BỆNH TIM MẠCH CẦN LÀM GÌ ĐỂ TỰ BẢO VỆ BẢN THÂN?

Khí hậu và thời tiết chuyển biến khó lường, nắng mưa khó đoán. Với tình hình như hiện nay nếu bạn bị bệnh tim hoặc các vấn đề liên quan đến tim mạch, bạn cần đặc biệt chú ý đến thời tiết chuyển biến phức tạp như hiện nay. Nhiệt độ có những lúc rất nóng và cơ thể chúng ta đôi lúc khó thể thích nghi được và dễ gây ra các vấn đề nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và tim mạch nói riêng.

 NẮNG NÓNG, NGƯỜI BỆNH TIM MẠCH CẦN LÀM GÌ ĐỂ TỰ BẢO VỆ BẢN THÂN?

Hãy cùng CarePlus khám phá những cách để bảo vệ sức khỏe của bạn khi nhiệt độ tăng cao và khí hậu khắc nghiệt như hiện nay.

🥵 THỜI TIẾT NẮNG NÓNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIM NHƯ THẾ NÀO?

🌤 Cơ thể buộc phải làm việc vất vả hơn khi thời tiết nắng nóng gay gắt, việc này nhằm giữ cho nhiệt độ cơ thể chúng ta ở mức bình thường, và điều này gây áp lực thêm cho các cơ quan trên cơ thể như: tim, phổi và thận. Bạn càng có nguy cơ cao hơn nếu mắc các bệnh liên quan đến tim mạch. Vì vậy, việc giữ cho cơ thể mát mẻ và đủ nước là rất quan trọng.
Hãy uống nhiều nước, việc này sẽ giúp bù đắp cho việc đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường và ngăn ngừa tụt huyết áp.

🥶 CẦN LÀM GÌ ĐỂ GIỮ CHO CƠ THỂ LUÔN MÁT?

💥 Có một số điều đơn giản bạn có thể thực hành theo:
Giữ cơ thể luôn đủ nước bằng cách uống nhiều nước hoặc các loại đồ uống khác. Nước là tốt nhất nhưng sữa, nước trái cây, trà và cà phê đều được (mặc dù tốt nhất là chỉ uống không quá ba tách trà hoặc cà phê mỗi ngày, hoặc chuyển sang các phiên bản không chứa caffeine). Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh suy tim bạn nên thảo luận với bác sĩ của mình về giới hạn lượng nước uống.

💥 Những lưu ý quan trọng cho Bệnh nhân tim mạch ứng phó với thời tiết nóng:

  • Tránh uống quá nhiều đồ uống có cồn. Chúng có thể làm bạn bị mất nước hơn do tính lợi tiểu
  • Sử dụng các loại thức ăn mát, như rau củ, salad và trái cây, có lượng nước cao và là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất tốt
  • Giữ cho nơi ở của bạn luôn thoáng đãng và mát mẻ. Che chắn các cửa sổ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời bằng rèm cửa. Hoặc có thể mở cửa sổ nếu bên ngoài mát hơn trong nhà. Tắt bất kỳ đèn hoặc thiết bị điện tử nào không dùng đến, đây là 1 trong số những nguyên nhân vô tình làm ngôi nhà của bạn nóng lên.
  • Chọn 1 nơi thoáng mát nhất trong nhà để nghỉ ngơi, đặc biệt là khi ngủ
  • Mặc quần áo nhẹ, rộng rãi
  • Tránh ra ngoài trời vào giờ nóng nhất trong ngày (từ 11 giờ sáng đến 3 giờ chiều)
  • Nếu phải ra ngoài, ưu tiên dành thời gian ở trong bóng râm. Nhớ thoa kem chống nắng, đội nón và nhớ mang theo chai nước để có thể bổ sung nước liên tục
  • Tránh việc tập thể dục quá sức

💥 NẾU TÔI CẢM THẤY KHÔNG KHỎE TRONG THỜI TIẾT NÓNG THÌ SAO?

  • Đây là bốn cách nhanh chóng để cải thiện trong thời gian khoảng 30 phút:
  • Di chuyển ngay đến nơi mát mẻ
  • Nằm xuống, thả lỏng cơ thể và nâng chân cao lên một chút so với đầu
  • Uống nhiều nước
  • Làm mát da bằng cách lau bằng nước mát và quạt để làm mát cơ thể ngay

💥 SUY TIM
🫵 Nếu bạn đã được bác sĩ chỉ định hạn chế lượng nước uống, hãy nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa về những cách khác để giữ cho cơ thể mát mẻ trong mùa hè. Nếu bạn uống thuốc lợi tiểu và bị chóng mặt hoặc lâng lâng xây xẩm, cần báo ngay cho bác sĩ để chỉnh thuốc.

💥 SỐC NHIỆT

  • Mất quá nhiều dịch cơ thể có thể làm tăng thân nhiệt của bạn, có thể gây nguy hiểm tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
  • Triệu chứng của sốc nhiệt bao gồm đổ mồ hôi, da lạnh ẩm ướt, chóng mặt, ngất xỉu, chuột rút, phát ban do nhiệt, phù (sưng) ở mắt cá chân, thở nhanh nông, buồn nôn và ói.
  • Nếu bạn nghi ngờ rằng bạn hoặc ai đó bị sốc nhiệt, hãy gọi cấp cứu 115

💥 AI LÀ NGƯỜI NGUY CƠ CAO NHẤT?

  • Người già và trẻ nhỏ có nhiều khó khăn hơn trong việc điều chỉnh nhiệt độ của mình và do đó có thể gặp nguy cơ cao hơn từ nhiệt độ cực đoan
  • Người lớn tuổi, đặc biệt là nếu trên 75 tuổi, hoặc sống một mình, hoặc ở trong nhà dưỡng lão
  • Người mắc bệnh mãn tính, bao gồm bệnh tim mạch, bệnh phổi, thận, tiểu đường và bệnh Parkinson
  • Người không thể chủ động tránh tiếp xúc với nắng nóng, như người liệt giường, người khuyết tật, hoặc sa sút trí tuệ, hoặc phải làm việc ngoài trời.

🎯 Hầu hết mọi người không biết rằng mình có nguy cơ gặp phải rủi ro về sức khỏe trong thời tiết nóng. Với thời tiết nắng nóng như hiện nay, hãy quan tâm và hỏi han sức khỏe của bạn bè và người thân của bạn thường xuyên để đảm bảo họ luôn thoải mái và luôn được an toàn.

Bài viết liên quan

Bệnh Tim Mạch - Tăng Huyết Áp & Những điều cần biết
Tăng Huyết Áp - Căn bệnh được mệnh danh là kẻ giết người thầm lặng SỐ 1. Dù bạn có đang bị tăng huyết áp hay không, hãy dành ít phút cập nhật kiến thức về căn bệnh này ngay để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và những người thân yêu, bằng cách lắng nghe những chia sẻ của Bs. Trần Lê Vũ để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa bệnh.

Bài viết gần đây/mới

ĐỪNG CHỦ QUAN VỚI HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY - MỐI ĐE DỌA ÂM THẦM ĐẾN SỨC KHỎE VÀ CUỘC SỐNG
Hội chứng ống cổ tay là loại bệnh lý thần kinh bị chèn ép phổ biến nhất và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển thành suy yếu lực tay, teo cơ, thậm chí mất khả năng lao động.

By ThS. BS. CKI NGUYỄN VĂN HOÀNG TÂM

NHẬN BIẾT VÀ XỬ LÝ SỐT PHÁT BAN Ở TRẺ (ROSEOLA)
Chắc hẳn là các ba mẹ và các bé đều đã từng trải qua tình trạng Sốt phát ban ít nhất một lần trong đời! Vậy để hiểu đúng và đầy đủ hơn về tình trạng này, chúng ta cùng tìm hiểu về Sốt phát ban là gì nhé!

By BS.CKII. PHẠM QUANG VINH

SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM KHÔNG ĐƠN GIẢN NHƯ MỌI NGƯỜI LẦM TƯỞNG
Suy dinh dưỡng là một trong nguyên nhân gây tử vong đối với trẻ dưới 5 tuổi và gây ra các hệ quả như: chậm phát triển, trí nhớ kém, rối loạn tiêu hóa...

By Ths. BS. Lê Thị Kim Dung

8 LƯU Ý GIÚP BẢO VỆ TRẺ KHỎI CÁC BỆNH HÔ HẤP THƯỜNG GẶP KHI GIAO MÙA
Vào thời điểm giao mùa, trẻ em dễ mắc các bệnh hô hấp như viêm hô hấp trên, viêm thanh quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, và suyễn. Nguyên nhân không chỉ do sự thay đổi đột ngột của thời tiết hay hệ miễn dịch chưa hoàn thiện mà còn từ những yếu tố có thể phòng tránh được. Dưới đây là lời khuyên đến từ BS.CKI. Trần Thị Thùy Trang - Chuyên khoa Nhi - Hệ Thống Phòng khám CarePlus để giúp bé có hệ hô hấp khỏe mạnh:

By BS. CK1. Phạm Thị Thùy Trang

NHỮNG CON SỐ “BÁO ĐỘNG” VỀ TÌNH HÌNH SỨC KHỎE CƠ XƯƠNG KHỚP NƠI LÀM VIỆC 2024
Sức khỏe cơ xương khớp luôn là một trong những vấn đề được quan tâm tại môi trường làm việc. Báo cáo chỉ ra có đến 47% người lao động xác nhận giảm năng suất làm việc do đau cơ, nhức khớp. Tìm hiểu cách phòng ngừa và cải thiện trong bài viết dưới đây!

Các sản phẩm liên quan

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}