ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Các cột mốc phát triển của trẻ mới biết đi (2 đến 6 tuổi)

Mặc dù quá trình phát triển của mỗi trẻ là khác nhau, tuy nhiên bố mẹ vẫn có thể theo dõi sự lớn lên của con qua những biểu hiện nhất định. Do vậy, những cột mốc đáng chú ý dưới đây sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích giúp bạn thành công trong việc nuôi dạy con từ 2 đến 6 tuổi. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ, nếu bạn thấy con mình có bất kì dấu hiệu bất thường nào.

Các cột mốc phát triển của trẻ mới biết đi (2 đến 6 tuổi)

15/09/2020 4:19:21 CH

Con bạn phát triển như thế nào trong giai đoạn 2 tuổi?

  • Tự đi, lên cao mà không cần dùng tay, có thể chạy, đi bộ lên và xuống cầu thang hai bộ mỗi bước, đá được bóng, trèo lên và xuống một đồ vật mà không cần trợ giúp. 

  • Xây dựng tháp sáu khối. Lật từng trang sách ảnh một. Tự viết nguệch ngoạc. Có thể sử dụng một tay thường hơn tay kia

  • Mặc quần áo mà không cần trợ giúp (thường cởi quần áo tốt hơn mặc vào)

  • Có thể đòi bố mẹ với những nhu cầu đơn giản như khát, đói, cần sử dụng nhà vệ sinh

  • Nói được hai đến ba từ trong câu. Từ vựng tăng lên khoảng 50 - 300 từ

  • Nhận biết các chi tiết trong hình ảnh, các bộ phận cơ thể

  • Sử dụng tên riêng để chỉ bản thân

  • Hiểu được câu lệnh với 2 yêu cầu (“đưa bóng cho mình, sau đó lấy giày cho mình”)

  • Bắt chước hành vi của người khác, đặc biệt là người lớn và trẻ lớn hơn

  • Tính độc lập thể hiện ngày càng tăng

  • Bắt đầu thể hiện hành vi thách thức

  • “Không, Không, Không….!” là một phản ứng rất phổ biến đối với trẻ em ở độ tuổi này. Trẻ giận dữ khi bạn không những gì chúng muốn, nhưng chúng cũng quên rất nhanh. 

  • Bé tò mò hơn, thích khám phá - thử nghiệm mọi thứ, nếm thử, ấn và bóp thử

  • Tính chiếm hữu: Bé không thích chia sẻ đồ đạc của mình và khẳng định quyền sở hữu với vật thuộc về mình. Bé cũng thích khám phá mọi thứ, vì vậy đồ chơi thường bị xé hoặc đập vỡ

Bé 2 tuổi có thể xây một tòa tháp với 6 hình khối, mặc quần áo đơn giản mà không cần trợ giúp và phát triển vốn từ vựng từ 50 đến 300 từ

Mẹo nuôi trẻ 2 tuổi 

Trẻ hai tuổi đang ở giai đoạn khám phá thế giới xung quanh và cố gắng tập luyện để thành thạo các kỹ năng, tập tính độc lập và tìm hiểu mọi thứ để thỏa mãn trí tò mò của mình. Vì vậy, khi khó chịu, bé sẽ thường thể hiện sự tức giận. Hãy thử những cách sau:

  • Tạo nhiều cơ hội để bé có thể khám phá, cho trẻ những đồ chơi mà bé có thể chạm, nhấn và nếm để kích thích trí tưởng tượng và thúc đẩy sự khám phá.

  • Đánh lạc hướng khi trẻ bực bội bằng cách gợi ý để trẻ tham gia những hoạt động khác. Hoặc giúp đỡ nếu bé không thể làm được một điều gì đó. 

  • Trang bị những đồ chơi bền hơn và không dễ bị hỏng

Con bạn phát triển như thế nào trong giai đoạn 3 tuổi?

  • Có thể giữ thăng bằng trong thời gian ngắn trên một chân. Có thể leo cầu thang bằng chân luân phiên (không giữ tay vịn). Có thể đạp xe ba bánh

  • Bắt chước và vẽ hình với mẫu sẵn có. Xây dựng tháp 8 khối. Có khả năng kiểm soát bút tốt. Có thể cắt giấy bằng kéo. Có thể xâu các hạt lớn trên dây

  • Có thể sắp xếp các vật thể thành một cách đơn giản. Nhận dạng và xác định được hầu hết các vật thể.

  • Nâng vốn từ lên hàng trăm từ. Có thể nói các câu từ ba đến bốn từ, các câu hỏi thông thường. Sử dụng số nhiều và đại từ (anh ấy / cô ấy). Hiểu được khái niệm “của tôi” và “của anh ấy / của cô ấy”.

  • Xác định được tên, tuổi và giới tính (trai / gái)

  • Người lạ có thể hiểu hầu hết bé nói gì

  • Có thể tự mặc quần áo, chỉ cần giúp bé buộc dây, thắt nút. Có thể tự múc ăn mà không gặp khó khăn. Có thể kiểm soát việc đi vệ sinh kể cả ngày và đêm 

  • Trẻ em thường ngoan ngoãn nghe lời ba mẹ ở độ tuổi này vì chúng thích làm hài lòng người lớn.

  • Chúng thích chơi với những đứa trẻ khác, thích chia sẻ và quan tâm đến người khác

  • Tràn đầy năng lượng: bé rất hiếu động gần như mọi lúc mà không biết mệt mỏi

  • Trí tưởng tượng cao: Bé thường chìm đắm trong thế giới tưởng tượng của mình và chưa thể phân biệt được đâu là thực và đâu là tưởng tượng

Lên 3 tuổi, con bạn có thể cầm bút tốt, vẽ hình tròn và có thể viết các câu ngắn đơn giản

Mẹo nuôi trẻ 3 tuổi

  • Khen ngợi và thưởng khi bé hoàn thành tốt công việc, vâng lời và giúp đỡ người khác

  • Tạo điều kiện để bé tham gia các trò chơi vận động nhưng cũng phải đảm bảo cho trẻ nghỉ ngơi

  • Dành thời gian để cùn bước vào thế giới tưởng tượng của trẻ

  • Tạo cơ hội để bé cùng chơi với anh chị và bạn bẻ của mình

Con bạn phát triển như thế nào trong giai đoạn 4 tuổi?

  • Đứng được trên một chân trong tối đa năm giây. Có thể dá bóng về phía trước, bắt bóng nảy ra, ném bóng qua tay phối hợp

  • Xây dựng một tòa tháp gồm 10 hình khối. Vẽ hình tròn và hình vuông. Vẽ một người với hai đến bốn bộ phận cơ thể. Sử dụng kéo. Bắt đầu viết được chữ viết hoa

  • Có vốn từ vựng hơn 1.000 từ. Nói được câu bốn hoặc năm từ

  • Hiểu khái niệm về số đếm và có thể biết một vài số

  • Hiểu được câu mệnh lệnh bao gồm 3 mệnh lệnh liên tục 

  • Nhớ lại các phần của một câu chuyện đã được kể 

  • Hiểu các khái niệm “giống nhau” và “khác nhau”

  • Chơi, tranh luận với những đứa trẻ khác

  • Ham học hỏi: Đây là độ tuổi của rất nhiều câu hỏi. Ngay cả khi câu trả lời được đưa ra, đứa trẻ 4 tuổi vẫn tiếp tục hỏi "Tại sao?"

  • Nói nhiều: Do khả năng ngôn ngữ ngày càng cao nên trẻ có xu hướng nói liên tục

  • Khó đoán được cảm xúc của trẻ: trẻ em có thể bật cười và khóc cùng một lúc, đôi khi tức giận bất chợt nhưng cơn nóng giận sẽ nhanh chóng qua đi

  • Tràn đầy năng lượng và thích chia sẻ thời gian bên mọi người 

  • Nhu cầu vận động cơ bắp cao của trẻ khiển trẻ tham gia hoạt động liên tục

Bé 4 tuổi rất tò mò và thường xuyên đặt câu hỏi, có xu hướng nói liên tục

Mẹo nuôi trẻ 4 tuổi

  • Khuyến khích đứa trẻ đặt câu hỏi. Nếu bạn không có câu trả lời, hãy cùng trẻ tìm ra câu trả lời bằng cách tra cứu từ điển bách khoa, thư viện, v.v.

  • Thúc đẩy trẻ phát triển các kỹ năng vận động: cho phép bé leo trèo, đi xe đạp, nhảy, v.v. những vẫn đảm bảo an toàn

  • Nói chuyện và đọc truyện cho con nghe thường xuyên để giúp xây dựng kỹ năng từ vựng của bé.

  • Tạo cơ hội cho trẻ tham gia các hoạt động xã hội, hãy để bé mời bạn về nhà chơi 

Con bạn phát triển như thế nào trong giai đoạn 5 tuổi?

  • Bé có thể nhảy, giữ thăng bằng khi đứng trên một chân và nhắm mắt, kỹ năng chơi bóng được phát triển tốt

  • Vẽ người, vẽ hình tam giác, biết lên màu, viết tên và một số chữ cái

  • Từ vựng tăng lên hơn 2.000 từ. Nói các câu hơn năm từ

  • Kể chuyện có đan xen quá khứ, hiện tại và tương lai 

  • Tư mặc quần áo, quan tâm đến người khác, tự xử lí nhu cầu cá nhân 

  • Nhận thức về giới tính

  • Có thể phân biệt tưởng tượng với thực tế

  • Kỹ năng ngôn ngữ: trẻ em thích nói chuyện, kể chuyện và hỏi người lớn

  • Khả năng sáng tạo cao 

  • Hiếu động và tham gia chơi với bạn cùng trang lứa 

  • Việc dạy nuôi dạy để bé trở thành một đứa trẻ ngoan ngoãn là vô cùng quan trọng trong giai đoạn này, do đó nên có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và phụ huynh

  • Ý thức về trách nhiệm: Bé cảm thấy "trưởng thành" khi làm những công việc nhỏ giúp đỡ ba mẹ

Khi 5 tuổi, con bạn thích bắt đầu một cuộc trò chuyện hoặc thử những điều mới

Mẹo nuôi trẻ 5 tuổi

  • Dành thời gian trò chuyện với con bạn, cùng nhau đọc truyện, khuyến khích trẻ kể chuyện hoặc chia sẻ những câu chuyện cười với nhau

  • Phân biệt công việc tốt và xấu

  • Tổ chức các cho trẻ tham gia các trò chơi nhóm và khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời

  • Dạy trẻ có trách nhiệm như dọn bàn ăn, lau khô bát đĩa, nhặt đồ chơi, v.v.

Con bạn phát triển như thế nào ở giai đoạn 6 tuổi?

  • Học cách nhảy dây, vẽ được hình viên kim cương, biết phân biệt phải và trái, đếm số trên ngón tay, biết cách buộc dây giày

  • Vẽ với độ chính xác và chi tiết. Phát triển tốt kỹ năng đọc. 

  • Nói chuyện trôi chảy và tự tin

  • Dễ bị phân tâm, một số trẻ ở độ tuổi này thiếu tập trung 

  • Cực kỳ năng động, tràn đầy năng lượng đến mức bé không thể ngồi yên. Bé  tham gia tích cực vào các trò chạy, nhảy, kéo co

  • Háo hức muốn học: Mọi thứ đều thú vị với bé, đọc sách, kể chuyện và xem phim hoạt hình là những hoạt động yêu thích của bé

  • Tính cạnh tranh cao

  • Thích chơi với các bạn cùng giới

Bé 6 tuổi tràn đầy năng lượng và háo hức tham được vui chơi

Mẹo nuôi trẻ lúc 6 tuổi

  • Giúp con bạn hòa mình nhiều hơn với thiên nhiên

  • Cho bé đọc sách, xem bằng đĩa, bài hát nhằm giáo dục con

  • Dành thời gian cho trẻ tham gia hoạt động ngoài trời 

  • Hướng dẫn trẻ tham gia các trò chơi tập thể, phát triển tinh thần đồng đội

Tìm hiểu về các mốc phát triển của con bạn từ sơ sinh đến 18 tháng.

------

Tham khảo chi tiết các Gói khám tổng quát cho trẻ chuyên sâu theo từng độ tuổi (1-6 tuổi và trên 6 tuổi). 

Bài viết liên quan

Những cột mốc của trẻ từ 1 tháng tuổi đến 18 tháng tuổi
Theo dõi quá trình lớn lên của con là một trải nghiệm thiêng liêng và hạnh phúc. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh thường lo lắng và tự hỏi: “ Liệu con tôi có đang phát triển bình thường không?”. Ba mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ khoa nhi nếu thấy con mình có những biểu hiện bất thường cũng như trang bị cho bản thân những kiến thức phổ thông cần thiết để giảm bớt lo lắng trong quá trình nuôi dạy con.

Bài viết gần đây/mới

ĐIỀU TRỊ TỦY RĂNG KỊP THỜI - RĂNG KHỎE ĐÓN TẾT AN VUI
Điều trị tủy răng ngay khi nhận thấy cơn đau răng dai dẳng là cách tốt nhất để bảo tồn răng thật và hạn chế các biến chứng nguy hiểm. Tìm hiểu về phương pháp điều trị tủy răng tại CarePlus trong bài viết dưới đây!

By BS. CKI. BÙI XUÂN ĐẠT

TIÊM VẮC XIN LÀ CÁCH TỐT NHẤT ĐỂ BẢO VỆ TRẺ KHỎI BỆNH SỞI
Hiện nay, đối phó với bệnh Sởi chỉ mới tập trung vào hậu quả do bệnh sởi gây ra chứ chưa thể tiêu diệt được virus gây bệnh. Mùa lễ hội đông đúc dịp cuối năm và kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 sắp tới, cùng với thời tiết cuối năm ở miền Nam là những điều kiện lý tưởng để bệnh sởi lây lan. Một người mắc sởi có thể đã nhiễm từ 3 - 4 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng, khiến việc lây bệnh cho gia đình và cộng đồng trở nên khó kiểm soát. Trong tình hình hiện nay, nếu không có các biện pháp kiểm soát tốt, nguy cơ bùng phát dịch sởi trong thời gian tới là rất lớn.

By ThS. BS. Sử Thị Như Ngọc

CHẢY MÁU CAM: NGUYÊN NHÂN, SƠ CỨU VÀ PHÒNG NGỪA
Chảy máu cam một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhất là trẻ mầm non có thể bị ít nhất một lần, thường không nguy hiểm nhưng thường làm các ba mẹ rất lo lắng. Hãy cùng BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng - Chuyên khoa Nhi - Hệ thống phòng khám CarePlus tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân cũng như xử lý khi bị chảy máu cam đúng cách nhé!

By BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng

HIỂU THÊM VỀ NỔI MÀY ĐAY VÀ PHÙ MẠCH
Nổi mày đay và phù mạch là những phản ứng của da thường gặp, gây ra sự khó chịu và đôi khi lo lắng cho người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về hai tình trạng này, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và các biện pháp phòng ngừa.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

BÉO PHÌ DÙ CÂN NẶNG BÌNH THƯỜNG - MỐI NGUY TIỀM ẨN MÀ BẠN KHÔNG NGỜ TỚI
Béo phì cân nặng bình thường (NWO) là tình trạng phức tạp với nhiều nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn. Tìm hiểu cách nhận biết và phòng ngừa béo phì cân nặng bình thường để bảo vệ sức khỏe toàn diện!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

Các sản phẩm liên quan

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}