ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Các dấu hiệu "sau nhiễm Covid" ở trẻ em ba mẹ tuyệt đối không bỏ qua

Những ngày gần đây, ghi nhận tỷ lệ trẻ mắc Covid ngày càng tăng, nhất là những trẻ chưa được chủng ngừa. Điều may mắn là, hầu hết các trẻ bị nhiễm Covid đều nhẹ và phục hồi nhanh hơn người lớn. Tuy nhiên, những quan sát gần đây cho thấy, một số ít trẻ vẫn bị nguy cơ ‘Sau nhiễm Covid’ từ nhẹ đến nặng, nhất là Hội Chứng MIS-C.

Các dấu hiệu "sau nhiễm Covid" ở trẻ em ba mẹ tuyệt đối không bỏ qua

1. Khó thở

Do Covid -19 tấn công trực tiếp vào phổi, nên một số trẻ có thể bị đau ngực, ho, và khó thở khi hoạt động gắng sức. Triệu chứng này có thể kéo dài đến 3 tháng hoặc lâu hơn.  Trẻ trên 6 tuổi cần đo chức năng hô hấp và đánh giá lại tim mạch toàn diện nếu triệu chứng hô hấp kép dài đặc biệt là khi gắng sức

2. Vấn đề về Tim

Nhiễm Covis-19 có thể gây ra tình trạng viêm cơ tim. Trẻ bị viêm cơ tim sẽ có thể cảm thấy đau ngực, hụt hơi, tim đập không đều, hồi hộp, mệt mỏi...kéo dài  ngay cả khi hoạt động bình thường.

3. Mùi và vị

Tầm 1/4 trẻ em bị nhiễm Covid có thể bị thay đổi mất hay giảm khứu giác và vị giác. Đa phần sẽ hổi phục sau 2-3 tuần. Tuy nhiên, có trường hợp bị kéo dài lâu hơn và ảnh hưởng đáng kể đến thói quen ăn uống của trẻ

4. Thần kinh

Trong giai đoạn cấp, Covid-19 có thể tấn công lên hệ thần kinh ( rât hiếm) dẫn đến đột quỵ hay viêm não. Những trường hợp nhẹ, trẻ có thể bị kéo dài tình trạng mất tập trung, rối loạn ngôn ngữ, vận động và cảm xúc...

5. Rối loạn trí nhớ

Hay quên, giảm khả năng tập trung. Học tập khó hơn, khả năng đọc viết chậm hơn, trẻ cần được hỗ trợ nhiều hơn trong học tập và cần nhiều thời gian thư giãn hơn trước để tiếp tục bài học mới

6. Mệt mỏi kéo dài

Trẻ luôn có cảm giác mệt mỏi và ít hoạt động hơn bình thường, ảnh hưởng đáng kể đến khả năng vui chơi và học tập của trẻ

7. Đau đầu

Đây là triệu chứng thường gặp và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ và cả gia đình trẻ

8. Rối loạn sức khỏe tâm thần

Trẻ sợ hãi vì bị nhiễm Covid, kèm áp lực nằm viện, cách ly và học online tại nhà. Đây là vấn đề rất đáng quan tâm

9. Hội chứng đáp ứng viêm toàn thân ( MIS-C)

Đây là biến chứng nặng, hiếm gặp. Là tình trạng viêm đa cơ quan trong cơ thể bao gồm tim, phổi, thận, não, da, mắt hoặc các cơ quan tiêu hóa... dẫn đến suy đa cơ quan. Trẻ có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

MIS-C xảy ra sau nhiễm Covid từ 2-6 tuần. Triệu chứng là sốt từ  3 ngày trở đi kèm theo:

- Tổn thương da niêm: nổi ban, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi đỏ như da trái dâu tây, phù nề bàn tay, bàn chân

- Biểu hiện rối loạn tiêu hóa: đau bụng, tiêu chảy, ói

- Dấu hiệu suy tim: mệt, xanh, môi tái, lạnh tay chân

NHIỀU TRƯỜNG HỢP NGƯỜI NHÀ KHÔNG BIẾT TRẺ BỊ NHIỄM COVID NÊN CÓ THỂ BỎ LỠ CÁC TRIỆU CHỨNG QUAN TRỌNG ĐỂ ĐƯA TRẺ ĐI KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ KỊP THỜI

Kết luận:

- Sau nhiễm Covidở trẻ em cũng là vấn đề đáng quan tâm, nhất là các biến chứng nguy hiểm tính mạng như MIS-C.

- Phụ huynh cần theo dõi và phát hiện sớm trẻ bị nhiễm Covid, thông báo cho Bác sĩ của trẻ để có hướng dẫn chăm sóc và theo dõi trẻ phù hợp trong giai đoạn sau nhiễm Covid

Tham khảo

1. For Parents: Multisystem Inflammatory Syndrome in Children (MIS-C) associated with COVID-19

2. Post-COVID Conditions in Children and Teens -AAP

3. CDC and WHO case definitions of multisystem inflammatory syndrome in children - Up To Date 2021

Liên hệ đặt hẹn với các bác sĩ Nhi của CarePlus để được tư vấn các triệu chứng bất thường sau nhiễm Covid cho trẻ tại website hoặc gọi free hotline 18006116. 

Bài viết gần đây/mới

LÝ GIẢI LÝ DO PHỤ NỮ DỄ MẮC BỆNH LÝ TUYẾN GIÁP
Tuyến giáp – bộ phận “nhỏ bé” nhưng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì hoạt động chuyên hóa và sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, các bệnh lý tuyến giáp lại có xu hướng “ưa chuộng” phụ nữ hơn nam giới. Tại sao lại như vậy? Bài viết này sẽ giúp bạn lý giải rõ ràng và nhắc nhở rằng, mặc dù tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh cao hơn, nhưng nam giới vẫn không nên chủ quan.

CHĂM SÓC SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG TOÀN DIỆN – ĐẦU TƯ NHỎ, LỢI ÍCH LỚN!
Chăm sóc sức khỏe răng miệng là bước đầu cho việc gìn giữ sức khỏe tổng thể và đảm bảo chất lượng cuộc sống. Tham khảo ngay các dịch vụ chăm sóc - điều trị và thẩm mỹ nha khoa tại CarePlus.

”YÊU” KHÔNG AN TOÀN - KHI NÀO NÊN ĐI KHÁM?
Quan hệ tình dục không an toàn nghĩa là quan hệ bằng đường sinh dục, hậu môn hoặc đường miệng mà không sử dụng các biện pháp bảo vệ. Việc xét nghiệm bệnh lây truyền qua đường tình dục đúng thời điểm rất quan trọng. Vì sẽ tránh nhận kết quả âm tính giả, tránh nguy cơ làm bỏ sót bệnh dẫn đến xuất hiện biến chứng do không điều trị kịp thời và làm lây lan bệnh.

By ThS. BS CKI. Nguyễn Thị Thuỳ Liên

CHẤT GÂY RỐI LOẠN NỘI TIẾT – "THỦ PHẠM" THẦM LẶNG CỦA DẬY THÌ SỚM
Dậy thì sớm ở trẻ em đang là vấn đề đáng quan tâm trên toàn thế giới hiện nay. Nhiều nghiên cứu đã ghi nhận sự giảm tuổi dậy thì, cụ thể là tuổi bắt đầu phát triển ngực (Thelarche) và tuổi bắt đầu có kinh nguyệt (Menarche), trong suốt thế kỷ qua, với ước tính giảm khoảng từ 2-3 tháng trong mỗi thập kỷ.

By BS. CK1. Lại Thị Bích Thủy

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}