ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Những căn bệnh phụ nữ thường dễ mắc hơn nam giới

Phụ nữ có nguy cơ mắc một số bệnh lý cao hơn nam giới. Nhiều vấn đề sức khỏe phổ biến ở cả nam và nữ. Tuy nhiên, một số tình trạng có thể phổ biến hơn ở phụ nữ hoặc tác động đến phụ nữ khác với nam giới, như các bệnh thường gặp.

Những căn bệnh phụ nữ thường dễ mắc hơn nam giới

12/10/2022 12:04:47 CH

Ung thư vú

Phụ nữ có nguy cơ cao mắc các bệnh ung thư phụ khoa (cổ tử cung, tử cung, buồng trứng, âm đạo, âm hộ) và các dạng ung thư khác (ung thư vú, tuyến tụy, đại trực tràng, phổi) với nguy cơ cao nhất là ung thư vú.

Phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn gấp 10 lần nam giới. Nghiên cứu đã chứng minh, lý do phụ nữ dễ bị ung thư vú là họ có tế bào vú nhiều hơn, và mức độ tăng trưởng của tế bào vú nhanh hơn so với nam giới. Kết quả là, các tế bào ung thư ở phụ nữ có xu hướng nhân lên với tốc độ cao hơn so với nam giới.

Loãng xương

Bạn có thể nhầm lẫn khi nghĩ rằng chỉ phụ nữ mới mắc bệnh loãng xương. Điều này không hoàn toàn chính xác, nhưng phụ nữ thường có xu hướng chịu nhiều đau đớn và ảnh hưởng bởi căn bệnh này hơn so với nam giới. Trong khi 1/4 số nam giới có nguy cơ mắc bệnh này thì tỷ lệ ở phụ nữ là 1/2.

Bệnh tim mạch

Vì cuộc sống ngày càng căng thẳng đóng một vai trò trong việc kích hoạt các triệu chứng đau tim ở phụ nữ. Mặt khác, dấu hiệu báo động cho tình trạng thiếu máu cơ tim ở các chị em rất mơ hồ. Ít khi là hình ảnh điển hình của cơn đau thắt ngực. Trái lại, thường là triệu chứng dễ đánh lừa ngay cả thầy thuốc như chóng mặt, mệt mỏi, nhức đầu, rối loạn giấc ngủ, khó thở, khó tiêu, đau lưng, vai hoặc cổ họng, đau hàm hoặc đau lan đến hàm, đau từ trung tâm ngực lan đến cánh tay… Vì thế, các chị em ít khi đến chuyên khoa Tim mạch mà đi “lòng vòng” khiến bệnh nhẹ dễ trở nặng.

Nhất là với phụ nữ trên 50 tuổi không chỉ đối mặt với tuổi tác mà các chị em còn có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn. Bởi khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh, mức độ estrogen - hormone giúp bảo vệ sức khỏe của trái tim giảm xuống. Bệnh tim mạch vì thế không mời cũng đến.

Đột quỵ

Tại Mỹ, mỗi năm phụ nữ bị đột quỵ nhiều hơn 55.000 trường hợp so với nam giới. Phụ nữ cũng tử vong vì căn bệnh này nhiều hơn nam giới, theo Hiệp hội tim mạch và Hiệp hội đột quỵ Mỹ.

Uống thuốc tránh thai, điều trị bằng liệu pháp hoóc môn, mang thai và trong giai đoạn vừa mới sinh con đều khiến phụ nữ tăng nguy cơ đột quỵ, giáo sư thần kinh học Diana Greene-Chandos tại Đại học bang Ohio (Mỹ), giải thích.

Các biến chứng do mang thai như tiền sản giật cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ về lâu dài. Ngoài ra, những căn bệnh khác như bệnh tự miễn, đau nửa đầu, trầm cảm đều làm tăng rủi ro đột quỵ ở phụ nữ. Có thể giảm nguy cơ bệnh bằng cách ăn uống lành mạnh, tập luyện thể thao thường xuyên, không hút thuốc và kiểm tra huyết áp.

 

Bài viết gần đây/mới

BẠN HỎI – BÁC SĨ TRẢ LỜI: DÂN VĂN PHÒNG VÀ NGUY CƠ THỪA CÂN BÉO PHÌ – HIỂU ĐÚNG ĐỂ KIỂM SOÁT KỊP THỜI
Khó kiểm soát cân nặng khi làm văn phòng, ít vận động, hay ăn vặt? Đừng bỏ qua chia sẻ từ ThS.BS. Nguyễn Phương Anh – Chuyên khoa Dinh dưỡng của Hệ thống Phòng khám CarePlus. Bài viết giúp bạn hiểu rõ nguy cơ và các hiểu lầm thường gặp về thừa cân béo phì, cùng lời khuyên thiết thực để bảo vệ sức khỏe ngay hôm nay!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

SỨC KHỎE TIM MẠCH NƠI LÀM VIỆC: HUYẾT ÁP CAO VÀ MỠ MÁU KHÔNG CHỈ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGƯỜI LỚN TUỔI
Một môi trường làm việc khỏe mạnh là nơi nuôi dưỡng những nhân sự bền bỉ và tràn đầy năng lượng. Việc quan tâm đúng mức đến sức khỏe tim mạch – không chỉ giúp giảm thiểu rủi ro y tế mà còn nâng cao năng suất, duy trì sự ổn định của lực lượng lao động. Cùng Bác sĩ CarePlus tìm hiểu thêm về sức khỏe tim mạch nơi làm việc qua bài viết dưới đây.

By Ths. Bs. Trần Tố Linh

3 BÀI TẬP BẢO VỆ CỘT SỐNG CHO NGƯỜI NGỒI LÀM VIỆC 8 TIẾNG/NGÀY
Ngồi làm việc 8 tiếng/ngày dễ gây đau mỏi lưng, vai gáy, giảm hiệu suất. Khám phá ngay 3 bài tập đơn giản, dễ thực hiện ngay tại bàn làm việc, giúp giảm căng cơ, bảo vệ cột sống và duy trì sức khỏe lâu dài.

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}