ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Có nên dùng bình để ủ ấm sữa cho bé không?

Mình khám bé 2 tháng, bú sữa mẹ qua bình. Khi bé đói, mình thấy mẹ cẩn thận lấy bình sữa đang được ủ ấm trong bình ủ điện. Hỏi lại mẹ thì mẹ nói hay ủ sữa để chuẩn bị cho bé bú hoặc khi đi xa vì nghĩ rằng sữa ấm là tốt nhất cho hệ tiêu hóa bé. Điều này đúng hay sai? Ba mẹ có nên dùng bình để ủ ấm sữa cho bé không?

Có nên dùng bình để ủ ấm sữa cho bé không?

Bác sĩ trả lời: ĐIỀU NÀY SAI vì nhiệt độ bình ủ trung bình từ 35 đến 45 C và đây là nhiệt độ thuận lợi cho sự tăng sinh và phát triển của vi khuẩn.

Theo khuyến cáo:

  • Sữa mẹ MỚI VẮT RA chỉ được để ở nhiệt độ phòng (mát, tầm < 25C) tối đa 4 giờ, không khuyến cáo ủ ấm sữa mang đi, nếu bé bú lắt nhắt thì sữa chỉ được dùng trong 2 giờ. 
  • Còn đối với sữa công thức cũng tương tự.
    Một loại vi khuẩn nguy hiểm tên Cronobacter sakazakii gây nhiễm trùng máu, viêm màng não, viêm ruột hoại tử .. có thể bị trộn lẫn trong sữa công thức khi quy trình sản xuất bị nhiễm bẩn.
    Ở nhiệt độ dưới 5 độ C vi khuẩn sẽ không phát triển. Vì thế, nếu sữa công thức đã được pha sẵn để sử dụng thì nên được để lạnh dưới 5 đọ C thì mới bảo quản trong 24h. Còn nếu để ở nhiệt độ phòng thì phải sử dụng trong 2 giờ (không hâm nóng sữa). 

Lời khuyên của Bác sĩ: 

1. Trẻ bú mẹ nên bú trực tiếp. Hạn chế bú qua bình.

  • Nếu dùng sữa mẹ MỚI VẮT thì để được 4 tiếng (< 25C - nhiệt độ phòng)
  • Nếu dùng sữa mẹ RÃ ĐÔNG mang theo chỉ để được 2 giờ (< 25C - nhiệt độ phòng)

2. Trẻ bú sữa công thức: KHÔNG PHA SẴN SỮA

  • Chuẩn bị: bình đựng nước ấm, khi bé có nhu cầu bú thì mới pha sữa vào nước ấm và dùng trong 2 giờ ( không ủ sữa - mà ngược lại làm lạnh sữa nếu di chuyển xa)

Chú ý: có thể cho bé bú sữa mẹ mới vắt, sữa rã đông còn mát, sữa công thức nguội mà không cần ủ ấm mới bú (sữa mát, nguội không gây rối loạn tiêu hóa). 

Nguồn tham khảo:

1. CDC: Human Milk Storage Guidelines
2. Correct Formula Preparation and Bottle-Feeding - EneA Global

Bài viết gần đây/mới

KHÔNG CHỦ QUAN VỚI DẤU HIỆU VÀ BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH THỦY ĐẬU
Các biểu hiện lâm sàng của thủy đậu ở trẻ thường phát triển trong vòng 15 ngày sau khi tiếp xúc và thường bao gồm các triệu chứng sốt, mệt mỏi , đau họng, chán ăn, sau đó là phát ban mụn nước toàn thân, thường xảy ra trong vòng 24 giờ.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

5 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI CHÍCH NGỪA HPV PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã đưa ra những khuyến nghị về việc tiêm ngừa vacxin HPV đối với tất cả trẻ em (cả nam lẫn nữ) nên được tiêm vacxin HPV vào khoảng 11-12 tuổi, thậm chí có thể tiêm sớm nhất là lúc 9 tuổi và việc chủng ngừa được khuyến khích cho tất cả mọi người đến 26 tuổi.

ĐAU VAI DO VIÊM GÂN - CHUYỆN THƯỜNG THẤY Ở DÂN VĂN PHÒNG
Với đặc thù công việc là làm việc bên máy tính 8 tiếng/ngày, cùng tư thế ngồi chưa đúng, dân văn phòng dễ gặp tình trạng viêm gân cơ vai. ThS. BS. CKI. Nguyễn Văn Hoàng Tâm - Chuyên khoa Cơ xương khớp tại CarePlus có những chia sẻ hữu ích về chủ đề này.

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP (QUÝ I/2024)
Trong quý I/2024, CarePlus ghi nhận tỷ lệ nhân sự của các doanh nghiệp khám sức khỏe định kỳ mắc các bệnh lý răng hàm mặt, vấn đề về mắt và rối loạn mỡ máu... ở mức cao (48 - 84%).

Các sản phẩm liên quan

Khám tổng quát cho trẻ 10-16 tuổi
10-16 tuổi là độ tuổi trẻ không còn nhiều bệnh vặt vì hệ miễn dịch đã phát triển gần như hoàn chỉnh. Ở độ tuổi này, trẻ cũng đã có thể bắt đầu tự lo liệu cho những nhu cầu tối thiểu của bản thân nên ba mẹ hầu như không còn phải bận tâm cho những đợt bệnh lai rai của trẻ như khi còn nhỏ. Tuy nhiên vì đang hoàn tất quá trình dậy thì nên đây là lứa tuổi dễ bị khủng hoảng nhất so với các tuổi khác. ₫1.650.000

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}