18/03/2025 4:39:30 CH
🔴 Trước khi nói đến những đối tượng có nguy cơ cao dễ mắc bệnh lý mạch vành, hãy nhắc qua Bệnh mạch vành là gì và Vai trò của động mạch với cơ thể:
🔹 Bệnh mạch vành (Coronary Artery Disease - CAD) là tình trạng các động mạch vành bị hẹp hoặc tắc nghẽn do sự tích tụ của các mảng xơ vữa. Điều này làm giảm lưu lượng máu đến cơ tim, gây ra các triệu chứng như đau thắt ngực, khó thở, và trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim
🔴 Vai trò của Động mạch vành đối với cơ thể
✅ Cung cấp máu cho tim:
▪️Động mạch vành là hệ thống mạch máu chịu trách nhiệm cung cấp máu giàu oxy cho cơ tim. Tim là một cơ quan quan trọng, hoạt động liên tục để bơm máu đi khắp cơ thể, do đó, nó cần được cung cấp đủ máu để duy trì hoạt động
▪️Nếu động mạch vành bị tắc nghẽn, cơ tim sẽ bị thiếu máu, dẫn đến các cơn đau thắt ngực và có thể gây ra nhồi máu cơ tim
✅ Cấu trúc của động mạch vành:
▪️Động mạch vành bao quanh toàn bộ trái tim, với hai nhánh chính là động mạch vành phải (RCA) và động mạch vành trái (LMCA)
▪️Động mạch vành trái tiếp tục phân nhánh thành động mạch liên thất trước (LAD) và động mạch mũ (LCx)
▪️Các động mạch này tiếp tục phân nhánh thành các động mạch nhỏ hơn, cung cấp máu cho các phần khác nhau của cơ tim
🔴 Các yếu tố nguy cơ cao mắc bệnh mạch vành?
Các yếu tố nguy cơ cao không thể kiểm soát được:
🔹 Tuổi tác: Tăng nguy cơ CAD theo độ tuổi
🔹 Giới tính: Nam giới có nguy cơ CAD cao hơn nữ . Tuy nhiên Nguy cơ CAD ở nữ giới tăng lên sau mãn kinh
🔹 Tiền sử gia đình: Tiền sử gia đình có người thân mắc CAD sớm (nam <55 tuổi, nữ <60 tuổi) cũng là một yếu tố nguy cơ
Các yếu tố nguy cơ cao có thể kiểm soát được:
🔹 Hút thuốc:
▪️Là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây xơ vữa động mạch và CAD
▪️Gây tổn thương nội mạc mạch máu, tăng ngưng tập tiểu cầu, giảm oxy hóa máu
🔹 Huyết áp cao: oTHA gây tăng gánh nặng cho tim, tổn thương nội mạc mạch máu, thúc đẩy xơ vữa động mạch
🔹Rối loạn lipid máu:
▪️Tăng LDL cholesterol và Non HDL cholesterol thúc đẩy hình thành mảng xơ vữa
▪️Giảm HDL cholesterol làm giảm khả năng bảo vệ thành mạch
▪️Tăng Triglyceride > 200mg/dl cũng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành
🔹 Đái tháo đường: gây tổn thương mạch máu, g rối loạn chức năng nội mạc, tăng ngưng tập tiểu cầu, tăng viêm dẫn đến tăng nguy cơ CAD
🔹 Thừa cân và béo phì:
▪️Tăng nguy cơ các yếu tố nguy cơ khác (THA, rối loạn lipid máu, ĐTĐ)
▪️Tăng gánh nặng cho tim.
🔹 Lối sống tĩnh tại:
▪️ Giảm hoạt động thể lực làm tăng nguy cơ CAD.
🔹 Chế độ ăn không lành mạnh: Ăn nhiều chất béo bão hòa, chất béo trans, muối, đường làm tăng nguy cơ CAD
🔹 Stress: Stress kéo dài gây tăng catecholamine, tăng huyết áp, tăng nguy cơ CAD
🔹 Lạm dụng rượu bia: Gây tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, bệnh cơ tim
🔹 Rối loạn giấc ngủ: Ngưng thở khi ngủ, mất ngủ làm tăng nguy cơ CAD.
🔴 Làm sao để chẩn đoán bệnh Mạch vành?
Các xét nghiệm để giúp chẩn đoán hoặc theo dõi bệnh mạch vành bao gồm:
🔸 Xét nghiệm máu: Đường huyết, lipid máu, chức năng thận, CRP-hs, lipoprotein a…
🔸 Điện tâm đồ: rối loạn nhịp, tìm dấu hiệu gợi ý thiếu máu cơ tim
🔸 Siêu âm tim: đánh giá sức co bóp cơ tim, dấu hiệu rối loạn vận động vùng...
🔸 Nghiệm pháp gắng sức: có thể giúp phát hiện các dấu hiệu của bệnh mạch vành, như sự xuất hiện của cơn đau ngực hoặc sự thay đổi bất thường trên điện tâm đồ trong quá trình gắng sức
🔸 Chụp cắt lớp động mạch vành đánh giá điểm vôi hóa và CT scan mạch vành có cản quang: giúp kiểm tra mức độ tắc nghẽn và vôi hóa mạch vành. Đây là một kỹ thuật khảo sát mạch vành không xâm lấn hiệu quả hiện nay
🔸 Thông tim và chụp động mạch vành: Đây là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán và tái thông mạch vành bị tắc hẹp. Tuy nhiên, đây là phương pháp xâm lấn và chỉ được thực hiện khi có chỉ đinh của bác sĩ chuyên khoa Tim mạch