ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Không bỏ quên "sốt xuất huyết" giữa dịch Covid-19

Song song với chống dịch COVID-19, ba mẹ cũng cần phải chú ý phòng tránh các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác cho trẻ, nhất là bệnh sốt xuất huyết vì các triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với Covid-19.

Không bỏ quên "sốt xuất huyết" giữa dịch Covid-19

29/03/2022 10:57:08 SA

1. Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết

Triệu chứng thông thường của bệnh sốt xuất huyết là sốt cao, đau đầu, đau hốc mắt, nhức cơ khớp, nôn ói, phát ban…kéo dài từ 2-7 ngày.

Tuy nhiên, bệnh cũng có thể xuất hiện những biểu hiện nặng nguy hiểm đến tính mạng như đau bụng dữ dội, ói liên tục, thở mệt, chảy máu nướu, ói máu, tiêu máu, chảy máu cam, bầm da, co giật, lòng bàn tay, chân ẩm lạnh, ra máu kinh giữa các chu kì kinh nguyệt,…Những biểu hiện này thường xuất hiện vào ngày 4-6 của bệnh và cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay khi xuất hiện các triệu chứng này vì nếu không được điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ tử vong.

Ngoài ra, trong bối cảnh dịch COVID-19, không loại trừ khả năng cùng lúc trẻ có thể mắc cả 2 loại virus. Vì vậy, trong trường hợp trẻ có biểu hiện sốt cao, mọi người cần thực hiện test nhanh Covid trước. Nếu kết quả âm tính thì đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị.

2. Điều trị sốt xuất huyết

Trừ số ít trường hợp cần nhập viện, còn lại đa số có thể theo dõi tại nhà và tái khám, thử máu định kì. Trường hợp điều trị tại nhà, ba mẹ cần tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ để biêt khi nào cần đưa trẻ đi khám lại liền.

Hiện tại vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu dành cho bệnh sốt xuất huyết, phương pháp chủ yếu sử dụng là điều trị triệu chứng.

Lưu ý khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sốt xuất huyết

- KHÔNG được sử dụng aspirin, ibuprofen để điều trị sốt xuất huyết do thuốc làm trầm trọng thêm tình trạng chảy máu, tăng nguy cơ xuất huyết dạ dày, đe dọa đến tính mạng. Do đó khi sốt từ 2-3 ngày trở đi bạn cần đi khám để có chẩn đoán và can thiệp phù hợp, phòng tránh nguy cơ trên.

Lựa chọn tốt nhất để điều trị các triệu chứng sốt, đau ở trẻ là paracetamol đơn chất, liều dùng từ 10-15 mg/kg/lần, cách nhau mỗi 4-6 giờ, tổng liều không vượt quá 60 mg/kg/24h.

Nên cho bé uống nhiều nước và mặc đồ thoáng mát để thuốc hạ sốt được phát huy tối đa.

- KHÔNG tự ý mua thuốc kháng sinh vì sốt xuất huyết là bệnh do vi rút Dengue gây ra nên dùng kháng sinh không có ý nghĩa và không hiệu quả

3. Phòng bệnh sốt xuất huyết

CÁCH TỐT NHẤT ĐỂ PHÒNG BỆNH LÀ KHÔNG ĐỂ BỊ MUỖI CHÍCH (đặc biệt là vào ban ngày):

  • Mặc quần áo mỏng, thoáng mát, màu sắc trung tính
  • Thoa kem chống muỗi 
  • Hạn chế nơi sinh sản của muỗi bằng cách vệ sinh các vật dụng chứa nước hàng tuần
  • Sử dụng quạt, điều hòa và mắc màn chống muỗi khi ngủ

Bài viết gần đây/mới

CHẢY MÁU CAM: NGUYÊN NHÂN, SƠ CỨU VÀ PHÒNG NGỪA
Chảy máu cam một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhất là trẻ mầm non có thể bị ít nhất một lần, thường không nguy hiểm nhưng thường làm các ba mẹ rất lo lắng. Hãy cùng BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng - Chuyên khoa Nhi - Hệ thống phòng khám CarePlus tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân cũng như xử lý khi bị chảy máu cam đúng cách nhé!

By BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng

HIỂU THÊM VỀ NỔI MÀY ĐAY VÀ PHÙ MẠCH
Nổi mày đay và phù mạch là những phản ứng của da thường gặp, gây ra sự khó chịu và đôi khi lo lắng cho người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về hai tình trạng này, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và các biện pháp phòng ngừa.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

BÉO PHÌ DÙ CÂN NẶNG BÌNH THƯỜNG - MỐI NGUY TIỀM ẨN MÀ BẠN KHÔNG NGỜ TỚI
Béo phì cân nặng bình thường (NWO) là tình trạng phức tạp với nhiều nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn. Tìm hiểu cách nhận biết và phòng ngừa béo phì cân nặng bình thường để bảo vệ sức khỏe toàn diện!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỪNG XEM NHẸ TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở TRẺ EM
Thiếu máu thiếu sắt được xem là vấn đề y tế xã hội, là mối quan tâm của y tế toàn cầu. Theo viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam, trong giai đoạn năm 2015 - 2016, trẻ em dưới 5 tuổi có tỉ lệ thiếu máu là 27,8%, thiếu máu do thiếu sắt chiếm tới 63,6%.

By BS. CK1. Lê Ngọc Tuyết Sương

SUY MÒN CƠ Ở NGƯỜI CAO TUỔI - DIỄN TIẾN ÂM THẦM NHƯNG ẢNH HƯỞNG NGHIÊM TRỌNG
Suy mòn cơ (thiểu cơ/ Sarcopenia) ở người cao tuổi là vấn đề có diễn tiến âm thầm nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên về chế độ dinh dưỡng và vận động giúp phòng ngừa suy mòn cơ từ chuyên gia CarePlus.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}