ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

CHỦ ĐỘNG TIÊM NGỪA BỆNH SỞI - GIẢM THIỂU NGUY CƠ BÙNG PHÁT DỊCH

Theo SYT TPHCM thì trong 6 tháng đầu năm 2024 đã ghi nhận 16 trường hợp bệnh sởi tại 04 quận, huyện là Quận 8, Bình Tân, Hóc Môn, Bình Chánh và đã xác định có 03 ổ dịch tại quận Bình Tân, huyện Hóc Môn và Bình Chánh.

CHỦ ĐỘNG TIÊM NGỪA BỆNH SỞI - GIẢM THIỂU NGUY CƠ BÙNG PHÁT DỊCH

16/07/2024 10:17:24 SA

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, lây lan qua đường hô hấp và chủ yếu tấn công trẻ em. Các biến chứng nghiêm trọng nhất là mù lòa, sưng não, tiêu chảy và nhiễm trùng đường hô hấp nặng. 

Trước tình hình bệnh sởi, ho gà tại một số tỉnh, thành phố có diễn biến phức tạp, Bộ Y tế đã có những chỉ đạo về việc tăng cường phòng, kiểm soát lây nhiễm sởi trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. 

Theo SYT TPHCM thì trong 6 tháng đầu năm 2024 đã ghi nhận 16 trường hợp bệnh sởi tại 04 quận, huyện là Quận 8, Bình Tân, Hóc Môn, Bình Chánh và đã xác định có 03 ổ dịch tại quận Bình Tân, huyện Hóc Môn và Bình Chánh.  

Theo đó, trong 16 trường hợp trên thì có 68,8% trẻ dưới 2 tuổi; 93,8% trẻ dưới 5 tuổi; 84,6% trẻ từ 9 tháng đến dưới 5 tuổi chưa được tiêm chủng đầy đủ. Điều đó, cho thấy ca bệnh sởi tập trung ở lứa tuổi dưới 5 tuổi và những trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ là đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh. 

Cách phòng ngừa tốt nhất cho trẻ là tiêm ngừa. Các bác sỹ khuyến cáo tiêm đủ hai mũi vaccine phòng bệnh sởi có thể bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ mắc bệnh lên đến 95%. Ba mẹ, người chăm sóc trẻ cần xem lại trẻ đã chích đủ lịch khuyến cáo dưới đây hay chưa để bổ sung. 

  • 9 tháng tuổi : 1 mũi sởi đơn hay sởi trong vaccine kết hợp sởi-quai bị-rubella 

  • 12-15 tháng tuổi: 1 mũi sởi-rubella hay sởi-quai bi-rubella 

  • 4-6 tuổi : 1 mũi sởi-quai bị-rubella. 

Trong trường hợp có dịch Sởi bùng phát, bé có nguy cơ tiếp xúc với trẻ bị Sởi, phụ huynh cần đưa bé đi khám càng sớm càng tốt để xem xét chỉ định tiêm ngừa sớm vaccine Sởi và có điều trị phù hợp nhằm ngăn ngừa biến chứng nặng.   

Hiện tại Phòng Khám CarePlus có đầy đủ các loại vaccine phòng ngừa Sởi các Vaccine phòng tránh các loại bệnh theo chương trình tiêm chủng quốc gia. Mọi thắc mắc quý khách gọi Free Hotline 18006116 để được giải đáp và đặt lịch hẹn chích ngừa tại CarePlus. 

Bài viết liên quan

Nguy cơ cao bùng phát bệnh sởi – Ba mẹ cần lưu ý biện pháp phòng ngừa!
Cách phòng ngừa bệnh Sởi hiệu quả là tiêm vaccine phòng bệnh - mũi 1 cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên - mũi 2 khi trẻ 18 tháng tuổi. Trong trường hợp có dịch Sởi bùng phát, bé có nguy cơ tiếp xúc với trẻ bị Sởi, phụ huynh cần đưa bé đi khám càng sớm càng tốt để xem xét chỉ định tiêm ngừa sớm vaccine Sởi và có điều trị phù hợp nhằm ngăn ngừa biến chứng nặng.

Bài viết được tư vấn bởi BS. CK1. Lại Thị Bích Thủy

Bài viết gần đây/mới

“BỎ TÚI” LỜI KHUYÊN CHO MẸ: DINH DƯỠNG GIAI ĐOẠN CHO CON BÚ
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh đặc biệt là trong 6 tháng đầu đời. Chế độ ăn của người mẹ liên quan đến lượng và chất của sữa mẹ để đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ. Vậy chế độ dinh dưỡng như thế nào là phù hợp cho các mẹ sau sinh, đặc biệt là các mẹ đang cho con bú? Hãy tham khảo lời khuyên sau đây của bác sĩ nhé!

By Ths. BS. Lê Thị Kim Dung

BA MẸ ĐỪNG XEM THƯỜNG TÌNH TRẠNG TÁO BÓN KÉO DÀI Ở TRẺ!
Ba mẹ đang đau đầu vì con bị táo bón kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe, tăng trưởng và chất lượng cuộc sống của con, đã làm đủ cách nhưng con vẫn ko hết táo bón? Hãy cùng BS. CK1. Trần Thị Hoàng Oanh - Chuyên Khoa Nhi - Hệ thống Phòng khám CarePlus tìm hiểu thêm về bệnh táo bón kéo dài và lưu ý khi điều trị nhé!

By BS. CK1. Trần Thị Hoàng Oanh

ĐIỂM DANH 6 LOẠI VIÊM KHỚP GÂY ĐAU ĐẦU GỐI THƯỜNG GẶP
Viêm khớp là tình trạng sụn khớp bị bào mòn khiến khớp xương ma sát nhiều với nhau, gây sưng và đau khớp dữ dội. Tìm hiểu ngay 6 loại viêm khớp gây đau đầu gối thường gặp để biết cách phòng tránh và cải thiện bệnh hiệu quả.

TIÊU CHẢY 'GHÉ THĂM' KHI BÉ ĐI HỌC: MẸ ƠI PHẢI LÀM SAO?
Sau những ngày hè vui chơi thỏa thích, các bé hào hứng trở lại trường lớp. Nhưng thời tiết thay đổi và việc chưa quen với nếp sinh hoạt mới khiến sức đề kháng của bé giảm, dễ mắc phải các bệnh như tiêu chảy do virus hoặc vi khuẩn. Đây là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ khi đi học, khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng. Đừng lo, mẹ chỉ cần nắm rõ cách xử lý đúng khi bé bị tiêu chảy để giảm thiểu rủi ro sức khỏe cho con nhé!

By ThS. BS. Sử Thị Như Ngọc

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}