Cứ 60 phút thế giới có thêm 1.095 người mắc bệnh Lao. Mỗi năm có 1.8 triệu người chết do bệnh Lao. Việt Nam là 1 trong 20 quốc gia có gánh nặng bệnh Lao cao nhất. Ngày 24/3 - NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG BỆNH LAO. Hãy tìm hiểu bệnh Lao để phòng ngừa bệnh hiệu quả!
29/03/2022 11:13:58 SA
Bệnh lao là bệnh do vi khuẩn khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra. Bệnh này thường ảnh hưởng đến phổi nên người ta hay đồng nghĩa bệnh Lao và Lao phổi. Tuy nhiên vi khuẩn Lao cũng có thể tấn công đến các bộ phận khác của cơ thể như hạch bạch huyết, thận, xương v.v. gây ra lao thận, lao xương,…
Các triệu chứng của bệnh Lao phụ thuộc vào việc mầm bệnh đang phát triển ở vị trí nào trong cơ thể.
Bệnh lao ở phổi có thể gây ra các triệu chứng sau:
– Ho khạc đờm kéo dài trên 02 tuần;
– Gầy sút, kém ăn, mệt mỏi.
– Sốt nhẹ về chiều, người mệt mỏi, ra mô hôi về đêm
– Đau ngực, khó thở, ho ra máu.
Triệu chứng bệnh Lao ở các bộ phận khác của cơ thể có thể bao gồm:
- Lao thận có thể dẫn đến đi tiểu ra máu
- Lao cột sống có thể gây đau lưng
- Lao thanh quản có thể gây khàn tiếng
- Viêm màng nào do lao có thể gây nhức đầu hoặc lú lẫn
Lao lây qua không khí từ người này sang người khác. Vi khuẩn lao bị phát tán vào không khí khi một người mắc bệnh lao phổi hoặc lao họng ho, hắt hơi, nói, hoặc hát, những người ở gần đó có thể hít phải các vi khuẩn này và bị nhiễm khuẩn.
Khi một người hít phải mầm bệnh Lao, mầm bệnh Lao có thể bám vào phổi và bắt đầu sinh trưởng. Từ đó di chuyển qua máu đến các bộ phận khác của cơ thể như thận, cột sống hay não.
- Tôi đã chủng ngừa vắc-xin lao BCG, tôi có mắc bệnh Lao không?
Thuốc chủng ngừa BCG chỉ giúp bảo vệ một phần đối với bệnh lao và chủ yếu là bảo vệ cho trẻ em. Mọi người vẫn có thể bị bệnh lao ngay cả nếu như đã có chủng ngừa BCG.
- Tôi có kết quả xét nghiệm Lao dương tính. Vậy tôi đã mắc bệnh Lao phải không?
Nếu bạn có phản ứng dương tính với xét nghiệm lao qua máu hoặc qua da, bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện thêm các xét nghiệm khác, thông thường là chụp X-quang phổi hoặc xét nghiệm đờm để xem bạn có bị bệnh Lao hay không hay chỉ nhiễm vi khuẩn Lao tiềm ẩn.
Nhiễm vi khuẩn Lao tiền ẩn là bạn có một lượng nhỏ vi khuẩn lao trong cơ thể còn sống nhưng bất hoạt. Bạn sẽ không có triệu chứng và không thể lây bệnh cho người khác. Tuy nhiên, bạn cần được điều trị để phòng ngừa bệnh Lao.
Trường hợp bạn đã mắc bệnh Lao (có thể lây bệnh cho người khác), bạn sẽ cần dùng thuốc để điều trị bệnh.
Đừng chần chừ thăm khám với bác sĩ chuyên khoa hô hấp của CarePlus nếu bạn có bất cứ triệu chứng bất thường nào để được phát hiện sớm bệnh Lao và có kế hoạch điều trị kịp thời.
Đặt hẹn trực tiếp tại website www.careplusvn.com hoặc liên hệ Free Hotline 18006116 để được tư vấn thêm thông tin chi tiết.