ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

HIỂU ĐÚNG - TEST CHUẨN CÙNG “XÉT NGHIỆM BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC (STDs) LẤY MẪU TẠI NHÀ”

Với nhiều người, bệnh lý lây truyền qua đường tình dục vẫn là một vấn đề “tế nhị” và mang lại nỗi mặc cảm lớn. Đôi khi việc gặp bác sĩ điều trị và trao đổi trực tiếp không quá đáng sợ với người bệnh bằng những thủ tục mà họ phải trải qua trước đó, từ đăng ký khám, thông báo triệu chứng với nhân viên sàng lọc đến việc phải chờ đợi trước khi được gọi tên vào phòng khám bệnh. Tất cả những lo ngại mang tính tinh thần này “dường như” sẽ được giải quyết bằng hình thức xét nghiệm tại nhà.

HIỂU ĐÚNG - TEST CHUẨN CÙNG “XÉT NGHIỆM BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC (STDs) LẤY MẪU TẠI NHÀ”

Từ sau đại dịch COVID, khái niệm “xét nghiệm tại nhà” trở nên phổ biến và được chấp nhận rộng rãi hơn. Sự bùng nổ của ngành công nghiệp thiết bị y tế cũng khiến cho việc tiếp cận các xét nghiệm y tế tại nhà trở nên dễ dàng hơn trước rất nhiều. Tuy vậy, nếu so với COVID – bạn chỉ cần thực hiện vài thao tác là có thể biết được kết quả mình có hay không bị nhiễm, xét nghiệm bệnh lây truyền qua đường tình dục lại có nhiều điểm phức tạp hơn.  Hãy cùng ThS.BS. Nguyễn Đoan Quỳnh theo dõi nội dung bài viết để hiểu hơn về xét nghiệm bệnh lây truyền qua đường tình dục STDs tự thu thập mẫu tại nhà, để đảm bảo tính chính xác và hiệu quả của xét nghiệm này! 

CÓ NHIỀU TÁC NHÂN LÂY NHIỄM QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC 

Bệnh lây truyền qua đường tình dục thực chất là một nhóm nhiều bệnh. Theo thống kê từ Tổ chức Y tế thế giới, có tới hơn 30 loại vi khuẩn, virus và kí sinh trùng lây nhiễm thông qua quan hệ tình dục. Mỗi loại lại có một nơi cư trú khác nhau, cách thức chúng để lại dấu vết trong cơ thể để chúng ta có thể “truy tìm” bằng xét nghiệm cũng khác nhau.  

Do đó, cho đến hiện tại, vẫn chưa có một xét nghiệm hoàn hảo nào kiểm tra được tất cả các tác nhân đó cùng lúc. Một lần tầm soát bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể đòi hỏi người bệnh thực hiện nhiều xét nghiệm với nhiều loại mẫu bệnh phẩm khác nhau, từ máu, nước tiểu, dịch hầu họng, hay thậm chí là vảy da hoặc lông nữa.  

TÍNH CHÍNH XÁC CỦA XÉT NGHIỆM TẠI NHÀ 

Để có kết quả chính xác, người bệnh cần được lấy mẫu bệnh phẩm đúng vị trí và đúng thao tác. Tại phòng khám hoặc bệnh viện, sau khi được thăm khám và hỏi cặn kẽ bệnh sử, bác sĩ sẽ là người chỉ định bạn nên lấy mẫu bệnh phẩm ở vị trí nào, điều dưỡng sẽ là người thực hiện thao tác hoặc hướng dẫn bạn cách lấy mẫu đúng. Nếu bạn tự xét nghiệm tại nhà, bạn sẽ là người thực hiện tất cả những điều trên, sai sót nếu có trong lấy mẫu sẽ dẫn đến kết quả sai. Một kết quả âm tính giả sẽ gây trì hoãn điều trị và hàng loạt các hệ lụy sau đó.  

NHỮNG VIỆC CẦN LÀM SAU KHI CÓ KẾT QUẢ 

Sau khi nhận được kết quả, bất kể là âm tính (có nghĩa là xét nghiệm trả lời không tìm thấy tác nhân gây bệnh) hay dương tính (xét nghiệm có tìm thấy tác nhân gây bệnh) thì bạn đều cần sự giúp đỡ chuyên nghiệp từ bác sĩ. Một kết quả âm tính chưa hẳn là an toàn nếu xét nghiệm được thực hiện trong giai đoạn cửa sổ. Một kết quả dương tính chưa chắc là lời khẳng định cuối cùng cho chẩn đoán nếu đặt trong bối cảnh của từng trường hợp cụ thể.  

Ví dụ, nhiều người bệnh Giang mai sau khi điều trị khỏi hoàn toàn vẫn dương tính với xét nghiệm miễn dịch tìm kháng thể Giang mai đặc hiệu, đây là hiện tượng “sẹo miễn dịch”, xét nghiệm này dương tính nhưng không có nghĩa là người đó hiện đang mắc bệnh.  

Đối với bệnh lây truyền qua đường tình dục, chỉ xét nghiệm thôi là chưa đủ. Sau khi có kết quả, bạn còn cần được giải thích về ý nghĩa của kết quả, tư vấn về cách phòng bệnh. Nếu không may mắc bệnh, bạn còn cần một kế hoạch điều trị và tái khám, hỗ trợ thông báo cho bạn tình.  

Ở nhiều nước trên thế giới, dịch vụ xét nghiệm bệnh lây qua đường tình dục tại nhà được cung cấp bởi chính phủ, sau khi có kết quả dương tính, người bệnh vẫn cần được xác định lại kết quả một lần nữa và tư vấn trực tiếp tại phòng khám với bác sĩ. Sự tương tác trực tiếp trong buổi tham vấn không chỉ giúp giải đáp các khúc mắc của người bệnh mà còn giúp trấn an tinh thần cho người bệnh, điều mà có lẽ các dịch vụ xét nghiệm tại nhà không kèm tư vấn kết quả hay tư vấn online khó làm tốt bằng.  

Tuy vậy, giá trị của xét nghiệm tại nhà đối với nhóm bệnh lây qua đường tình dục không phải vì thế mà bị phủ nhận hoàn toàn. Xét nghiệm tại nhà hạn chế tác hại của “sự e ngại”, giúp người có yếu tố nguy cơ nhanh chóng xác nhận được tình trạng bệnh của mình để kịp thời điều trị, qua đó giảm tỷ lệ biến chứng, lây bệnh và giảm tỷ lệ bệnh nói chung.  

Vậy làm thế nào để tận dụng được tốt nhất những ưu điểm và hạn chế những khuyết điểm của hình thức xét nghiệm này? Dưới đây là vài gợi ý giúp bạn trả lời câu hỏi này.  

  • Chỉ nên thực hiện xét nghiệm tại nhà với những xét nghiệm cần mẫu bệnh phẩm đơn giản như nước tiểu, dịch phết niêm mạc miệng, dịch hầu họng để tránh sai lệch kết quả do thao tác lấy mẫu không đúng.  

  • Các xét nghiệm nên được thực hiện sau khi hết thời gian cửa sổ. Thời gian cửa sổ được tính từ khi một người bị lây nhiễm đến khi có thể phát hiện ra bệnh qua xét nghiệm. Mỗi loại bệnh có thời gian cửa sổ khác nhau. Lậu và Chlamydia có thời gian cửa sổ 2 tuần. HIV có thời gian cửa sổ từ 1-3 tháng tùy khả năng của từng loại xét nghiệm.  

  • Nếu bạn có nhiều bạn tình, đang sử dụng PrEP, bạn là gay/bisexual thường xuyên thay đổi bạn tình, bạn cần được tham vấn trực tiếp với bác sĩ ít nhất 1 lần trước khi có ý định thực hiện xét nghiệm tại nhà. Nhóm này cũng cần thực hiện xét nghiệm HIV và các bệnh lây qua đường tình dục mỗi 3 tháng một lần.  

  • Khi bạn triệu chứng nghi ngờ có liên quan bệnh lây truyền qua đường tình dục, đừng tự xét nghiệm tại nhà, hãy khám và tư vấn trực tiếp với bác sĩ. 

  • Khi bạn nghĩ bạn có thể mắc bệnh lây qua đường tình dục và cần sự giúp đỡ từ nhân viên y tế, đến cơ sở y tế để được thăm khám, tư vấn trực tiếp luôn là lựa chọn tốt nhất.  

Tóm lại, xét nghiệm STDs tại nhà mang lại sự tiện lợi và bảo mật cao, nhưng không thể thay thế hoàn toàn cho việc thăm khám tại cơ sở y tế, đặc biệt là khi cần tư vấn y khoa chính xác và điều trị kịp thời. Để có sức khỏe tình dục an toàn, bạn nên kết hợp giữa việc tự theo dõi sức khỏe và tham khảo ý kiến của bác sĩ khi cần thiết. 

Bài viết gần đây/mới

CHẢY MÁU CAM: NGUYÊN NHÂN, SƠ CỨU VÀ PHÒNG NGỪA
Chảy máu cam một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhất là trẻ mầm non có thể bị ít nhất một lần, thường không nguy hiểm nhưng thường làm các ba mẹ rất lo lắng. Hãy cùng BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng - Chuyên khoa Nhi - Hệ thống phòng khám CarePlus tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân cũng như xử lý khi bị chảy máu cam đúng cách nhé!

By BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng

HIỂU THÊM VỀ NỔI MÀY ĐAY VÀ PHÙ MẠCH
Nổi mày đay và phù mạch là những phản ứng của da thường gặp, gây ra sự khó chịu và đôi khi lo lắng cho người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về hai tình trạng này, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và các biện pháp phòng ngừa.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

BÉO PHÌ DÙ CÂN NẶNG BÌNH THƯỜNG - MỐI NGUY TIỀM ẨN MÀ BẠN KHÔNG NGỜ TỚI
Béo phì cân nặng bình thường (NWO) là tình trạng phức tạp với nhiều nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn. Tìm hiểu cách nhận biết và phòng ngừa béo phì cân nặng bình thường để bảo vệ sức khỏe toàn diện!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỪNG XEM NHẸ TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở TRẺ EM
Thiếu máu thiếu sắt được xem là vấn đề y tế xã hội, là mối quan tâm của y tế toàn cầu. Theo viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam, trong giai đoạn năm 2015 - 2016, trẻ em dưới 5 tuổi có tỉ lệ thiếu máu là 27,8%, thiếu máu do thiếu sắt chiếm tới 63,6%.

By BS. CK1. Lê Ngọc Tuyết Sương

SUY MÒN CƠ Ở NGƯỜI CAO TUỔI - DIỄN TIẾN ÂM THẦM NHƯNG ẢNH HƯỞNG NGHIÊM TRỌNG
Suy mòn cơ (thiểu cơ/ Sarcopenia) ở người cao tuổi là vấn đề có diễn tiến âm thầm nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên về chế độ dinh dưỡng và vận động giúp phòng ngừa suy mòn cơ từ chuyên gia CarePlus.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}