ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Đi cầu ra máu là dấu hiệu của bệnh gì?

Đi cầu ra máu là một tình trạng có thể khiến bệnh nhân lo lắng nhiều, và chiếm không nhỏ nguyên nhân đến khám và điều trị ở khoa cấp cứu hay tiêu hóa. Vậy khi gặp tình trang nghi ngờ đi cầu ra máu, chúng ta nên làm gì và có nhận định như thế nào? CarePlus mong bài viết sau sẽ giúp ích các quý độc giả.

Đi cầu ra máu là dấu hiệu của bệnh gì?

1. HIỂU ĐÚNG THẾ NÀO LÀ ĐI CẦU RA MÁU?

Một số tình trạng khiến bạn cảm thấy mình giống như đi cầu ra máu nhưng thật sự không phải, như phân đen do uống thuốc như bismuth (thường có trong một số toa điều trị Helicobacter Pylori) hay thực phẩm có nhiều sắt (thịt đỏ, huyết), phân lẫn màu đỏ do ăn thức ăn có màu đỏ trước đó. Những trường hợp này sẽ tự khỏi khi ngừng những tác nhân trên.

Nếu bạn thật sự đi cầu ra máu, bạn sẽ thấy máu ở:

  • Giấy vệ sinh dính máu sau khi đi đại tiện
  • Trong bồn cầu có máu
  • Máu bên ngoài phân hay lẫn trong phân

Trong một số trường hợp, phân có thể đen như hắc ín (người ta hay ví như nhựa đường) chứ ko có màu đỏ của máu. Trong trường hợp đó thường do chảy máu vị trí trên cao của đường tiêu hóa.

2. NGUYÊN NHÂN ĐI CẦU RA MÁU?

Có 2 nguyên nhân thường gặp nhất gây đi cầu ra máu, nhưng thường không nghiêm trọng:

  • Do bệnh trĩ – Bệnh trĩ do những búi mạch trĩ tại hậu môn giãn to, vỡ rách gây chảy máu. Lúc này những búi trĩ có thể kèm đau và ngứa.
  • Nứt, rách hậu môn  - Do tình trạng rách da ở hậu môn

Tuy vậy, một số trường hợp đi cầu ra máu rất nghiêm trọng hoặc là biểu hiện của một bệnh lý nặng khác như ung thư hay viêm, loét ruột hay đại tràng…

3. KHI BỊ ĐI CẦU RA MÁU, CHÚNG TA NÊN CHÚ Ý THÊM GÌ KHÁC?

Nếu chú ý thêm những triệu chứng này, có thể giúp bạn gợi ý phần nào nguyên nhân và mức độ của tình trạng đi cầu ra máu:

  • Ngứa hay đau hậu môn
  • Cảm giác đau nóng hay đau xé bụng khi đi cầu
  • Sốt, sụt cân, hay đổ mồ hôi đêm – thường là biểu hiện bệnh lý ác tính
  • Tiêu chảy
  • Muốn đi cầu nhưng không đi được
  • Đau bụng
  • Phân đen hay đỏ bầm
  • Thay đổi số lần đi cầu trong ngày hay tính chất phân thay đổi (lỏng hơn hay đặc hơn)
  • Đi cầu ra máu kéo dài hay tái đi tái lại

NẾU ĐI CẦU RA MÁU BẠN NÊN ĐI KHÁM, NHƯNG NẾU KÈM THEO CÁC TRIỆU CHỨNG TRÊN BẠN NÊN ĐẶC BIỆT CHÚ Ý ĐI KHÁM NGAY.

4. KHI ĐI KHÁM CÁC BÁC SĨ CÓ THỂ LÀM XÉT NGHIỆM GÌ CHO BẠN?

Bác sĩ sẽ quyết định sử dụng xét nghiệm gì dựa trên tuổi, các triệu chứng khác và tình trạng mỗi người. Đây là các cách khám và phương tiện BS thường dùng trên một bệnh nhân đi cầu ra máu:

  • Khám hậu môn trực tràng – BS sẽ quan sát bên ngoài hậu môn bệnh nhân, BS cũng có thể dùng ngón tay đi vào trực tràng để đánh giá bên trong
  • Soi trực tràng – BS dùng một ống đưa vào hậu môn để soi trực tràng (phần thấp nhất của đại tràng) , ống soi sẽ có đèn để BS thấy rõ sang thương nếu có.
  • Soi đại tràng – BS sẽ đưa một ống nhỏ vào hậu môn và đi sâu vào đại tràng, ống có camera để có thể quan sát bên trong , bằng cách này BS có thể lấy mẫu mô đại tràng để sinh thiết.

5. ĐIỀU TRỊ ĐI CẦU RA MÁU THẾ NÀO?

Điều trị đi cầu ra máu tùy thuộc vào nguyên nhân là gì. Một ít trường hợp không cần điều trị gì. Nếu cần, có thể là:

- Cung cấp thêm chất xơ và thuốc để làm mềm phân, tránh để tình trạng bón

- NGồi vào thau nước ấm 2-3 lần/ ngày, mỗi lần 15p

- Bôi kem bên ngoài hay đặt thuốc vào hậu môn. Thuốc này giúp giảm ngứa, đau hay sưng hậu môn

- Những nguyên nhân gây đi cầu ra máu nặng khác sẽ được điều trị đặc hiệu tùy tình huống

6. CÓ THỂ PHÒNG NGỪA ĐI CẦU RA MÁU KHÔNG?

Nếu là đi cầu ra máu do trĩ , bạn có thể phòng ngừa bằng cách uống nhiều nước và ăn nhiều chất xơ. Chất xơ gồm trái cây, rau, hay ngũ cốc…Một số trường hợp khó khăn hơn, bạn có thể cần thuốc nhuận tràng.

Lời khuyên của Thạc sĩ Bác sĩ ĐINH THỊ NGỌC MINH - Chuyên khoa Nội tổng quát, Nội Tiêu hóa Phòng khám Quốc tế CarePlus

Nguồn: Uptodate 2021

Bài viết gần đây/mới

DINH DƯỠNG KHOA HỌC NGÀY TẾT CHO NGƯỜI BỆNH MẠN TÍNH
Chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học trong những ngày Tết có thể khiến bệnh mạn tính trở nên khó kiểm soát, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh. Tham khảo lưu ý dinh dưỡng từ Bác sĩ CarePlus ngay!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỀ PHÒNG CÁC BỆNH LÝ HÔ HẤP Ở TRẺ VÀO MÙA TẾT
Dưới đây là các bệnh lý đường hô hấp hay gặp ở trẻ trong dịp lễ Tết. Tùy theo vị trí, tác nhân gây bệnh, lứa tuổi và cơ địa của trẻ mà trẻ có thể mắc những bệnh lý viêm đường hô hấp cấp tính.

LIỀU VÀ LỊCH TIÊM VẮC-XIN UNG THƯ CỔ TỬ CUNG CHÍNH XÁC
Từ ngày 10/5/2024, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho phép mở rộng độ tuổi chỉ định tiêm vaccine Gardasil 9 ngừa HPV dành cho người từ 27 đến 45 tuổi đã có thể tiêm vaccine HPV, không bắt buộc phải có sự tham vấn y khoa. Với nữ giới dưới 40 tuổi, đã có quan hệ tình dục và có con vẫn có thể tiêm phòng HPV. Nhưng hiệu quả của vắc-xin sẽ không đạt được như mong muốn.

ĐIỂM DANH 5 THÓI QUEN NGÀY TẾT GÂY ĐAU CƠ XƯƠNG KHỚP
Đau cơ xương khớp sau dịp nghỉ Tết là vấn đề ngày càng phổ biến, ở người lớn tuổi lẫn người trẻ. Nguyên nhân do các thói quen sai tư thế, sinh hoạt không khoa học, lười vận động,... Để phòng ngừa, mời bạn cùng Bác sĩ CarePlus tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

By ThS. BS. CKI NGUYỄN VĂN HOÀNG TÂM

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP QUÝ IV – 2024
Tham khảo thống kê sức khỏe nhân sự doanh nghiệp Q4/2024 từ CarePlus và giải pháp chăm sóc thể chất - tinh thần cho đội ngũ nhân lực nhằm nâng cao năng suất lao động, xây dựng đội ngũ mạnh mẽ, gắn kết lâu dài.

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}