ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Đái tháo đường thai kỳ - Những mối nguy hiểm cho mẹ bầu & thai nhi

Bệnh đái tháo đường thai kỳ thường phát triển từ tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ. Đái tháo đường thai kỳ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ và thai nhi.

Đái tháo đường thai kỳ - Những mối nguy hiểm cho mẹ bầu & thai nhi

04/01/2023 9:16:18 SA

1. Các triệu chứng và nguyên nhân của bệnh đái tháo đường thai kỳ:

Bệnh đái tháo đường thai kỳ hiếm khi gây ra các triệu chứng rõ rệt. Nếu gặp phải các triệu chứng, chúng có thể sẽ nhẹ như mệt mỏi, mờ mắt, khát nước, nhu cầu đi tiểu quá nhiều, nhiễm trùng nấm men. Bệnh được phát hiện trong những lần thăm khám định kỳ của thai phụ.

Nguyên nhân chính xác của bệnh đái tháo đường thai kỳ vẫn chưa được biết, nhưng các hormone có thể đóng một vai trò nào đó. Khi phụ nữ mang thai, cơ thể sản xuất một số lượng hormone lớn hơn, bao gồm:

  • Lactogen nhau thai người.
  • Các hormon khác làm tăng sức đề kháng insulin.

Những hormone này ảnh hưởng đến nhau thai và giúp duy trì thai kỳ. Theo thời gian, lượng hormone này trong cơ thể bạn tăng lên. Chúng có thể bắt đầu làm cho cơ thể thai phụ đề kháng với insulin, hormone điều chỉnh lượng đường trong máu.


Insulin giúp di chuyển glucose ra khỏi máu vào tế bào của thai phụ, nơi nó được sử dụng để tạo năng lượng. Trong thời kỳ mang thai, cơ thể tự nhiên trở nên kháng insulin nhẹ, do đó, lượng glucose có sẵn trong máu sẽ nhiều hơn để truyền cho thai nhi.


Nếu tình trạng kháng insulin trở nên quá mạnh, lượng đường trong máu có thể tăng lên bất thường. Điều này có thể gây ra bệnh đái tháo đường thai kỳ.

2. Những người có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ:

  • Phụ nữ mang thai có nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường thai kỳ cao hơn nếu bị tăng huyết áp, có tiền sử gia đình mắc bệnh đái tháo đường, thừa cân trước khi mang thai, tăng cân lớn hơn mức bình thường khi đang mang thai. Hoặc thai kỳ trước đó đã sinh một em bé nặng hơn 4kg hay đã từng bị đái tháo đường thai kỳ.
  • Phụ nữ đã bị sảy thai không rõ nguyên nhân hoặc thai chết lưu, đã được sử dụng steroid như glucocorticoid hoặc mắc hội chứng buồng trứng đa nang, các tình trạng khác có liên quan đến kháng insulin...
  • Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế (IDF) cũng khuyến khích các bác sĩ sàng lọc phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường loại 2 khi bắt đầu mang thai. Nếu có các yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường loại 2, bác sĩ có thể sẽ kiểm tra tình trạng của thai phụ trong lần khám tiền sản đầu tiên.

Bài viết gần đây/mới

ĐIỂM DANH 6 LOẠI VIÊM KHỚP GÂY ĐAU ĐẦU GỐI THƯỜNG GẶP
Viêm khớp là tình trạng sụn khớp bị bào mòn khiến khớp xương ma sát nhiều với nhau, gây sưng và đau khớp dữ dội. Tìm hiểu ngay 6 loại viêm khớp gây đau đầu gối thường gặp để biết cách phòng tránh và cải thiện bệnh hiệu quả.

TIÊU CHẢY 'GHÉ THĂM' KHI BÉ ĐI HỌC: MẸ ƠI PHẢI LÀM SAO?
Sau những ngày hè vui chơi thỏa thích, các bé hào hứng trở lại trường lớp. Nhưng thời tiết thay đổi và việc chưa quen với nếp sinh hoạt mới khiến sức đề kháng của bé giảm, dễ mắc phải các bệnh như tiêu chảy do virus hoặc vi khuẩn. Đây là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ khi đi học, khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng. Đừng lo, mẹ chỉ cần nắm rõ cách xử lý đúng khi bé bị tiêu chảy để giảm thiểu rủi ro sức khỏe cho con nhé!

By ThS. BS. Sử Thị Như Ngọc

CẢNH BÁO NGUY CƠ ĐAU MẮT ĐỎ MÙA MƯA BÃO
Đau mắt đỏ (viêm kết mạc) là bệnh phổ biến trong mùa mưa, đặc biệt tại các khu vực thiếu nước sạch, với tốc độ lây lan nhanh chóng và chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Bệnh do virus Adeno gây ra do lây qua đường hô hấp và tồn tại lâu trong môi trường, dễ phát tán trong cộng đồng có tiếp xúc gần.

By BS. CK2. Khương Thị Kha Ly

TÌM HIỂU VỀ CĂN BỆNH THALASSEMIA (TAN MÁU BẨM SINH)
Theo Viện Huyết học –Truyền máu trung ương năm 2022 tất cả 63 tỉnh và 54 dân tộc đều có người mang gen bệnh; với tỷ lệ mang gen bệnh trên 13% thì ước tính có khoảng 14 triệu người mang gen bệnh trên cả nước; nhiều dân tộc tỷ lệ mang gen thalassemia lên tới 30 – 40%, riêng dân tộc Kinh là 9,8%.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

XÉT NGHIỆM IGE ĐẶC HIỆU 72 DỊ NGUYÊN – TRUY TÌM CĂN NGUYÊN GÂY DỊ ỨNG
Nếu bạn cảm thấy cơ thể có những phản ứng kì lạ mà không rõ nguyên nhân, đừng ngần ngại kiểm tra với “Xét nghiệm IgE đặc hiệu 72 dị nguyên” để tìm ra giải pháp cho vấn đề sức khỏe của mình!

By Ths. Bs. Nguyễn Đoan Quỳnh

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}