ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Tầm soát ung thư đại tràng sớm: Chi phí hợp lý, hiệu quả cao.

Ung thư đại trực tràng là một bệnh lý ung thư đường tiêu hóa rất phổ biến. Ở nam giới ung thư đại trực tràng có mức độ phổ biến chỉ sau ung thư phổi và ung thư tiền liệt tuyến, ở nữ giới ung thư đại trực tràng có mức độ phổ biến chỉ đứng sau ung thư vú. Ung thư đại trực tràng là bệnh nguy hiểm nhưng có thể chữa trị khỏi nếu được phát hiện và điều trị sớm. Chính vì vậy, tầm soát ung thư đại trực tràng định kỳ là một việc làm cần thiết để đảm bảo sức của mỗi chúng ta. Trong xã hội hiện đại ngày nay, do ung thư đại trực tràng có liên quan chặt chẽ với chế độ ăn uống, sinh hoạt nên tỷ lệ mắc bệnh ngày càng gia tăng

Tầm soát ung thư đại tràng sớm: Chi phí hợp lý, hiệu quả cao.

Khi nào nên tầm soát ung thư đại trực tràng

Những dấu hiệu ung thư đại trực tràng thường bị “ngó lơ”

  • Ở giai đoạn sớm, ung thư đại trực tràng thường diễn tiến âm thầm, kín đáo nên rất khó phát hiện. Do vậy, khi có một trong các dấu hiệu sau, chúng ta nên phải tầm soát ung thư đại trực tràng càng sớm càng tốt
  • Sự rối loạn đại tiện: như tiêu chảy, táo bón kéo dài hoặc đi phân mỏng và dẹt, Cảm giác buồn đi ngoài thường xuyên, đi ngoài không hết phân, đại tiện ra máu lẫn với phân, đại tiện phân màu đen.
  • Đau bụng thường xuyên.
  • Mệt mỏi thường xuyên.
  • Sút cân không rõ nguyên nhân.
  • Có người thân (cha mẹ, anh chị em, con cái) bị ung thư đại trực tràng hoặc có polyp u tuyến.
  • Người đã có polyp u tuyến và được loại bỏ hoặc đã từng bị chẩn đoán ung thư đại trực tràng.
  • Bị các bệnh về đường ruột như viêm loét đại tràng hoặc Crohn.
  • Có hội chứng polyp di truyền hiếm gặp như FAP hoặc hội chứng Lynch (HNPCC).
  • Người đã từng điều trị bức xạ vào bụng hoặc khung xương chậu.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng

  • Tiền sử gia đình bị ung thư đại tràng
  • Đã từng bị polyp đại tràng
  • Tuổi: Độ tuổi càng cao thì nguy cơ mắc ung thư đại tràng càng cao.
  • Lối sống: Một vài nhân tố lối sống có thể tăng nguy cơ ung thư đại tràng bao gồm:
  • Chế độ ăn có nhiều mỡ và thịt đỏ, hoặc thịt chế biến sẵn, ăn ít chất xơ, Ít vận động., hút thuốc, lạm dụng rượu bia, Béo phì
  • Polyps tuyến ống gia đình (FAP)
  • Bệnh ung thư đại tràng có liên quan di truyền không do polyp (HNPCC)
  • Bệnh viêm ruột – Những người có bệnh Crohn đại tràng hoặc viêm loét đại tràng thì có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư đại tràng. Nguy cơ tăng lên phụ thuộc vào số lượng ổ viêm và thời gian mắc bệnh.
Phương pháp tầm soát ung thư đại trực tràng

Việc tầm soát ung thư đại trực tràng ở giai đoạn sớm được thực hiện bằng các xét nghiệm tầm soát, gồm xét nghiệm phân và các phương pháp chẩn đoán hình ảnh.

Xét nghiệm phân: Xét nghiệm phân có thể phát hiện máu và DNA bất thường

Nội soi đại tràng:

Ưu điểm: Nội soi đại tràng có thể phát hiện tất cả những tổn thương trong đại tràng: Polyp nhỏ và polyp lớn, ung thư sớm, viêm, loét… Có thể cắt bỏ những tổn thương trong khả năng cho phép.

Nhược điểm: có thể chảy máu hoặc thủng đại tràng mặc dù tỉ lệ này rất thấp. nội soi thường gây mê do đó ngày nội soi bệnh nhân cần về nhà nghỉ ngơi sau khi soi xong.

Chụp CT scan hoặc MRI vùng bụng

Ưu điểm: Đây là phương pháp không xâm lấn giúp bác sĩ có thể phát hiện các khối u hoặc polyp lớn trong lòng đại tràng. Ngoài ra có thể phát hiện được những tổn thương khác trong ổ bụng.

Nhược điểm: Khó đánh giá những tổn thương nhỏ, không thể tiến hành sinh thiết

Khi nào nên tầm soát ung thư đại trực tràng?

Theo khuyến cáo từ Hiệp hội Ung thư Mỹ: người ở độ tuổi ngoài 40, kể cả nam và nữ, đặc biệt là những người trong gia đình có người thân mắc ung thư đại trực tràng, cứ mỗi 5 năm nên nội soi đại tràng/lần, nếu phát hiện polyp đại tràng thì cần cắt bỏ để phòng ngừa ung thư.

Ngoài ra hằng năm, chúng ta nên làm xét nghiệm phân tìm hồng cầu trong phân Nếu xét nghiệm dương tính cho thấy có hồng cầu vi thể trong phân (loại hồng cầu mà mắt thường không nhìn thấy) thì cần tiến hành nội soi đại tràng ngay vì đây có thể là triệu chứng của ung thư đại tràng sớm.

TÓM LẠI:

Ung thư đại tràng là bệnh phổ biến, chiếm tỉ lệ cao ở Việt Nam và trên thế giới, việc tầm soát và phát hiện sớm có vai trò vô cùng quan trọng giúp điều trị hiệu quả và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh từ đó giảm gánh nặng về tâm lí, kinh tế, và xã hội.

Các phương pháp tầm soát đã được trình bày ở trên. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của chúng tôi phương pháp nội soi đại tràng có nhiều ưu điểm vượt trội. Ngoài việc phát hiện được tổn thương dù rất nhỏ mà các phương pháp khác không phát hiện được, nội soi đại tràng còn xử lí được tổn thương ngay tại thời điểm nội soi (tùy thuộc vào loại và kích thước tổn thương).

 

Bài viết gần đây/mới

ĐỪNG CHỦ QUAN VỚI HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY - MỐI ĐE DỌA ÂM THẦM ĐẾN SỨC KHỎE VÀ CUỘC SỐNG
Hội chứng ống cổ tay là loại bệnh lý thần kinh bị chèn ép phổ biến nhất và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển thành suy yếu lực tay, teo cơ, thậm chí mất khả năng lao động.

By ThS. BS. CKI NGUYỄN VĂN HOÀNG TÂM

NHẬN BIẾT VÀ XỬ LÝ SỐT PHÁT BAN Ở TRẺ (ROSEOLA)
Chắc hẳn là các ba mẹ và các bé đều đã từng trải qua tình trạng Sốt phát ban ít nhất một lần trong đời! Vậy để hiểu đúng và đầy đủ hơn về tình trạng này, chúng ta cùng tìm hiểu về Sốt phát ban là gì nhé!

By BS.CKII. PHẠM QUANG VINH

SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM KHÔNG ĐƠN GIẢN NHƯ MỌI NGƯỜI LẦM TƯỞNG
Suy dinh dưỡng là một trong nguyên nhân gây tử vong đối với trẻ dưới 5 tuổi và gây ra các hệ quả như: chậm phát triển, trí nhớ kém, rối loạn tiêu hóa...

By Ths. BS. Lê Thị Kim Dung

8 LƯU Ý GIÚP BẢO VỆ TRẺ KHỎI CÁC BỆNH HÔ HẤP THƯỜNG GẶP KHI GIAO MÙA
Vào thời điểm giao mùa, trẻ em dễ mắc các bệnh hô hấp như viêm hô hấp trên, viêm thanh quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, và suyễn. Nguyên nhân không chỉ do sự thay đổi đột ngột của thời tiết hay hệ miễn dịch chưa hoàn thiện mà còn từ những yếu tố có thể phòng tránh được. Dưới đây là lời khuyên đến từ BS.CKI. Trần Thị Thùy Trang - Chuyên khoa Nhi - Hệ Thống Phòng khám CarePlus để giúp bé có hệ hô hấp khỏe mạnh:

By BS. CK1. Phạm Thị Thùy Trang

NHỮNG CON SỐ “BÁO ĐỘNG” VỀ TÌNH HÌNH SỨC KHỎE CƠ XƯƠNG KHỚP NƠI LÀM VIỆC 2024
Sức khỏe cơ xương khớp luôn là một trong những vấn đề được quan tâm tại môi trường làm việc. Báo cáo chỉ ra có đến 47% người lao động xác nhận giảm năng suất làm việc do đau cơ, nhức khớp. Tìm hiểu cách phòng ngừa và cải thiện trong bài viết dưới đây!

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}