ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Tăng huyết áp: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách điều trị

Gần 50% người bị tăng huyết áp không biết mình mắc bệnh vì chưa bao giờ được chẩn đoán. Tăng huyết áp sở dĩ được gọi là “kẻ giết người thầm lặng” vì nó thường không có triệu chứng rõ ráng, cho đến khi xảy ra biến chứng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ hay suy thận mới được phát hiện...

Tăng huyết áp: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách điều trị

20/06/2023 4:20:26 CH

Huyết áp cao hay còn được gọi là tăng huyết áp, là một vấn đề y tế phổ biến trên toàn Thế giới. Căn bệnh này tình huống áp lực đối với hệ tim mạch tăng lên, gây nguy cơ cho sức khỏe và có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Hầu hết các trường hợp tăng huyết áp không có triệu chứng và chỉ được phát hiện tình cờ khi đo huyết áp tại nhà hay khám sức khỏe tổng quát định kỳ. Phát hiện, kiểm soát sớm, cũng như hiểu rõ về bệnh tăng huyết áp là rất quan trọng đối với sức khỏe của mỗi người đặc biệt là những người có nguy cơ mắc bệnh cao. 

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách điều trị tăng huyết áp. 

TĂNG HUYẾT ÁP LÀ BỆNH GÌ? 

Huyết áp cao hay vẫn được gọi tên nhiều là Tăng huyết áp (hypertension), tình trạng áp lực dòng chảy của máu lên thành động mạch tăng cao. Đây là bệnh lý nguy hiểm gây tổn thương tim, mạch máu, não, mắt, thận và nhiều bệnh mạn tính khác; và là nguyên nhân chính gây tử vong sớm trên toàn cầu.

Một vài con số biết nói về tăng huyết áp theo WHO:

- Từ năm 1990 đến nay, số người từ 30-79 tuổi mắc bệnh tăng huyết áp trên Thế giới đã tăng từ 650 triệu lên 1,28 tỷ người. 

- Khoảng 580 triệu người (41% phụ nữ, 51% nam giới) bị tăng huyết áp không biết bản thân đang mắc bệnh. 

- Khoảng 720 triệu người (53% phụ nữ, 62% nam giới) bị tăng huyết áp không được điều trị. 

- Chỉ có khoảng 42% trường hợp tăng huyết áp được chẩn đoán và điều trị. 

- Ít hơn 1/4 phụ nữ và 1/5 nam giới bị tăng huyết áp đã kiểm soát được bệnh (điều trị có hiệu quả). 

VẬY NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CĂN BỆNH NÀY LÀ DO ĐÂU? 

 Tăng huyết áp có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số yếu tố có nguy cơ gồm: 

- Bệnh thận cấp hoặc mạn tính

- Hẹp động mạch thận

- U tủy thượng thận

- Hội chứng Conn

- Hội chứng Cushing’s

- Bệnh lý tuyến giáp, cận giáp, tuyến yên

 - Một số loại thuốc

- Hẹp eo động mạch chủ

- Bệnh Takayasu

- Nhiễm độc thai nghén

- Ngưng thở khi ngủ

- Rối loạn sức khỏe tâm thần

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ cao huyết áp là: 

- Trên 65 tuổi: Nguy cơ tăng huyết áp tăng lên khi bạn cao tuổi.  

- Yếu tố Di truyền: Nếu có người thân trong gia đình mắc bệnh tăng huyết áp, khả năng bạn cũng bị tăng huyết áp cao sẽ cao hơn.  

- Chế độ ăn uống không lành mạnh: Ẩm thực giàu muối, chất béo và thiếu chất xơ có thể tác động đến huyết áp. 

- Thói quen sinh hoạt: Tiêu thụ quá nhiều cồn, hút thuốc lá, thừa cân béo phì, căng thẳng tâm lý đều có thể làm tăng nguy cơ tăng huyết áp. 

TRIỆU CHỨNG 

Tăng huyết áp thường không có triệu chứng rõ ở giai đoạn ban đầu. Một số người có thể không nhận thấy dấu hiệu gì cho đến khi tình trạng trở nên nghiêm trọng. Tuy nhiên, một số triệu chứng phổ biến của tăng huyết áp như: 

  • Đau đầu và chóng mặt

  • Mệt mỏi và khó thở

  • Đau ngực và nhịp tim không đều

  • Thay đổi tâm trạng và khó tập trung

  • Thay đổi thị lực và hiện tượng mờ mắt

Tăng huyết áp nghiêm trọng hơn có thể gây ra các triệu chứng: 

- Mệt mỏi

- Buồn nôn, nôn mửa 

- Lú lẫn 

- Hồi hộp 

- Đau tức ngực 

- Run 

=> Thế nhưng, gần 50% người bị tăng huyết áp không biết mình mắc bệnh vì chưa bao giờ được chẩn đoán. Tăng huyết áp sở dĩ được gọi là “kẻ giết người thầm lặng” vì nó thường không có triệu chứng rõ ráng, cho đến khi xảy ra biến chứng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ hay suy thận mới được phát hiện.

Do đó, tất cả mọi người nên tự kiểm tra huyết áp và khám sức khỏe định kỳ nói chung và tầm soát tim mạch nói riêng. Nhất là những người lớn tuổi hoặc có yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyết áp. 

BIẾN CHỨNG 

Nếu không được kiểm soát và điều trị đúng cách, tăng huyết áp có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, bao gồm: 

  • Bệnh tim và đột quỵ: Áp lực cao kéo dài trên thành mạch và các cơ quan quan trọng trong cơ thể, gây ra tổn thương và tắc nghẽn, dẫn đến các vấn đề tim mạch và đột quỵ. 

  • Bệnh thận: Huyết áp cao gây tổn thương cho các mạch máu trong thận, gây ra suy thận và bệnh thận mãn tính. 

  • Vấn đề thị lực: Huyết áp cao có thể gây tổn thương đến mạch máu trong mắt, gây ra tình trạng như đục thuỷ tinh thể và mắt đỏ. 
     

CÁCH ĐIỀU TRỊ 

Điều trị tăng huyết áp tùy thuộc vào mức độ tăng và tình trạng sức khỏe của mỗi bệnh nhân, nhưng có một số phương pháp chung như sau: 

  • Thay đổi lối sống: Đảm bảo ăn một chế độ ăn lành mạnh, giảm cường độ tiêu thụ muối và chất béo, tăng cường hoạt động thể chất và giảm căng thẳng. 

  • Thuốc điều trị: Bác sĩ chuyên khoa sẽ kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng của người bệnh

  • Theo dõi định kỳ: Điều trị tăng huyết áp yêu cầu theo dõi định kỳ để đảm bảo huyết áp ổn định và giảm nguy cơ biến chứng.
     

Tóm lại, tăng huyết áp là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Việc nhận biết sớm triệu chứng, điều trị kịp thời và duy trì lối sống lành mạnh là hết sức quan trọng. Điều này có thể giúp ích trong việc kiểm soát tình trạng tăng huyết áp và đảm bảo an toàn sức khỏe tim mạch, cũng như các cơ quan quan trọng khác trong cơ thể. Hãy tìm đến sự tư vấn và hỗ trợ chuyên sâu từ các chuyên gia y tế để quản lý tốt tình trạng tăng huyết áp

Bài viết gần đây/mới

TIÊM VẮC XIN LÀ CÁCH TỐT NHẤT ĐỂ BẢO VỆ TRẺ KHỎI BỆNH SỞI
Hiện nay, đối phó với bệnh Sởi chỉ mới tập trung vào hậu quả do bệnh sởi gây ra chứ chưa thể tiêu diệt được virus gây bệnh. Mùa lễ hội đông đúc dịp cuối năm và kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 sắp tới, cùng với thời tiết cuối năm ở miền Nam là những điều kiện lý tưởng để bệnh sởi lây lan. Một người mắc sởi có thể đã nhiễm từ 3 - 4 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng, khiến việc lây bệnh cho gia đình và cộng đồng trở nên khó kiểm soát. Trong tình hình hiện nay, nếu không có các biện pháp kiểm soát tốt, nguy cơ bùng phát dịch sởi trong thời gian tới là rất lớn.

By ThS. BS. Sử Thị Như Ngọc

CHẢY MÁU CAM: NGUYÊN NHÂN, SƠ CỨU VÀ PHÒNG NGỪA
Chảy máu cam một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhất là trẻ mầm non có thể bị ít nhất một lần, thường không nguy hiểm nhưng thường làm các ba mẹ rất lo lắng. Hãy cùng BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng - Chuyên khoa Nhi - Hệ thống phòng khám CarePlus tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân cũng như xử lý khi bị chảy máu cam đúng cách nhé!

By BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng

HIỂU THÊM VỀ NỔI MÀY ĐAY VÀ PHÙ MẠCH
Nổi mày đay và phù mạch là những phản ứng của da thường gặp, gây ra sự khó chịu và đôi khi lo lắng cho người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về hai tình trạng này, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và các biện pháp phòng ngừa.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

BÉO PHÌ DÙ CÂN NẶNG BÌNH THƯỜNG - MỐI NGUY TIỀM ẨN MÀ BẠN KHÔNG NGỜ TỚI
Béo phì cân nặng bình thường (NWO) là tình trạng phức tạp với nhiều nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn. Tìm hiểu cách nhận biết và phòng ngừa béo phì cân nặng bình thường để bảo vệ sức khỏe toàn diện!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỪNG XEM NHẸ TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở TRẺ EM
Thiếu máu thiếu sắt được xem là vấn đề y tế xã hội, là mối quan tâm của y tế toàn cầu. Theo viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam, trong giai đoạn năm 2015 - 2016, trẻ em dưới 5 tuổi có tỉ lệ thiếu máu là 27,8%, thiếu máu do thiếu sắt chiếm tới 63,6%.

By BS. CK1. Lê Ngọc Tuyết Sương

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}