ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Tiêm 2 mũi, nhiễm Covid-19, có cần tiêm mũi 3?

Cơ quan y tế của các nước đang khuyến khích tất cả người lớn nên tiêm mũi 3 ngay khi đủ điều kiện.

Tiêm 2 mũi, nhiễm Covid-19, có cần tiêm mũi 3?

05/01/2022 2:05:32 CH

Các nghiên cứu cho thấy khả năng miễn dịch từ vắc xin đáng tin cậy hơn và có thể tồn tại lâu hơn so với khả năng miễn dịch có được sau khi chữa khỏi Covid-19, theo Newsnation.

Miễn dịch Covid-19 rất phức tạp, đặc biệt là đối với những người có cả miễn dịch do nhiễm Covid-19 và miễn dịch do vắc xin. Vẫn chưa có câu trả lời để hiểu rõ về cách thức hai loại miễn dịch này hoạt động cùng nhau và liệu khả năng bảo vệ có được gia tăng lên hay không.

Tiến sĩ H. Dirk Sostman, Giám đốc học thuật của Bệnh viện Houston Methodist (Mỹ), cho biết: Nhiễm Covid-19 có thể tạo ra kháng thể bảo vệ người bệnh khỏi bị tái nhiễm, vì vậy khả năng miễn dịch tự nhiên có thể hoạt động như một mũi tiêm thứ 3 trong một thời gian nhất định. Nhưng, không biết điều này có thể kéo dài bao lâu, vì vậy cuối cùng người bệnh vẫn sẽ cần mũi tiêm thứ 3.

Ngoài ra, có một số dữ liệu mới cho thấy nhiễm Covid-19 sau khi tiêm chủng (nhiễm Covid-19 đột phá) có thể cung cấp khả năng miễn dịch cực kỳ mạnh, với kháng thể ở người nhiễm đột phá có thể hiệu quả hơn 1.000% so với người đã tiêm đầy đủ nhưng không bị nhiễm bệnh.

Bên cạnh đó, một nghiên cứu mới đây, đang chờ duyệt, cũng nhận thấy, người nhiễm Covid-19 trước khi tiêm 1 mũi vắc xin tạo ra mức độ kháng thể cao hơn và khả năng miễn dịch tương đương với người đã tiêm 2 mũi nhưng chưa nhiễm bệnh, đồng thời, khả năng miễn dịch ở người nhiễm Covid-19 trước khi tiêm 1 mũi - kéo dài trong ít nhất 1 năm.

Nhưng thực sự vẫn chưa có đủ dữ liệu chắc chắn để biết liệu điều này có thể thay thế cho mũi thứ 3 hay không.

Chính vì vậy, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC Mỹ) vẫn khuyến nghị những người đủ điều kiện nên tiêm mũi 3, ngay cả khi họ nhiễm bệnh sau khi đã tiêm 2 mũi. Tuy nhiên, những người đã nhiễm Covid-19 nên đợi cho đến khi khỏe lại và tiêm mũi 3 (theo Tiến sĩ David Dowdy - Giáo sư về dịch tễ học tại Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg - Mỹ). 

Bên cạnh đó, các đối tượng sau cần đợi một thời gian và tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi tiêm mũi 3 (theo CDC Mỹ)

  • Người đã điều trị bằng kháng thể đơn dòng hoặc huyết tương dưỡng bệnh trong quá trình điều trị Covid-19, nên đợi 90 ngày trước khi tiêm mũi 3.
  • Người mắc hội chứng viêm đa hệ (MIS-C) cũng nên đợi 90 ngày và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm mũi 3.

Nguồn:  Newsnation, Houstonmethodist, Báo Thanh niên 

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn tiêm ngừa hoặc các triệu chứng bất thường sau khi nhiễm Covid-19, vui lòng liên hệ đặt hẹn với các bác sĩ của CarePlus tại website www.careplusvn.com hoặc gọi free hotline 18006116. 

HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ CAREPLUS 
Thành viên của Singapore Medical Group

  • Chi nhánh 1: Tòa nhà Savico, 66-68 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP. HCM
  • Chi nhánh 2: Lầu 2, Crescent Plaza, 105 Tôn Dật Tiên, P. Tân Phú, Quận 7, TP. HCM
  • Chi nhánh 3: 107 Tân Hải, P. 13, Q. Tân Bình, TP. HCM 

 

 

Bài viết gần đây/mới

BẠN HỎI – BÁC SĨ TRẢ LỜI: DÂN VĂN PHÒNG VÀ NGUY CƠ THỪA CÂN BÉO PHÌ – HIỂU ĐÚNG ĐỂ KIỂM SOÁT KỊP THỜI
Khó kiểm soát cân nặng khi làm văn phòng, ít vận động, hay ăn vặt? Đừng bỏ qua chia sẻ từ ThS.BS. Nguyễn Phương Anh – Chuyên khoa Dinh dưỡng của Hệ thống Phòng khám CarePlus. Bài viết giúp bạn hiểu rõ nguy cơ và các hiểu lầm thường gặp về thừa cân béo phì, cùng lời khuyên thiết thực để bảo vệ sức khỏe ngay hôm nay!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

SỨC KHỎE TIM MẠCH NƠI LÀM VIỆC: HUYẾT ÁP CAO VÀ MỠ MÁU KHÔNG CHỈ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGƯỜI LỚN TUỔI
Một môi trường làm việc khỏe mạnh là nơi nuôi dưỡng những nhân sự bền bỉ và tràn đầy năng lượng. Việc quan tâm đúng mức đến sức khỏe tim mạch – không chỉ giúp giảm thiểu rủi ro y tế mà còn nâng cao năng suất, duy trì sự ổn định của lực lượng lao động. Cùng Bác sĩ CarePlus tìm hiểu thêm về sức khỏe tim mạch nơi làm việc qua bài viết dưới đây.

By Ths. Bs. Trần Tố Linh

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}