ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Các bệnh thường gặp ở tủy răng

Việc hiểu rõ nguyên nhân cũng như các bệnh lý thường gặp liên quan đến tủy răng sẽ giúp quá trình phòng ngừa và điều trị diễn ra hiệu quả hơn.

Các bệnh thường gặp ở tủy răng

1.Tủy răng và nguyên nhân gây bệnh tủy răng

Tủy răng là một tổ chức liên kết đặc biệt chứa nhiều dây thần kinh và mạch máu nằm trong một hốc giữa ngà răng. Tủy răng có ở cả thân răng và chân răng (gọi là buồng tủy và ống tủy), được bao bọc bởi ngà răng và men răng. Ống tủy ở chân răng là những sợi mô rất nhỏ và mảnh, phân nhánh từ buồng tủy phía trên thân răng xuống đến chóp chân răng.

Bệnh lý liên quan đến tủy răng là tình trạng khá phổ biến, thường xuất phát từ biến chứng của bệnh sâu răng khiến cho các thành phần mô học tủy răng bị viêm nhiễm, thậm chí hoại tử. Sâu răng lâu ngày không được điều trị là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tồn tại và xâm nhập vào răng bị hở tủy gây bệnh.

Bên cạnh đó cũng còn một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến các bệnh ở tủy răng như:
- Viêm tủy, viêm quanh răng do vi khuẩn
- Mạch máu nuôi tủy răng bị đứt do sang chấn vật lý
- Mòn răng, mẻ hoặc vỡ răng
Khi mắc bệnh lý tủy răng, người bệnh nên gặp nha sĩ

2. Các bệnh thường gặp ở tủy răng:

  • Viêm tủy có hồi phục

Trong viêm tủy có hồi phục, sự sống của tủy có thể được duy trì nếu răng được điều trị, thường là bằng loại bỏ mô sâu răng, và sau đó phục hồi. Tùy vào mức độ nếu tình trạng sâu răng không được phát hiện và điều trị kịp thời gây ra. Bệnh nhân sẽ có cảm giác răng nhạy cảm khi gặp các tác nhân kích thích như lạnh hoặc nóng, ăn chua, cảm giác răng ê buốt không kéo dài. Những biểu hiện này sẽ biến mất ngay khi không còn kích thích.

  • Viêm tủy không hồi phục:

Viêm tủy răng không hồi phục bao gồm hai dạng không đau hoặc đau. Ở dạng đau của viêm tủy răng không hồi phục, người bệnh có thể thấy xuất hiện các cơn đau tủy điển hình như:

  • Cơn đau tự phát:

- Cơn đau lan nửa mặt và đau nửa đầu cùng bên.
- Đau thành vùng, không xác định chính xác được vị trí răng bị đau
- Cơn đau có thể chỉ trong vài phút hoặc có thể kéo dài hàng giờ.
- Cơn đau diễn biến nặng khi thay đổi tư thế hoặc có kích thích nóng/lạnh.
- Đối với thể không đau của viêm tủy răng không hồi phục có thể phát hiện thông qua thăm khám lâm sàng khi thấy răng bị hở tủy có hiện tượng lốm đốm vàng, khối màu đỏ sẫm hoặc có lỗ sâu răng.

 

  • Viêm tủy cấp:

- Người bị viêm tủy cấp thường có các triệu chứng điển hình như:
- Cơn đau tự phát thường xảy ra vào ban đêm và có thể kéo dài
- Khi có thức ăn rơi vào lỗ sâu hoặc sự thay đổi nhiệt độ đột ngột kích thích cơn đau.
- Cơn đau âm ỉ liên tục hoặc đau nhói thành từng cơn.
- Người bệnh có thể quay trở lại sinh hoạt hoàn toàn bình thường khi cơn đau kết thúc. Tuy nhiên, trường hợp viêm tủy cấp xuất hiện mủ thì các cơn đau sẽ trở nặng và dữ dội hơn:
+ Cảm giác như có trống gõ trong tai
+ Đau giật như mạch đập
+ Răng bị đau nhô lên cao hơn bình thường và có hiện tượng lung lay nhẹ

  • Viêm tủy mạn tính:

Viêm tủy răng mạn tính là tình trạng tủy răng bị viêm nhiễm kéo dài. Đa phần các trường hợp này đều dẫn đến hoại tử tủy (chết tủy), tủy hoàn toàn không có khả năng hồi phục như giai đoạn cấp.
- Viêm tủy răng mãn tính thường tiến triển từ viêm tủy răng cấp không được thăm khám và điều trị kịp thời.
- Thực tế, viêm tủy răng mãn tính không gây ra triệu chứng điển hình và rất khó nhận biết. Lúc này, tủy bị viêm nhiễm nặng nên giảm khả năng thụ cảm tín hiệu đau và ê buốt.
Chính vì vậy, mức độ cơn đau và các triệu chứng đi kèm thường có mức độ nhẹ hơn giai đoạn cấp, bán cấp. Điều này khiến cho người bệnh có tâm thế chủ quan, không tiến hành điều trị sớm khiến răng bị tổn thương, hư hại và thậm chí là gãy rụng.

  • Hoại tử tủy răng:

- Tủy hoại tử là giai đoạn muộn của viêm tủy không hồi phục, tủy không đáp ứng với các kích thích nóng hoặc lạnh, nhưng thường đáp ứng với thử nghiệm gõ, cần điều trị tủy hoặc nhổ răng.

- Phần lớn các trường hợp còn lại không có bất kỳ triệu chứng đau nào, cơn đau chỉ xuất hiện khi ổ viêm nhiễm, hoại tử lan đến chân răng.

- Trong giai đoạn ban đầu, các bệnh ở tủy răng có thể không gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của người bệnh. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời bệnh có thể tiến triển nặng hơn thành viêm tủy mạn tính hay hoại tử tủy.

- Việc răng bị hoại tử chết tủy tích tụ lại ở chân răng hoặc lây lan sang các răng liền kề có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng.

Bài viết gần đây/mới

DINH DƯỠNG KHOA HỌC NGÀY TẾT CHO NGƯỜI BỆNH MẠN TÍNH
Chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học trong những ngày Tết có thể khiến bệnh mạn tính trở nên khó kiểm soát, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh. Tham khảo lưu ý dinh dưỡng từ Bác sĩ CarePlus ngay!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỀ PHÒNG CÁC BỆNH LÝ HÔ HẤP Ở TRẺ VÀO MÙA TẾT
Dưới đây là các bệnh lý đường hô hấp hay gặp ở trẻ trong dịp lễ Tết. Tùy theo vị trí, tác nhân gây bệnh, lứa tuổi và cơ địa của trẻ mà trẻ có thể mắc những bệnh lý viêm đường hô hấp cấp tính.

LIỀU VÀ LỊCH TIÊM VẮC-XIN UNG THƯ CỔ TỬ CUNG CHÍNH XÁC
Từ ngày 10/5/2024, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho phép mở rộng độ tuổi chỉ định tiêm vaccine Gardasil 9 ngừa HPV dành cho người từ 27 đến 45 tuổi đã có thể tiêm vaccine HPV, không bắt buộc phải có sự tham vấn y khoa. Với nữ giới dưới 40 tuổi, đã có quan hệ tình dục và có con vẫn có thể tiêm phòng HPV. Nhưng hiệu quả của vắc-xin sẽ không đạt được như mong muốn.

ĐIỂM DANH 5 THÓI QUEN NGÀY TẾT GÂY ĐAU CƠ XƯƠNG KHỚP
Đau cơ xương khớp sau dịp nghỉ Tết là vấn đề ngày càng phổ biến, ở người lớn tuổi lẫn người trẻ. Nguyên nhân do các thói quen sai tư thế, sinh hoạt không khoa học, lười vận động,... Để phòng ngừa, mời bạn cùng Bác sĩ CarePlus tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

By ThS. BS. CKI NGUYỄN VĂN HOÀNG TÂM

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP QUÝ IV – 2024
Tham khảo thống kê sức khỏe nhân sự doanh nghiệp Q4/2024 từ CarePlus và giải pháp chăm sóc thể chất - tinh thần cho đội ngũ nhân lực nhằm nâng cao năng suất lao động, xây dựng đội ngũ mạnh mẽ, gắn kết lâu dài.

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}