ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Có nên cho trẻ uống cà phê?

Ngồi ăn sáng nghe tiếng vọng của 1 người mẹ ở bàn kế bên nói với con trai “Con uống lẹ cà phê đi rồi đi học”. Nhìn lên mà hết hồn, “con” - 1 cậu bé mới khoảng 3-4 tuổi, ăn sáng để vô trường mẫu giáo. Thằng nhỏ hút cái rột hết ly cà phê cỡ mình đang uống!!!!

Có nên cho trẻ uống cà phê?
Lại nhớ đến 1 ca bệnh khám vì đứa nhỏ tầm 2-3 tuổi khó ngủ, quấy khóc hoài. Khi khám họng thấy sao cái lưỡi đỏ lè, bà ngoại nói: ''Nó uống sting dâu, ngày nào cũng uống 2 chai đó bác sĩ!!!''
''Trời ạ, bác có biết các bác tài xế thường uống các loại nước tăng lực này thay cho cà phê để không buồn ngủ không?''
Ngoại vô tư trả lời: ''Ai biết, thấy nó ngon !!!!''
Bởi mới thấy, các phụ huynh trên khá là “vô tư” trong việc ăn uống của các bé nhỉ ?
VẬY, CÓ NÊN CHO TRẺ UỐNG CÀ PHÊ???
Cà phê là 1 chất “kích thích” vì nó làm chúng ta thấy “sảng khoái”, thấy tươi tỉnh,…và thấy “ghiền”. Nên ai cũng vậy, kể cả trẻ em, uống mà thích là sẽ ghiền!
Về mặt khoa học, caffeine có thể được xem là 1 loại thuốc, và đương nhiên “thuốc là có tác động lên cơ thể”!
Dung nạp quá nhiều caffeine có thể gây ra các vấn đề:
• Khó ngủ, bồn chồn, lo lắng
• Đau bụng, buồn nôn, chán ăn
• Nhức đầu, khó tập trung
• Nhịp tim nhanh, run, chóng mặt
• Tăng huyết áp
• Co giật, thậm chí hôn mê (ngộ độc)
Viện hàn lâm nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) và FDA của Mỹ ''KHÔNG KHUYẾN CÁO trẻ em uống cà phê'', và bắt buộc các loại thức ăn uống công nghiệp phải ghi rõ thành phần caffein trên nhãn.
Bởi vì chất caffein này không chỉ có ở cà phê mà còn có ở trong rất nhiều các loại thức uống/ thức ăn, gọi là “caffein ẩn”, rất khó có thể tránh. Đó là: kem, sô cô la, soda, nước ngọt, trà sữa, nước tăng lực,...
Canada có đưa ra mức giới hạn về CAFFEINE cho trẻ em:
• 4 – 6 tuổi: 45 mg/ ngày
• 7 – 9 tuổi: 62.5 mg/ ngày
• 10 – 12 tuổi: 85 mg/ ngày
• Thiếu niên: 85 – 100 mg/ ngày
Cần lưu ý nữa, đó là: Những đồ uống, thức ăn có chứa caffeine cũng chứa nhiều ĐƯỜNG. Vì vậy, tiêu thụ càng nhiều thực phẩm chứa caffeine sẽ có nguy cơ dư thừa năng lượng “rỗng” và gây béo phì, tăng nguy cơ kháng insulin và bệnh tiểu đường type 2. (Nhìn lại đứa bé trong ví dụ trên đúng là cũng có béo phì thật).
Ngoài ra, Đường còn làm trẻ bị sâu răng làm ảnh hưởng việc ăn uống và sức khoẻ của trẻ.
Và cuối cùng, dù trẻ con không nên uống cà phê nhưng vẫn có thể ăn/uống “chất caffein” và lượng đường khá lớn từ các thực phẩm chứa caffeine. Vì vậy, ba mẹ hãy hạn chế những thực phẩm này trong chế độ ăn uống hằng ngày của trẻ nhé !

Bài viết gần đây/mới

TRÀO LƯU ĂN UỐNG MÓN "KHỔNG LỒ" - NIỀM VUI NHẤT THỜI HAY GÁNH NẶNG LÂU DÀI CHO SỨC KHỎE?
Trào lưu mukbang với những suất ăn “siêu to khổng lồ” đang gây sốt mạng xã hội và ảnh hưởng mạnh đến thói quen ăn uống của giới trẻ. Nhưng liệu niềm vui thị giác ấy có để lại hệ lụy cho sức khỏe dinh dưỡng? Cùng bác sĩ CarePlus tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

IMPLANT NHA KHOA – GIẢI PHÁP PHỤC HỒI RĂNG MẤT TỐI ƯU
Trồng răng Implant là giải pháp phục hồi răng tối ưu hiện nay – an toàn, bền chắc, đẹp tự nhiên như răng thật. Tìm hiểu chi tiết cùng bác sĩ CarePlus trong bài viết sau!

By BS. CKI. BÙI XUÂN ĐẠT

CHĂM SÓC SỨC KHỎE DA LIỄU TOÀN DIỆN TẠI CAREPLUS
Chăm sóc sức khỏe da liễu, khám và điều trị và tư vấn các vấn đề về da, tóc, móng và bệnh lây truyền qua đường tình dục với đội ngũ bác sĩ Da liễu giàu kinh nghiệm tại CarePlus. Dịch vụ an toàn, bảo mật, cá nhân hóa, mang đến trải nghiệm nhẹ nhàng và an tâm cho khách hàng.

CẢNH BÁO NGUY CƠ TĂNG ACID URIC DO CHẾ ĐỘ ĂN DƯ THỪA CHẤT ĐẠM Ở GYMER
Tăng acid uric là tình trạng phổ biến ở gymer do chế độ ăn dư thừa chất đạm và phong trào uống bổ sung bột đạm whey để nhanh chóng lên cơ. Cùng Bác sĩ CarePlus tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}