ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

ĐỀ PHÒNG CÁC BỆNH LÝ HÔ HẤP Ở TRẺ VÀO MÙA TẾT

Dưới đây là các bệnh lý đường hô hấp hay gặp ở trẻ trong dịp lễ Tết. Tùy theo vị trí, tác nhân gây bệnh, lứa tuổi và cơ địa của trẻ mà trẻ có thể mắc những bệnh lý viêm đường hô hấp cấp tính.

ĐỀ PHÒNG CÁC BỆNH LÝ HÔ HẤP Ở TRẺ VÀO MÙA TẾT

20/01/2025 3:38:59 CH

Vào dịp Tết mùa của sự sum vầy bên cạnh gia đình và người thân, kèm theo khí hậu lạnh ẩm tạo điều kiện cho rất nhiều loại vi khuẩn và virus đường hô hấp phát triển mạnh. Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi và trẻ em độ tuổi đi học với hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng còn kém, nên rất dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công. 

Dưới đây là các bệnh lý đường hô hấp hay gặp ở trẻ trong dịp lễ Tết. Tùy theo vị trí, tác nhân gây bệnh, lứa tuổi và cơ địa của trẻ mà trẻ có thể mắc những bệnh lý viêm đường hô hấp cấp tính. 

1. VIÊM MŨI HỌNG DO SIÊU VI 

Viêm mũi họng là bệnh lý rất thường gặp ở trẻ. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là các loại virus như virus Cúm, hợp bào hô hấp RSV, Rhinovirus, Adenovirus,... đây tình trạng trẻ hay mắc nhiều khi thời tiết thay đổi thất thường/giao mùa.  

2. VIÊM MŨI XOANG CẤP 

Viêm mũi xoang cấp là một bệnh lý hô hấp gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh thường xuất hiện sau một đợt nhiễm trùng hô hấp trên cấp tính, sau đó diễn tiến nặng hơn và kéo dài hơn của các triệu chứng. Viêm mũi xoang cấp gây ra bởi các các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, nấm, hóa chất, khói bụi hay chất gây dị ứng… Chính vì vậy, vào dịp Tết khi mùa xuân đến thì thời tiết thường hay thay đổi, độ ẩm thấp, tạo điều kiện cho sự phát triển của nhiều loại nấm mốc, virus, vi khuẩn, phấn hoa… đó cũng chính là các dị nguyên thúc đẩy tình trạng mất cân bằng độ ẩm vùng mũi xoang, làm giảm đi khả năng bảo vệ tự nhiên của cơ thể và dẫn đến bệnh lý hô hấp. 

Viêm mũi xoang cấp thường xuất hiện sau một đợt viêm đường hô hấp trên cấp tính. Sau 5-7 ngày, các triệu chứng của viêm nhiễm đường hô hấp có khuynh hướng nặng hơn với các biểu hiện như sốt cao, hơi thở hôi, ho nhiều (nhất là vào ban đêm), chảy mũi nhiều, nước mũi xanh hoặc vàng đặc như mủ, nhức đầu, đau sau ổ mắt, cảm giác nặng vùng mặt, sưng đỏ mắt, đau họng… 

3. VIÊM HỌNG CẤP 

Viêm họng cấp ở trẻ em chủ yếu là do virus, vi khuẩn và một số ít do tác nhân vi nấm gây ra. Các tác nhân này xâm nhập vào cơ thể của trẻ thông qua các yếu tố như thời tiết, môi trường ô nhiễm, vệ sinh kém ở nơi công cộng, trường học, khu vui chơi…  

Chính vì vậy, khi thời tiết thay đổi đột ngột, mưa ẩm ướt khiến cơ thể của trẻ không kịp thích nghi, hệ miễn dịch bị suy giảm, khiến cho vi khuẩn và virus dễ tấn công vào cơ thể trẻ gây bệnh. 

4. VIÊM VA 

Đây là bệnh lý thường hay gặp ở trẻ từ 6 tháng tới 6 tuổi. Nguyên nhân là do thường xuyên tiếp xúc với các loại vi khuẩn, siêu vi nên VA hay bị viêm nhiễm, phì đại và lâu dần bệnh trở thành mạn tính, mặc dù VA cũng là hàng rảo bảo vệ cơ thể, giúp trẻ tạo kháng thể qua các lần viêm nhiễm.  

Vì vậy khi vào dịp Tết, thời tiết thường hay thay đổi, sinh hoạt đảo lộn, trẻ ăn uống thất thường, gây ra tình trạng dinh dưỡng mất cân bằng, thiếu nước và các khoáng chất…cũng sẽ dẫn đến sức đề kháng suy giảm, vi khuẩn dễ xâm nhập cơ thể, và nơi đầu tiến đó chính là cơ quan hô hấp trên và toàn bộ VA. Lúc này vi khuẩn sinh sôi nẩy nở và gây ra bệnh lý.  

Bệnh khởi phát đột ngột, trẻ bị sốt 38.5 - 39 độ C, đôi khi sốt cao đến 40 độ C hoặc không sốt. Biểu hiện quan trọng nhất là ngạt mũi, ngạt nặng dần, ngạt một bên rồi hai bên. Trẻ thở khó khăn, thường phải há miệng thở, thở khụt khịt, khóc hoặc nói giọng mũi kín… Trẻ có thể bỏ bú hoặc bú ngắt quãng vì không thở được bằng mũi.  

Viêm VA phát triển lâu ngày thường dẫn đến chảy nước mũi thường xuyên, nước màu vàng hoặc xanh. 

5. VIÊM PHỔI 

Viêm phối là một bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ và là nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ phải nhập viện và bị tử vong ở trẻ nhỏ. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng hay gặp vào đầu mùa xuân, bệnh chủ yếu lây truyền qua đường hô hấp.  

Nguyên nhân gây viêm phổi bao gồm các loại virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng. Các tác nhân gây bệnh hay gặp: Streptococcus Pneumoniae, Hemophilus Influenzae type B, Staphylococcus Aureus, Streptococcus group B, Mycoplasma Pneumoniae, Respiratory Syncytial virus, Influenza virus, Adenovirus…  

Phần lớn viêm phổi ở trẻ lớn thường khởi đầu bằng sốt, ho, viêm mũi họng cấp (nhiễm khuẩn đường hô hấp trên). Nặng hơn có thể kèm theo khó thở, vã mồ hôi, rét run, mệt và bú kém. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể sốt hoặc không sốt thậm chí hạ thân nhiệt, bỏ bú và thường nhanh chóng bị suy hô hấp nặng. 

6. PHÒNG BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CHO TRẺ 

- Đeo khẩu trang cho trẻ khi ra đường để tránh khói bụi. Cần thực hiện rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. 

- Nhắc nhở trẻ uống nhiều nước, tốt nhất là nước đun sôi để nguội, nhất là trong những ngày Tết, trẻ thường sẽ mải chơi không uống nước. 

- Tránh cho trẻ thay đổi quá nhiều về giờ giấc sinh hoạt, tránh các loại thực phẩm fast food, đồ ngâm ủ lâu ngày 

- Đối với trẻ nhỏ việc phòng bệnh cần có sự hướng dẫn, giám sát của người lớn. Dù bận rộn đến đâu, cha mẹ vẫn nên thường xuyên nhắc nhở trẻ vệ sinh tốt răng, miệng hằng ngày như đánh răng, súc miệng sau khi ăn, vệ sinh mũi khi cần..  

- Đối với trẻ mắc bệnh răng, miệng, xoang, mũi… cần được điều trị dứt điểm tránh để mầm bệnh tồn tại và lây lan gây viêm họng. Khi viêm họng có chỉ định điều trị, cần thực hiện nghiêm túc, uống thuốc theo toa, đúng thuốc, đủ liều, đúng thời gian, không được tự ý mua thuốc kháng sinh để điều trị. 

Ngoài ra, cần đảm bảo phòng ngủ sạch sẽ, thoáng mát. Cần giữ gìn vệ sinh thân thể cho trẻ, chú ý thời gian mùa lạnh tắm cho trẻ nhỏ không nên kéo dài dễ nhiễm lạnh. Và tiêm ngừa đầy đủ các loại vaccine như Cúm mùa, Phế cầu..tại các cơ sở y tế uy tín.  

Bài viết gần đây/mới

LÝ GIẢI LÝ DO PHỤ NỮ DỄ MẮC BỆNH LÝ TUYẾN GIÁP
Tuyến giáp – bộ phận “nhỏ bé” nhưng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì hoạt động chuyên hóa và sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, các bệnh lý tuyến giáp lại có xu hướng “ưa chuộng” phụ nữ hơn nam giới. Tại sao lại như vậy? Bài viết này sẽ giúp bạn lý giải rõ ràng và nhắc nhở rằng, mặc dù tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh cao hơn, nhưng nam giới vẫn không nên chủ quan.

CHĂM SÓC SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG TOÀN DIỆN – ĐẦU TƯ NHỎ, LỢI ÍCH LỚN!
Chăm sóc sức khỏe răng miệng là bước đầu cho việc gìn giữ sức khỏe tổng thể và đảm bảo chất lượng cuộc sống. Tham khảo ngay các dịch vụ chăm sóc - điều trị và thẩm mỹ nha khoa tại CarePlus.

”YÊU” KHÔNG AN TOÀN - KHI NÀO NÊN ĐI KHÁM?
Quan hệ tình dục không an toàn nghĩa là quan hệ bằng đường sinh dục, hậu môn hoặc đường miệng mà không sử dụng các biện pháp bảo vệ. Việc xét nghiệm bệnh lây truyền qua đường tình dục đúng thời điểm rất quan trọng. Vì sẽ tránh nhận kết quả âm tính giả, tránh nguy cơ làm bỏ sót bệnh dẫn đến xuất hiện biến chứng do không điều trị kịp thời và làm lây lan bệnh.

By ThS. BS CKI. Nguyễn Thị Thuỳ Liên

CHẤT GÂY RỐI LOẠN NỘI TIẾT – "THỦ PHẠM" THẦM LẶNG CỦA DẬY THÌ SỚM
Dậy thì sớm ở trẻ em đang là vấn đề đáng quan tâm trên toàn thế giới hiện nay. Nhiều nghiên cứu đã ghi nhận sự giảm tuổi dậy thì, cụ thể là tuổi bắt đầu phát triển ngực (Thelarche) và tuổi bắt đầu có kinh nguyệt (Menarche), trong suốt thế kỷ qua, với ước tính giảm khoảng từ 2-3 tháng trong mỗi thập kỷ.

By BS. CK1. Lại Thị Bích Thủy

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}