ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

CẢNH BÁO TÌNH TRẠNG NGƯỜI TRẺ MẮC BỆNH TIỂU ĐƯỜNG TĂNG NGUY CƠ TỔN THƯƠNG MẮT

Chuyên gia dự đoán, các trường hợp người trẻ tuổi trên toàn cầu mắc tiểu đường type 1 sẽ tăng gần gấp ba lần và các trường hợp mắc tiểu đường type 2 sẽ tăng gấp bốn lần vào năm 2050. Điều này sẽ kéo theo tăng rủi ro mắc bệnh về mắt và thay đổi các mục tiêu điều trị để duy trì thị lực ở thanh thiếu niên mắc bệnh tiểu đường.

CẢNH BÁO TÌNH TRẠNG NGƯỜI TRẺ MẮC BỆNH TIỂU ĐƯỜNG TĂNG NGUY CƠ TỔN THƯƠNG MẮT

18/04/2023 2:27:57 CH

Trên thực tế biến chứng của bệnh tiểu đường ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và có thể trở thành mối nguy hiểm cho người bệnh. Nhưng nếu có phương pháp điều trị phù hợp kết hợp với điều chỉnh lối sống có thể giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn các biến chứng đó.

 
Một trong số những biến chứng của căn bệnh tiểu đường là gây nguy cơ tổn thương mắt. Ngày nay biến chứng ở tiểu đường càng tăng và càng trẻ hóa độ tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh võng mạc ở người trẻ bị tiểu đường tăng so với bình thường và ở người tiểu đường type 2 thường cao hơn so với type 1.
 
 
Theo nghiên cứu gần đây của Trường Y khoa Mayo Clinic Alix (Mỹ), trẻ em và thanh niên mắc bệnh tiểu đường type 2 phải đối mặt với nguy cơ cao gặp các vấn đề về mắt. Các tác giả nghiên cứu đã theo dõi 525 người từ 22 tuổi trở xuống và phát hiện ra rằng nguy cơ mắc bệnh võng mạc trong vòng 15 năm đầu ở người bệnh tiểu đường type 2 cao hơn 88% so với tiểu đường type 1. Nguy cơ mắc bệnh võng mạc tiểu đường tiến triển trước tuổi dậy thì rất thấp. Độ tuổi trung bình chẩn đoán bệnh về mắt ở trẻ tiểu đường khoảng từ 12 tuổi trở lên.
 
Theo Viện Quốc gia về Bệnh tiểu đường, Bệnh Tiêu hóa và Bệnh thận Mỹ, các yếu tố như: HÚT THUỐC LÁ, tăng cân quá mức, béo phì, lối sống ít vận động và Chế độ ăn có nhiều chất béo bão hoà, chất béo chuyển hóa; ăn mặn. Có thể làm tăng tỷ lệ tiểu đường type 2 ở trẻ em và thanh niên. Nghiên cứu của viện này vào năm 2021 trên 200 trẻ em và thanh niên chỉ ra, tỷ lệ mắc bệnh võng mạc tiểu đường ở người tiểu đường type 2 là 9,1%, cao hơn tiểu đường type 1 (5,6%). Tỷ lệ này ở mức trung bình sau 8 năm chẩn đoán bệnh tiểu đường cho cả hai nhóm.
 
Chuyên gia dự đoán, các trường hợp người trẻ tuổi trên toàn cầu mắc tiểu đường type 1 sẽ tăng gần gấp ba lần và các trường hợp mắc tiểu đường type 2 sẽ tăng gấp bốn lần vào năm 2050. Điều này sẽ kéo theo tăng rủi ro mắc bệnh về mắt và thay đổi các mục tiêu điều trị để duy trì thị lực ở thanh thiếu niên mắc bệnh tiểu đường.
 
Chuyên gia cho rằng, để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng ở mắt, trẻ em bị bệnh tiểu đường, nhất là tiểu đường type 2 cần kiểm tra mắt thường xuyên hơn trẻ khỏe mạnh. Kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ cũng là cách phòng ngừa bệnh tiểu đường ở thanh thiếu niên, việc phòng ngừa căn bệnh này từ sớm rất quan trọng từ đó giảm thiểu nguy cơ mất thị lực khi còn trẻ. Khi đã mắc bệnh tiểu đường, các chiến lược can thiệp sớm để giảm thiểu tác động của các biến chứng, có thể ngăn ngừa bệnh võng mạc tiểu đường. Kiểm soát đường huyết, huyết áp, cholesterol cũng giúp phòng ngừa các biến chứng tiểu đường.
 
Tại CarePlus cung cấp các dịch vụ Tầm soát sức khỏe chuyên sâu về căn bệnh Tiểu đường cho cả Nam và Nữ:
  1. Gói Tầm Soát Tiểu Đường
  2. Gói Tầm Soát Biến Chứng Tiểu Đường

Bài viết liên quan

5 biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường
Biến chứng của bệnh tiểu đường ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và có thể trở thành mối nguy hiểm cho người bệnh. Nhưng nếu có phương pháp điều trị phù hợp kết hợp với điều chỉnh lối sống có thể giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn các biến chứng đó.

Bệnh Tiểu Đường Giai Đoạn Đầu: 9 Triệu Chứng Phổ Biến
Tiểu đường là một bệnh mạn tính với đặc trưng là lượng đường trong máu luôn cao hơn mức bình thường do cơ thể thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa chất đường trong máu. Tình trạng này không chỉ làm giảm chất lượng sống mà còn ảnh hưởng tới tuổi thọ và tính mạng của người bệnh. Đó là lý do vì sao nhận biết sớm triệu chứng bệnh tiểu đường và cách chữa trị lại quan trọng, nhất là khi triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng và dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh khác.

Bài viết được tư vấn bởi THS. BS. Nguyễn Sĩ Phương Thảo

Bài viết gần đây/mới

TIÊM VẮC XIN LÀ CÁCH TỐT NHẤT ĐỂ BẢO VỆ TRẺ KHỎI BỆNH SỞI
Hiện nay, đối phó với bệnh Sởi chỉ mới tập trung vào hậu quả do bệnh sởi gây ra chứ chưa thể tiêu diệt được virus gây bệnh. Mùa lễ hội đông đúc dịp cuối năm và kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 sắp tới, cùng với thời tiết cuối năm ở miền Nam là những điều kiện lý tưởng để bệnh sởi lây lan. Một người mắc sởi có thể đã nhiễm từ 3 - 4 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng, khiến việc lây bệnh cho gia đình và cộng đồng trở nên khó kiểm soát. Trong tình hình hiện nay, nếu không có các biện pháp kiểm soát tốt, nguy cơ bùng phát dịch sởi trong thời gian tới là rất lớn.

By ThS. BS. Sử Thị Như Ngọc

CHẢY MÁU CAM: NGUYÊN NHÂN, SƠ CỨU VÀ PHÒNG NGỪA
Chảy máu cam một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhất là trẻ mầm non có thể bị ít nhất một lần, thường không nguy hiểm nhưng thường làm các ba mẹ rất lo lắng. Hãy cùng BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng - Chuyên khoa Nhi - Hệ thống phòng khám CarePlus tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân cũng như xử lý khi bị chảy máu cam đúng cách nhé!

By BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng

HIỂU THÊM VỀ NỔI MÀY ĐAY VÀ PHÙ MẠCH
Nổi mày đay và phù mạch là những phản ứng của da thường gặp, gây ra sự khó chịu và đôi khi lo lắng cho người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về hai tình trạng này, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và các biện pháp phòng ngừa.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

BÉO PHÌ DÙ CÂN NẶNG BÌNH THƯỜNG - MỐI NGUY TIỀM ẨN MÀ BẠN KHÔNG NGỜ TỚI
Béo phì cân nặng bình thường (NWO) là tình trạng phức tạp với nhiều nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn. Tìm hiểu cách nhận biết và phòng ngừa béo phì cân nặng bình thường để bảo vệ sức khỏe toàn diện!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỪNG XEM NHẸ TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở TRẺ EM
Thiếu máu thiếu sắt được xem là vấn đề y tế xã hội, là mối quan tâm của y tế toàn cầu. Theo viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam, trong giai đoạn năm 2015 - 2016, trẻ em dưới 5 tuổi có tỉ lệ thiếu máu là 27,8%, thiếu máu do thiếu sắt chiếm tới 63,6%.

By BS. CK1. Lê Ngọc Tuyết Sương

Các sản phẩm liên quan

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}