ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Giải mã bí ẩn giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Đối với trẻ sơ sinh bên cạnh với việc bú mẹ thì giấc ngủ rất quan trọng. Hầu hết các trẻ sơ sinh đều ngủ rất nhiều trong ngày để đảm bảo sức khỏe và sự tăng trưởng. Tuy nhiên, nhiều ông bố bà mẹ lại vô cùng lo lắng khi thấy con ngủ không ngon, thường xuyên thức giấc vào ban đêm, hay giật mình và quấy khóc. Thực tế, giấc ngủ của trẻ sơ sinh khác với người lớn. Hãy cùng khám phá những bí ẩn về giấc ngủ của trẻ qua những chia sẻ từ Bác sĩ chuyên khoa 1 Trần Thị Hoàng Oanh dưới đây nhé.

Giải mã bí ẩn giấc ngủ của trẻ sơ sinh

1. Giấc ngủ của trẻ nhỏ khác gì với người lớn?

Giấc ngủ của chúng ta bao gồm nhiều chu kỳ ngủ nối tiếp nhau, mỗi chu kỳ ngủ lại gồm 2 phần: giấc ngủ nông và giấc ngủ sâu.

Ở trẻ nhỏ, thời gian ngủ nông nhiều hơn ngủ sâu và chu kỳ ngủ ngắn hơn người lớn, mỗi chu kỳ ngủ chỉ kéo dài 30-50 phút. Thông thường các bé sẽ ngủ nông, vặn mình, ọ ẹ đến 20 phút trước khi đi vào giấc ngủ sâu. Bé cũng dễ dàng thức dậy sau mỗi chu kỳ ngủ. Một số bé sẽ khóc to, đòi dỗ ngủ lại khi bị thức giấc  

Chính điều này làm cho ba mẹ lầm tưởng con ngủ không ngon. Thật ra giấc ngủ nông là hoàn toàn bình thường ở trẻ nhỏ, cũng chính kiểu ngủ này giúp não bé vẫn tiếp tục phát triển trong khi ngủ và dễ dàng thức dậy khi đói.

Càng lớn, giấc ngủ nông của trẻ sẽ càng ngắn lại. Từ 13 tuổi trở đi, giấc ngủ nông chỉ còn chiếm 20% thời gian ngủ.

2. Trẻ ngủ bao nhiêu là đủ?

  • Trẻ dưới 6 tháng:

Trẻ sơ sinh thường ngủ 16h/ ngày. Bé chưa biết chúng ta ngủ vào ban đêm nên sẽ ngủ và thức những giấc ngắn cả ngày và đêm.

Mỗi giấc ngủ của trẻ sơ sinh khoảng 40 phút. Trong đêm bé thường thức dậy 2-3 lần để bú. Một số ít trẻ sanh non hay nhẹ cân có thể cần đánh thức dậy sau 1 khoảng thời gian để cho bú để bé bú đủ

Từ 3-6 tháng: bé ngủ 2-3 giấc trong ngày, mỗi giấc khoảng 2h. Bé có thể còn thức trong đêm nhiều lần, một số bé đã ngủ được giấc dài 4-5h ban đêm

  • Trẻ từ 6-12 tháng:

Hầu hết các bé bắt đầu ngủ giấc dài từ 6h trở lên trong đêm và ít thức giấc hơn. Tuy nhiên bé thường cần ít nhất 30 phút để đi vào giấc ngủ. Khoảng 60% các bé chỉ dậy 1 lần trong đêm và cần ba mẹ dỗ để ngủ lại. 10% các bé còn dậy khóc 3-4 lần trong đêm. Bé còn vài giấc ngủ ngắn 1-2h trong ngày

Thức dậy ban đêm có liên quan phần nào đến nỗi sợ bị chia cắt với ba mẹ. Đây là biểu hiện tâm lý bình thường của bé. Bé cần phải học cách vượt qua nỗi lo sợ này để trở nên độc lập hơn trong đêm

  • Trẻ từ 12 tháng:  

Từ tuổi này bé đã ngủ tốt hơn. Một số bé bắt đầu ham chơi với gia đình và không chịu đi ngủ, đỉnh điểm khoảng 18 tháng tuổi. Vẫn còn 5% các bé 2 tuổi thức dậy từ 3 lần trở lên trong đêm.

  • Trẻ t 3 tuổi:  

Bé từ 3-5 tuổi cần ngủ 11-13h trong đêm. Vài bé vẫn cần ngủ giấc ngắn 1h trong ngày. Từ 5 tuổi trở đi bé không cần ngủ ban ngày nữa.

  • Bé từ 6-9 tuổi cần ngủ 10-11h trong đêm.

Ba mẹ cần nhận biết dấu hiệu trẻ mệt mỏi, buồn ngủ để ngừng chơi hay kích thích bé và chuẩn bị cho bé đi ngủ vì nếu ba mẹ chờ đến khi trẻ quá mệt thì sẽ khó dỗ bé ngủ hơn

3. Dấu hiệu buồn ngủ ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh thường bắt đầu mệt sau khi thức 1h-1h30. bé thường có các dấu hiệu sau:

  • Giật tai
  • Nắm chặt tay
  • Ngáp
  • Không tập trung, nhìn đờ đẫn, xa xăm
  • Giật nhẹ tay chân, ưỡn người
  • Vẻ mặt cau có, lo lắng
  • Mút tay

Dấu hiệu buồn ngủ ở trẻ lớn hơn: 

- 3-12 tháng, trẻ thường buồn ngủ sau 1h30- 3h thức

- 12-18 tháng, trẻ thường buồn ngủ nếu bỏ qua giấc ngủ ngắn buổi sáng hay buổi chiều

Dấu hiệu trẻ buồn ngủ:

  • Quấy
  • Đeo bám
  • Khóc lóc, gây chú ý
  • Chán đồ chơi, nhặng xị khi ăn

Trẻ buồn ngủ hay đói bụng?

Bé có thể khóc hay quấy do mệt mỏi nhưng đôi khi khó phân biệt do trẻ buồn ngủ hay đói bụng. Nếu bé đã được cho ăn trong vòng 2h trước đó, nghĩ nhiều do bé buồn ngủ. Khi bạn không chắc thì có thể cho bé chút sữa hay đồ ăn. Nếu bé chỉ uống 1 chút rồi tiếp tục quấy tức là bé cần ngủ.

4. Cần làm gì khi bé buồn ngủ?

Giảm kích thích

  • Đưa bé vào phòng ngủ hay nơi thường ngủ
  • Cất đồ chơi
  • Giữ yên lặng, nhẹ nhàng
  • Bỏ rèm cửa xuống, tắt bớt đèn
  • Có thể mở nhạc êm dịu

Giữ yên tĩnh

  • Có một khoảng thời gian yên tĩnh trước khi lên giường ngủ thường giúp bé dễ dàng đưa mình vào giấc ngủ hơn
  • Bạn có thể dủng khoảng thời gian này để vuốt ve, ôm ấp, đung đưa nhẹ, đọc truyện hay hát ru
  • Đôi khi bé chỉ cần vài phút yên tĩnh để thư giãn và sẵn sàng đi ngủ nhưng nếu nhà bạn thường ồn ào, náo nhiệt, bé có thể cần nhiều thời gian hơn để sẵn sàng đi ngủ

Nếu trẻ thường xuyên gặp vấn đề về giấc ngủ hoặc ba mẹ cần tư vấn để tập cho con thói quen đi ngủ tốt để cả gia đình có được giấc ngủ lành mạnh và đảm bảo sức khỏe, hãy đăng ký với CarePlus để được bác sĩ thăm khám và tư vấn qua free hotline 18006116 hoặc inbox Fanpage/Zalo CarePlus Clinic Vietnam hoặc đăng ký trực tuyến tại website. Tải ứng dụng CarePlus app để đặt lịch nhanh hơn và theo dõi lịch tiện lợi hơn!

HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ CAREPLUS - Thành viên của Singapore Medical Group

  • Chi nhánh 1: 66 - 68 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP. HCM
  • Chi nhánh 2: Lầu 2, Crescent Plaza, 105 Tôn Dật Tiên, P. Tân Phú, Quận 7, TP. HCM
  • Chi nhánh 3: 107 Tân Hải, P. 13, Q. Tân Bình, TP. HCM

Bài viết gần đây/mới

4 NGUYÊN TẮC VÀNG - CHĂM SÓC TRẺ BỊ SỞI AN TOÀN, MAU KHỎE
Mỗi mùa dịch sởi bùng phát, ba mẹ lại thêm lo lắng cho sức khỏe của con. Đáng ngại hơn, sởi không chỉ gây sốt, phát ban mà còn dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, suy dinh dưỡng, thậm chí làm suy giảm miễn dịch, khiến trẻ dễ mắc bệnh khác sau khi khỏi sởi.

By Ths. BS. Lê Thị Kim Dung

LÝ GIẢI LÝ DO PHỤ NỮ DỄ MẮC BỆNH LÝ TUYẾN GIÁP
Tuyến giáp – bộ phận “nhỏ bé” nhưng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì hoạt động chuyên hóa và sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, các bệnh lý tuyến giáp lại có xu hướng “ưa chuộng” phụ nữ hơn nam giới. Tại sao lại như vậy? Bài viết này sẽ giúp bạn lý giải rõ ràng và nhắc nhở rằng, mặc dù tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh cao hơn, nhưng nam giới vẫn không nên chủ quan.

CHĂM SÓC SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG TOÀN DIỆN – ĐẦU TƯ NHỎ, LỢI ÍCH LỚN!
Chăm sóc sức khỏe răng miệng là bước đầu cho việc gìn giữ sức khỏe tổng thể và đảm bảo chất lượng cuộc sống. Tham khảo ngay các dịch vụ chăm sóc - điều trị và thẩm mỹ nha khoa tại CarePlus.

”YÊU” KHÔNG AN TOÀN - KHI NÀO NÊN ĐI KHÁM?
Quan hệ tình dục không an toàn nghĩa là quan hệ bằng đường sinh dục, hậu môn hoặc đường miệng mà không sử dụng các biện pháp bảo vệ. Việc xét nghiệm bệnh lây truyền qua đường tình dục đúng thời điểm rất quan trọng. Vì sẽ tránh nhận kết quả âm tính giả, tránh nguy cơ làm bỏ sót bệnh dẫn đến xuất hiện biến chứng do không điều trị kịp thời và làm lây lan bệnh.

By ThS. BS CKI. Nguyễn Thị Thuỳ Liên

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}