ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Con em bị chân vòng kiềng...Làm sao đây bác sĩ ơi???

''Sáng nay gặp một bạn nhỏ vừa biết đi mẹ vui ơi là vui… nhưng lại lo lắng khi thấy chân bạn ấy cong cong kiểu vòng kiềng??? Người ta nói nhất dáng… mà sao cái chân kia lại cong thế này! Không biết sau này chân có làm người mẫu được không đây.😅😅 Mẹ vội vàng hỏi có cần mang giày hay nẹp chỉnh sửa gì không thưa bác sĩ? Rồi lại băn khoăn không biết có phải tại con mình biết đi sớm nên chân cong như vậy không?''

Con em bị chân vòng kiềng...Làm sao đây bác sĩ ơi???
CHÂN VÒNG KIỀNG LÀ GÌ?

👩‍⚕ Chân vòng kiềng (hay chân cong): là khi trẻ đứng ngón chân hướng về trước, 2 mắt cá chạm vào nhau nhưng đầu gối vẫn xa nhau. Hầu hết các trẻ có chân cong ở một mức độ nào đó sẽ nhìn thấy rõ khi trẻ bắt đầu biết đi. Đó là một sự phát triển bình thường.

CHÂN CONG CÓ HẾT KHÔNG???

👩‍⚕ Đối với trẻ nhỏ chân cong sinh lý có thể hết khi trẻ 2 tuổi.
Giày, nẹp, uốn nắn đủ kiểu thật sự không cần thiết đối với các trường hợp chân cong sinh lý, hiếm khi hữu ích và có thể gây cản trở sự phát triển thể chất và căng thẳng cho trẻ không cần thiết.

CHÂN CONG CÓ PHẢI DO CON BIẾT ĐI SỚM?

👩‍⚕ Mỗi bé sẽ biết đứng đi ở lứa tuổi khác nhau: có bé 6 tháng đã có thể kéo thân mình vào tư thế đứng, có bạn mới 10, 11 tháng đã đi được, nhưng có bạn 14-15 tháng mới biết đi nên mình không đem con so sánh với anh bạn hàng xóm được. Do đó bố mẹ không nên ép con đi, nhưng cũng đừng lo khi con biết đứng hoặc biết đi sớm hơn các bạn khác.

CHÂN CONG...KHI NÀO CẦN LO, CẦN ĐI KHÁM?

• Trẻ trên 2 tuổi có đôi chân cong rõ hoặc trẻ sau 3 tuổi vẫn còn cong chân.
• Cong chân một bên
• Trẻ bị đau hoặc khập khiễng
• Chiều cao của trẻ thấp hơn so với tuổi
• Khi ba mẹ có bất kỳ lo lắng nào

Bài viết gần đây/mới

SỨC KHỎE TIM MẠCH NƠI LÀM VIỆC: HUYẾT ÁP CAO VÀ MỠ MÁU KHÔNG CHỈ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGƯỜI LỚN TUỔI
Một môi trường làm việc khỏe mạnh là nơi nuôi dưỡng những nhân sự bền bỉ và tràn đầy năng lượng. Việc quan tâm đúng mức đến sức khỏe tim mạch – không chỉ giúp giảm thiểu rủi ro y tế mà còn nâng cao năng suất, duy trì sự ổn định của lực lượng lao động. Cùng Bác sĩ CarePlus tìm hiểu thêm về sức khỏe tim mạch nơi làm việc qua bài viết dưới đây.

By Ths. Bs. Trần Tố Linh

3 BÀI TẬP BẢO VỆ CỘT SỐNG CHO NGƯỜI NGỒI LÀM VIỆC 8 TIẾNG/NGÀY
Ngồi làm việc 8 tiếng/ngày dễ gây đau mỏi lưng, vai gáy, giảm hiệu suất. Khám phá ngay 3 bài tập đơn giản, dễ thực hiện ngay tại bàn làm việc, giúp giảm căng cơ, bảo vệ cột sống và duy trì sức khỏe lâu dài.

Các sản phẩm liên quan

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}