ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Có nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh để bổ sung vitamin D?

Nhiều ông bố bà mẹ tin rằng việc tắm nắng trẻ sơ sinh khoảng 30 phút vào sáng sớm là liều thuốc tự nhiên chữa vàng da cho con cũng như giúp con có thể tự bổ sung được Vitamin D. Vậy, điều này có đúng hay không? Cùng CarePlus tìm hiểu qua bài viết dưới dây nhé.

Có nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh để bổ sung vitamin D?

Trước đây, theo chương trình giáo dục truyền thông chăm sóc sức khỏe cho trẻ nhỏ được phổ biến trong cộng đồng có khuyến cáo nên cho em bé vừa chào đời và 2 tuần sau khi sinh tắm nắng trong khoảng thời gian từ 6 giờ đến 8 giờ sáng nhằm phòng ngừa còi xương do thiếu vitamin D. Tuy nhiên điều này đã không còn đúng với những hiểu biết khoa học mới nhất

Ánh sáng mặt trời không nhìn thấy được có 3 loại tia cực tím (tia UV) là tia UVA, UVB, UVC.

Trong khoảng thời gian sáng sớm mà phụ huynh hay cho con phơi nắng thì chỉ có tia UVA được mặt trời phóng thẳng xuống trái đất, thế nhưng UVA không tổng hợp được viatmin D mà ngược lại là nguyên nhân thầm lặng gây những ảnh hưởng xấu đến cơ thể như lão hóa, đồi mồi, ung thư da,…

UVC là loại tia rất nguy hiểm gây ra ung thư da mạnh nhưng may mắn đã bị ngăn lại bởi tầng Ozon.

Chỉ có tia UVB là loại tia có thể chuyển tiền vitamin D dưới da trở thành vitamin D hoạt tính. Thế nhưng tia UVB lại hoạt động trong khoảng từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều, mà ở khoảng thời gian này, nhiệt độ nắng rất gắt không phù hợp cho cả người lớn lẫn trẻ em.

Chính vì vậy, các nước tiên tiến đã nghiên cứu và đưa ra khuyến cáo không nên cho trẻ nhỏ phơi nắng vì điều này khiến da em bé phải chịu tác động quang học không tốt của các tia cực tím trong khi làn da trẻ còn quá mỏng manh nên sẽ dễ bị tổn thương và tăng nguy cơ ung thư da.

Khuyến cáo của viện Hàn lâm Y khoa Hoa Kỳ, trẻ dưới 6 tháng tuổi nên bổ sung vitamin D  400 IU/ngày, không cần phải phơi nắng và nên uống vitamin D kéo dài ít nhất đến 12 tháng.

Sau 12 tháng tuổi, nếu bé ăn uống tốt, đa dạng, có bổ sung sữa công thức, có thời gian chơi ngoài nắng thì không bắt buộc bổ sung thêm vitamin D. Tuy nhiên, nếu có điều kiện có thể tiếp tục cho trẻ uống vitiamin D bổ sung đến 4 tuổi.

Cần lưu ý, những trẻ uống sữa mẹ càng cần phải bổ sung uống vitamin D vì trong sữa mẹ có rất nhiều kháng thể, dưỡng chất, chất béo … nhưng nồng độ vitamin D lại rất ít.

Ngoài ra nhiều phụ huynh cũng được khuyên nên phơi nắng để trẻ hết vàng da. Điều này không đúng vì hoàn toàn không có bất kì bằng chứng khoa học nào ủng hộ việc phơi nắng trực tiếp để trẻ hết vàng  da. 

Chuyên khoa Nhi của Hệ thống Phòng khám Quốc tế CarePlus được các bậc phụ huynh tin tưởng lựa chọn là đơn vị chăm sóc sức khỏe hàng đầu cho trẻ từ sơ sinh, nhũ nhi đến độ tuổi nhi đồng, thiếu niên.

Đội ngũ bác sĩ Nhi khoa CarePlus với chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại các bệnh viện lớn và từng tu nghiệp chuyên môn ở nước ngoài sẽ trực tiếp thăm khám, cam kết chỉ định đúng xét nghiệm, can thiệp cần thiết và giải thích chi tiết kết quả; đặc biệt, cho toa thuốc hiệu quả nhất và hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc kháng sinh. Đồng thời bác sĩ sẽ đưa lời khuyên về lối sống, chăm sóc sức khỏe phù hợp theo từng độ tuổi giúp trẻ phòng bệnh, phát triển toàn diện và giúp phụ huynh cảm thấy an tâm hơn. 

Bên cạnh đó, CarePlus tập trung đầu tư trang bị thiết bị y khoa và phòng xét nghiệm tự động hiện đại, kết hợp với chuyên môn cao của đội ngũ bác sĩ để đưa ra những chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả nhất. 

Quý khách hàng có nhu cầu đặt lịch hẹn khám, vui lòng gọi Free Hotline: 1800 6116 hoặc đặt hẹn TẠI ĐÂY

HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ CAREPLUS

– Chi nhánh 1: Tòa nhà Savico, 66-68 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. Nguyễn Thái Bình, Quận 1

– Chi nhánh 2: Lầu 2, Tòa nhà Crescent Plaza, 105 Tôn Dật Tiên, Quận 7 (Cạnh Hồ Bán Nguyệt)

– Chi nhánh 3: 107 Tân Hải, P. 13, Q. Tân Bình (Cạnh tòa nhà ETown)

Thời gian làm việc

– Thứ 2 - Thứ 6: 8h00 - 20h00

– Thứ 7: 8h00 - 17h00

– Chủ nhật: 8h00 - 12h00 (Chỉ áp dụng tại CN Tân Bình và Quận 7)

 

Bài viết gần đây/mới

BA MẸ ĐỪNG XEM THƯỜNG TÌNH TRẠNG TÁO BÓN KÉO DÀI Ở TRẺ!
Ba mẹ đang đau đầu vì con bị táo bón kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe, tăng trưởng và chất lượng cuộc sống của con, đã làm đủ cách nhưng con vẫn ko hết táo bón? Hãy cùng BS. CK1. Trần Thị Hoàng Oanh - Chuyên Khoa Nhi - Hệ thống Phòng khám CarePlus tìm hiểu thêm về bệnh táo bón kéo dài và lưu ý khi điều trị nhé!

By BS. CK1. Trần Thị Hoàng Oanh

ĐIỂM DANH 6 LOẠI VIÊM KHỚP GÂY ĐAU ĐẦU GỐI THƯỜNG GẶP
Viêm khớp là tình trạng sụn khớp bị bào mòn khiến khớp xương ma sát nhiều với nhau, gây sưng và đau khớp dữ dội. Tìm hiểu ngay 6 loại viêm khớp gây đau đầu gối thường gặp để biết cách phòng tránh và cải thiện bệnh hiệu quả.

TIÊU CHẢY 'GHÉ THĂM' KHI BÉ ĐI HỌC: MẸ ƠI PHẢI LÀM SAO?
Sau những ngày hè vui chơi thỏa thích, các bé hào hứng trở lại trường lớp. Nhưng thời tiết thay đổi và việc chưa quen với nếp sinh hoạt mới khiến sức đề kháng của bé giảm, dễ mắc phải các bệnh như tiêu chảy do virus hoặc vi khuẩn. Đây là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ khi đi học, khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng. Đừng lo, mẹ chỉ cần nắm rõ cách xử lý đúng khi bé bị tiêu chảy để giảm thiểu rủi ro sức khỏe cho con nhé!

By ThS. BS. Sử Thị Như Ngọc

CẢNH BÁO NGUY CƠ ĐAU MẮT ĐỎ MÙA MƯA BÃO
Đau mắt đỏ (viêm kết mạc) là bệnh phổ biến trong mùa mưa, đặc biệt tại các khu vực thiếu nước sạch, với tốc độ lây lan nhanh chóng và chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Bệnh do virus Adeno gây ra do lây qua đường hô hấp và tồn tại lâu trong môi trường, dễ phát tán trong cộng đồng có tiếp xúc gần.

By BS. CK2. Khương Thị Kha Ly

Các sản phẩm liên quan

Khám tổng quát cho trẻ 10-16 tuổi
10-16 tuổi là độ tuổi trẻ không còn nhiều bệnh vặt vì hệ miễn dịch đã phát triển gần như hoàn chỉnh. Ở độ tuổi này, trẻ cũng đã có thể bắt đầu tự lo liệu cho những nhu cầu tối thiểu của bản thân nên ba mẹ hầu như không còn phải bận tâm cho những đợt bệnh lai rai của trẻ như khi còn nhỏ. Tuy nhiên vì đang hoàn tất quá trình dậy thì nên đây là lứa tuổi dễ bị khủng hoảng nhất so với các tuổi khác. ₫1.650.000

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}