ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Giải tỏa căng thẳng của bố mẹ khi con bị sốt

Bác sĩ: Ba mẹ sẽ làm gì khi phát hiện con bị sốt? - Ba/Mẹ: Tôi cho con đi khám ngay khi phát hiện sốt. Vậy, còn bạn thì sao?

Giải tỏa căng thẳng của bố mẹ khi con bị sốt
❓SỐT KHI NÀO CẦN LO? KHI NÀO CẦN KHÁM BÁC SĨ?
✓ Trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi khi thân nhiệt trên 38 độ nên được thăm khám.
✓ Trẻ lớn hơn 3 tháng tuổi sốt, đáp ứng hạ sốt, vui vẻ hơn khi hạ sốt nhưng sốt còn kéo dài > 48 tiếng.
✓ Trẻ sốt kèm theo 1 trong những dấu hiệu sau đây: co giật, xuất huyết, phát ban da, nôn ói, tiêu chảy, đau bụng, lừ đừ, tiểu ít, li bì, từ chối uống nước, trông rất mệt mỏi mặc dù đã được dùng hạ sốt, giảm đau, vã mồ hôi, tay chân lạnh, mạch yếu...
✓ Sốt có diễn tiến bệnh chưa phù hợp theo chẩn đoán BS tiên lượng, tái khám ngay.
✓ Bất kỳ khi nào cha mẹ lo lắng về tình trạng bệnh của bạn.
❓ BẠN PHÂN VÂN KHÔNG BIẾT CÓ NÊN CHO CON UỐNG HẠ SỐT KHÔNG? LIỆU CÓ HẠI GAN, HẠI THẬN CON KHÔNG? NẾU DÙNG THÌ DÙNG NHƯ THẾ NÀO?
Không khuyến cáo cho trẻ uống hạ sốt thường quy, khi trẻ có biểu hiện sốt tăng nhiệt độ cơ thể > 38 độ. Chỉ dùng hạ sốt khi trẻ có những phản ứng bất lợi do sốt gây ra và điều này đang làm trẻ khó chịu, mệt mỏi.
Thuốc hạ sốt hiện có 2 loại được chấp thuận sử dụng cho trẻ em: hoạt chất thuốc là Acetaminophen (paracetamol) và Ibuprofen.
✓ Paracetamol liều 10 - 15 mg/ kg cho 1 lần hạ sốt.
✓ Ibuprofen 5- 10mg / kg cân nặng cho 1 lần hạ sốt.
Hoạt tính 2 thuốc với tác dụng hạ sốt dường như không có sự khác biệt đáng kể. Tuy nhiên, tại Việt Nam, lưu hành cao sốt xuất huyết, nên Ibuprofen không được khuyến cáo như 1 thuốc hạ sốt thường quy, vì có thể làm nặng hơn tình trạng xuất huyết của sốt xuất huyết. Để kiểm soát tác dụng phụ của việc dùng thuốc hạ sốt, không khuyến cáo dùng hạ sốt kết hợp 2 loại Paracetamol và Ibuprofen nếu chưa có chỉ định của bác sĩ và khoảng cách giữa 2 lần uống hạ sốt không nên ít hơn 4 tiếng, nghĩa là 1 ngày không dùng quá 6 lần hạ sốt.
Đường dùng hạ sốt. Có 2 chế phẩm hạ sốt đường uống và nhét hậu môn ( chủ yếu nhét hạ sốt ở trẻ em Paracetamol), không có sự khác biệt đáng kể về hiệu quả tác dụng của 2 đường, chủ yếu là do sự tiện lợi mà sử dụng cho trẻ, đặc biệt những trẻ khó uống thuốc. Nhưng không dùng nhét hậu môn nếu trẻ đang có tiêu chảy nhé.
❓ BẠN NGHE MỌI NGƯỜI NÓI ''SỐT LÀ TỐT''. VẬY KHI NÀO SỐT TRỞ NÊN BẤT LỢI VỚI TRẺ?
Khi sốt, cơ thể bắt mọi cơ quan chức năng đều gia tăng hoạt động, làm tăng nhịp tim, nhịp thở của trẻ và cơ thể sản xuất ra những chất gây đau cơ, đau đầu, gây buồn ngủ và mệt mỏi cho trẻ.
Sốt cao co giật lành tính, là 1 hiện tượng co giật toàn thể do sốt gây ra. Nhiều bằng chứng cho thấy không liên quan giữa ngưỡng nhiệt độ và co giật. Không gây di chứng hay tổn thương não cho trẻ. Trẻ bị sốt cao co giật lành tính chưa được nghiên cứu làm rõ nhưng chưa thấy có liên quan đến phát triển thành động kinh sau này.
Bạn mệt mỏi với đống thông tin trên internet khi con sốt cần làm thế này và không được làm thế kia.....
✓ Uống hạ sốt khi cần.
✓ Uống nhiều nước.
✓ Không ép trẻ ăn nếu trẻ từ chối. Ăn theo nhu cầu và sở thích của trẻ. Những thức ăn lỏng ấm như soup, cháo, canh có vể sẽ làm trẻ khoẻ và dễ chịu hơn.
✓ Mặc đồ rộng rãi thoải mái, thoáng mát, khả năng thấm hút mồ hôi tốt.
✓ Tắm rửa và nằm điều hoà như bình thường. Nhưng khi trẻ đang sốt cao bạn nên tắt điều hoà hoặc tăng nhiệt độ phòng, để trẻ không lạnh run. Lau mát hoặc tắm mát không phải để hạ nhiệt cho trẻ, nếu điều này giúp trẻ dễ chịu thoải mái hơn khi sốt bạn có thể làm.
✓ Không tắm cồn, rượu, đắp giã lá trên da trẻ hay uống... những phương pháp này có thể gây hại cho trẻ các bạn nhe.
Chúc ba mẹ thành công ❤

Bài viết gần đây/mới

TIÊM VẮC XIN LÀ CÁCH TỐT NHẤT ĐỂ BẢO VỆ TRẺ KHỎI BỆNH SỞI
Hiện nay, đối phó với bệnh Sởi chỉ mới tập trung vào hậu quả do bệnh sởi gây ra chứ chưa thể tiêu diệt được virus gây bệnh. Mùa lễ hội đông đúc dịp cuối năm và kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 sắp tới, cùng với thời tiết cuối năm ở miền Nam là những điều kiện lý tưởng để bệnh sởi lây lan. Một người mắc sởi có thể đã nhiễm từ 3 - 4 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng, khiến việc lây bệnh cho gia đình và cộng đồng trở nên khó kiểm soát. Trong tình hình hiện nay, nếu không có các biện pháp kiểm soát tốt, nguy cơ bùng phát dịch sởi trong thời gian tới là rất lớn.

By ThS. BS. Sử Thị Như Ngọc

CHẢY MÁU CAM: NGUYÊN NHÂN, SƠ CỨU VÀ PHÒNG NGỪA
Chảy máu cam một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhất là trẻ mầm non có thể bị ít nhất một lần, thường không nguy hiểm nhưng thường làm các ba mẹ rất lo lắng. Hãy cùng BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng - Chuyên khoa Nhi - Hệ thống phòng khám CarePlus tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân cũng như xử lý khi bị chảy máu cam đúng cách nhé!

By BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng

HIỂU THÊM VỀ NỔI MÀY ĐAY VÀ PHÙ MẠCH
Nổi mày đay và phù mạch là những phản ứng của da thường gặp, gây ra sự khó chịu và đôi khi lo lắng cho người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về hai tình trạng này, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và các biện pháp phòng ngừa.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

BÉO PHÌ DÙ CÂN NẶNG BÌNH THƯỜNG - MỐI NGUY TIỀM ẨN MÀ BẠN KHÔNG NGỜ TỚI
Béo phì cân nặng bình thường (NWO) là tình trạng phức tạp với nhiều nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn. Tìm hiểu cách nhận biết và phòng ngừa béo phì cân nặng bình thường để bảo vệ sức khỏe toàn diện!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỪNG XEM NHẸ TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở TRẺ EM
Thiếu máu thiếu sắt được xem là vấn đề y tế xã hội, là mối quan tâm của y tế toàn cầu. Theo viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam, trong giai đoạn năm 2015 - 2016, trẻ em dưới 5 tuổi có tỉ lệ thiếu máu là 27,8%, thiếu máu do thiếu sắt chiếm tới 63,6%.

By BS. CK1. Lê Ngọc Tuyết Sương

Các sản phẩm liên quan

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}