ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Siêu âm tim: Vai trò, phân loại và lưu ý

Siêu âm tim là xét nghiệm cần thiết khi kiểm tra sức khỏe tổng quát, tầm soát các bệnh tim mạch hoặc tầm soát các biến chứng tim mạch của các bệnh lý khác như đái tháo đường, bệnh thận mạn,… Vậy xét nghiệm này có vai trò gì? Hãy cùng khám phá những điều cần biết về siêu âm tim trong bài viết dưới đây.

Siêu âm tim: Vai trò, phân loại và lưu ý

25/01/2021 3:14:55 CH

1. Siêu âm tim là gì?

Siêu âm tim là một phương pháp chẩn đoán sử dụng sóng âm tần số cao (siêu âm) để tạo hình ảnh về tim của người được xét nghiệm. Lúc này, các sóng âm thanh tạo ra những hình ảnh chuyển động của trái tim bạn để bác sĩ có thể nhìn rõ kích thước và hình dạng, từ đó phát hiện ra các bất thường (nếu có) của trái tim.

Tùy thuộc vào thông tin bác sĩ cần, bạn có thể được chỉ định thực hiện một trong các loại siêu âm tim

2. Vai trò của siêu âm tim

Trong một số trường hợp như khám sức khỏe tổng quát, tầm soát biến chứng tiểu đường, tầm soát bệnh tim mạch… siêu âm tim đóng vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết bởi xét nghiệm này cho biết:

  • Kích thước và hình dạng của trái tim cũng như kích thước, độ dày và chuyển động thành tim.
  • Trái tim của bạn co bóp và vận động như thế nào.
  • Sức co bóp tống máu của tim
  • Tim của bạn có hoạt động bình thường không.
  • Van tim của bạn có bị hở hay không.
  • Van tim của bạn có bị hẹp không.
  • Có khối u hoặc sự phát triển nhiễm trùng xung quanh van tim của bạn.

Xét nghiệm cũng sẽ giúp bác sĩ của bạn tìm ra các vấn đề với tim của bạn (nếu có) như:

  • Các vấn đề với màng ngoài tim.
  • Các vấn đề với các mạch máu lớn đi vào và rời khỏi tim.
  • Huyết khối (cục máu đông) trong buồng tim của bạn.
  • Các lỗ bất thường thông giữa các buồng tim (thông liên thất, thông liên nhĩ,…)

3. Các loại kỹ thuật siêu âm tim

Có rất nhiều kỹ thuật siêu âm tim khác nhau phù hợp với đa dạng các mục đích khảo sát, cụ thể:

Siêu âm tim qua thành ngực

Siêu âm tim qua thành ngực là một kỹ thuật siêu âm tim vô cùng phổ biến và hoàn toàn không gây đau đớn, khó chịu. Để thực hiện xét nghiệm này, bác sĩ hoặc kỹ thuật viên sẽ thoa gel đặc biệt lên thành ngực của bạn với mục đích là giúp sóng âm truyền đi tốt hơn. Tiếp đến, đầu dò siêu âm sẽ được đặt ở trên thành ngực gần tim nhằm ghi lại tín hiệu siêu âm từ tim bạn. Máy tính chuyển đổi sóng âm thành hình ảnh chuyển động trên màn hình.

Siêu âm tim qua thành ngực diễn ra rất nhanh chóng mà không gây ra bất kỳ khó chịu nào

Siêu âm tim qua thực quản

Trong một số trường hợp, hình ảnh siêu âm qua thành ngực không rõ ràng hoặc không đủ để kết luận, các bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện siêu âm thực quản. Quy trình siêu âm tim qua thực quản khá tương đồng với kỹ thuật nội soi dạ dày. Theo đó, phương pháp này sử dụng đầu dò mỏng hơn gắn vào đầu của ống nội soi. Sau đó, ống này sẽ được đưa vào thực quản và cung cấp hình ảnh chi tiết hơn về tim so với siêu âm tim qua thành ngực do đầu dò nằm trong thực quản có khoảng cách rất gần với trái tim.

Siêu âm tim 3 chiều

Siêu âm tim 3 chiều (SAT 3D) đã được ứng dụng từ sau năm 2000. Cho đến nay, xét nghiệm này vẫn rất được ưa chuộng bởi hàng loạt các lợi ích như chẩn đoán các vấn đề về tim ở trẻ sơ sinh và trẻ em, tái dựng các hình ảnh cấu trúc phức tạp trong tim, đánh giá chức năng van tim ở những người có bệnh lý van tim hoặc bất thường về cấu trúc tim.

Siêu âm tim gắng sức

Với xét nghiệm này, bạn sẽ đi bộ trên thảm lăn hoặc máy đạp xe tại chỗ có gắn thêm thiết bị đo nhịp tim, huyết áp và nhịp thở. Trong một số trường hợp, bác sĩ cũng có thể chỉ định bạn truyền thuốc có tác dụng làm tăng vận động tương đương với việc tập thể dục. Kết quả xét nghiệm giúp bác sĩ lên phác đồ điều trị phù hợp nếu người thực hiện gặp phải các vấn đề về tim.

Siêu âm tim thai

Siêu âm tim thai rất cần thiết trong thai kỳ bởi xét nghiệm này có thể tầm soát một số dị tật tim của thai nhi. Siêu âm tim thai được thực hiện phổ biến nhất là dung đầu dò tương tự siêu âm bụng và được tiến hành khi mẹ khám thai định kỳ vào tuần thứ 18 đến tuần thứ 22 của thai kỳ. Tuy nhiên có thể thực hiện siêu âm tim thai sớm (thời điểm 11 – 16 tuần) để phát hiện sớm hơn nữa các dị tật tim thai trong các trường hợp như thai phụ có tiền căn sinh con dị tật tim bẩm sinh trong lần mang thai trước, phát hiện dị tật lớn của cơ quan ngoài tim, độ mờ da gáy dày. Các trường hợp siêu âm tim thai sớm này cần sử dụng đầu dò âm đạo vì khả năng cho hình ảnh tốt hơn đầu dò bụng.

4. Siêu âm tim có tác dụng phụ không?

Siêu âm tim từ bên ngoài như siêu âm tim qua thành ngực, siêu âm tim 3 chiều và siêu âm tim thai không có tác dụng phụ và hầu như không gây khó chịu. Tuy nhiên, những người siêu âm tim qua thực quản có thể xuất hiện một vài cảm giác khó chịu.

Việc đưa ống dò qua thực quản có thể kích thích phản xạ nuốt trong quá trình thực hiện nên sẽ khiến người được siêu âm có cảm giác đau họng. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc gây mê toàn thân, thuốc an thần và thuốc cản âm trong quá trình thực hiện có thể gây một số phản ứng dị ứng bao gồm đau đầu, buồn nôn, lo lắng…

Bạn nên chủ động trao đổi với bác sĩ về những lo lắng hoặc vấn đề sức khỏe (nếu có) trước khi siêu âm tim

5. Lưu ý trước khi siêu âm tim

Để quá trình siêu âm tim diễn ra thuận lợi, bạn cần lưu ý một số điều sau:

- Chỉ thực hiện siêu âm tim tại các cơ sở y tế uy tín.

- Trong trường hợp siêu âm tim từ bên ngoài cơ thể thì không cần phải chuẩn bị đặc biệt.

- Nếu được bác sĩ chỉ định siêu âm tim qua thực quản, bạn cần phải nhịn ăn ít nhất 8 giờ.

- Ưu tiên mặc đồ rộng, thoải mái.

Siêu âm tim là loại xét nghiệm quan trọng và mang lại nhiều lợi ích cho việc phòng và điều trị các bệnh có liên quan đến tim mạch. Ngay hôm nay, để đặt lịch hẹn hoặc tìm hiểu thêm về các kỹ thuật siêu âm tim tại CarePlus, vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua:

Bài viết liên quan

Bệnh tim mạch là gì? Dấu hiệu sớm nhất và cách điều trị
Tim mạch là bệnh lý xuất hiện âm thầm nhưng để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng. Trong những năm trở lại đây, tỷ lệ tử vong do các bệnh tim mạch ngày một tăng ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, trung bình cứ 4 người lớn ở Việt Nam, có ít nhất 1 – 2 người đã mang nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Vậy bệnh tim mạch là gì? Dấu hiệu sớm nhất và cách phòng ngừa như thế nào?

Danh sách 6 điều cần biết về bệnh thiếu máu cơ tim
Thiếu máu cơ tim là bệnh lý thường gặp ở người lớn tuổi nhưng đang có dấu hiệu trẻ hóa. Bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm và có thể tử vong nếu không chữa trị kịp thời.

Nhịp tim nhanh có nguy hiểm không và cách điều trị hiệu quả
Nhịp tim nhanh là tình trạng tim loạn nhịp bất thường, đập thình thịch hoặc rung gây hồi hộp, đánh trống ngực trong vòng vài giây hoặc vài phút. Tim đập nhanh có thể vô hại nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý tiềm ẩn, nguy hiểm nếu không điều trị sớm. Vậy nhịp tim bao nhiêu là nhanh? Cách điều trị và kiểm soát nhịp tim hiệu quả?

Bệnh nhồi máu cơ tim là gì? 9 điều cần biết về nhồi máu cơ tim
Theo tổ chức Y tế Thế giới WHO, các bệnh tim mạch (CVD) cướp đi sinh mạng của 17,9 triệu người mỗi năm (chiếm 31% tổng số ca tử vong toàn cầu). Trong đó, nhồi máu cơ tim là một trong những bệnh lý về tim chiếm tỷ lệ gây tử vong nhiều nhất. Tìm hiểu về bệnh nhồi máu cơ tim sẽ giúp bạn hiểu rõ về bệnh lý này, từ có cách phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này tốt hơn.

Bệnh suy tim: nhận biết dấu hiệu sớm, phòng tránh rủi ro cao
Bệnh suy tim gây ra nhiều biến chứng cấp tính nguy hiểm, khó chữa khỏi nhưng người bệnh vẫn có cơ hội làm chậm sự tiến triển của bệnh nếu điều trị sớm.

Bệnh hở van tim: triệu chứng sớm nhất và cách điều trị
Bệnh hở van tim rất thường gặp, có nhiều ảnh hưởng đến hoạt động tim cũng như sức khỏe. Vì vậy, cho dù hở van tim nhẹ cũng cần tầm soát và điều trị sớm.

Vì sao mẹ nên siêu âm tim bẩm sinh trong thai kỳ?
Siêu âm tim bẩm sinh giúp phát hiện các dị tật tim thai nhi (nếu có). Do đó, tất cả các sản phụ nên thực hiện xét nghiệm này theo chỉ định của bác sỹ.

Đo điện tim là gì? Những đối tượng nào nên thực hiện đo điện tim?
Đo điện tim là phương pháp có vai trò kiểm tra nhịp tim, phát hiện những thứ bất thường của tim, chẩn đoán đau tim…

Bài viết gần đây/mới

CHẢY MÁU CAM: NGUYÊN NHÂN, SƠ CỨU VÀ PHÒNG NGỪA
Chảy máu cam một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhất là trẻ mầm non có thể bị ít nhất một lần, thường không nguy hiểm nhưng thường làm các ba mẹ rất lo lắng. Hãy cùng BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng - Chuyên khoa Nhi - Hệ thống phòng khám CarePlus tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân cũng như xử lý khi bị chảy máu cam đúng cách nhé!

By BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng

HIỂU THÊM VỀ NỔI MÀY ĐAY VÀ PHÙ MẠCH
Nổi mày đay và phù mạch là những phản ứng của da thường gặp, gây ra sự khó chịu và đôi khi lo lắng cho người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về hai tình trạng này, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và các biện pháp phòng ngừa.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

BÉO PHÌ DÙ CÂN NẶNG BÌNH THƯỜNG - MỐI NGUY TIỀM ẨN MÀ BẠN KHÔNG NGỜ TỚI
Béo phì cân nặng bình thường (NWO) là tình trạng phức tạp với nhiều nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn. Tìm hiểu cách nhận biết và phòng ngừa béo phì cân nặng bình thường để bảo vệ sức khỏe toàn diện!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỪNG XEM NHẸ TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở TRẺ EM
Thiếu máu thiếu sắt được xem là vấn đề y tế xã hội, là mối quan tâm của y tế toàn cầu. Theo viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam, trong giai đoạn năm 2015 - 2016, trẻ em dưới 5 tuổi có tỉ lệ thiếu máu là 27,8%, thiếu máu do thiếu sắt chiếm tới 63,6%.

By BS. CK1. Lê Ngọc Tuyết Sương

SUY MÒN CƠ Ở NGƯỜI CAO TUỔI - DIỄN TIẾN ÂM THẦM NHƯNG ẢNH HƯỞNG NGHIÊM TRỌNG
Suy mòn cơ (thiểu cơ/ Sarcopenia) ở người cao tuổi là vấn đề có diễn tiến âm thầm nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên về chế độ dinh dưỡng và vận động giúp phòng ngừa suy mòn cơ từ chuyên gia CarePlus.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

Các sản phẩm liên quan

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}