Hầu hết các trường hợp sau khi nhiễm bệnh lậu từ 3 – 5 ngày, nhưng cũng có một số trường hợp bị nhiễm bệnh có thể không xuất hiện triệu chứng gì. Ngoài ra, bệnh lậu ở nam giới và nữ giới sẽ có các biểu hiện khác nhau.
15/08/2024 1:32:45 CH
Bệnh lậu là căn bệnh có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống hiện nay cho người mắc phải. Tuy nhiên bệnh lậu là gì? Nguyên nhân nào gây ra bệnh? Các biểu hiện và biến chứng cũng như cách phát hiện của bệnh như thế nào thì không phải ai cũng biết. Vì vậy, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin liên quan đến vấn đề này!
Nguyên nhân gây bệnh lậu bởi vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae. Đây là loại vi khuẩn thường xuất hiện ở âm đạo, cổ tử cung người phụ nữ; mắt, miệng, hậu môn và nhất là trong đường niệu đạo của nam giới
1. Bệnh Lậu lây qua đường nào?
Lây truyền qua đường tình dục: Đây là nguyên nhân chính,có khoảng 90% số ca mắc bệnh lậu là do quan hệ tình dục không an toàn. Nhiễm vi khuẩn khi tiếp xúc với vùng bị nhiễm bệnh của người khác, bao gồm: dương vật, âm đạo, miệng, hậu môn… khi dương vật, âm đạo, miệng hoặc hậu môn đối tác bị nhiễm bệnh, kể cả khi không xuất tinh. Bạn có nguy cơ cao mắc bệnh lậu nếu có quan hệ tình dục với nhiều bạn tình, đặc biệt là quan hệ với gái mại dâm, quan hệ đồng tính và luyến tính...
Lây truyền từ mẹ sang con: Mẹ mắc bệnh lậu có thể lây truyền cho con qua đường sinh thường và không có các biện pháp can thiệp. Khi chuyển dạ, thai nhi đi theo ống sinh ra ngoài, tiếp xúc với vi khuẩn ở âm đạo của người mẹ, nên dễ bị lây bệnh. Ngoài ra trong quá trình chăm sóc trẻ, mẹ cũng cần lưu ý không để dịch tiết dịch mủ dính vào cơ thể bé.
Lây qua đường truyền máu: Vi khuẩn lậu tồn tại trong máu của người nhiễm bệnh. Trường hợp bạn nhận máu từ người bệnh hoặc sử dụng chung kim tiêm với người mắc bệnh lậu thì khả năng bạn bị nhiễm bệnh là rất cao.
Lây truyền gián tiếp: thông qua các tiếp xúc gián tiếp như sử dụng chung vật dụng cá nhân, mặc chung quần áo,... Tuy nhiên, vi khuẩn lậu là một vi khuẩn rất yếu, sẽ nhanh chóng chết khi ra ngoài cơ thể nên con đường lây truyền gián tiếp của vi khuẩn lậu thường hiếm gặp hơn.
2. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lậu?
Hầu hết các trường hợp sau khi nhiễm bệnh lậu từ 3 – 5 ngày, nhưng cũng có một số trường hợp bị nhiễm bệnh có thể không xuất hiện triệu chứng gì. Ngoài ra, bệnh lậu ở nam giới và nữ giới sẽ có các biểu hiện khác nhau như:
Ở nam giới
Bao gồm cả nam giới chuyển giới, phụ nữ chuyển giới và người thuộc giới tính thứ 3 (song tính) có dương vật, thường có triệu chứng rõ hơn khi mắc bệnh lậu.
Lỗ sáo dương vật tiết dịch màu trắng, vàng hoặc xanh lá cây.
Đau rát khi đi tiểu.
Khó tiểu.
Đau và sưng tinh hoàn.
Ở nữ giới
Bao gồm cả phụ nữ chuyển giới, nam chuyển giới và người thuộc giới tính thứ 3 (song tính) có âm đạo, thường không có triệu chứng rõ rệt khi mắc bệnh lậu. Đây là lý do tại sao việc xét nghiệm là thực sự cần thiết để phát hiện phơi nhiễm. Một số dấu hiệu điển hình có thể nhận thấy bao gồm:
Âm đạo tiết dịch màu vàng hoặc trắng bất thường.
Đau vùng bụng dưới hoặc xương chậu.
Đau khi quan hệ tình dục.
Đau hoặc rát khi đi tiểu.
Khó tiểu.
Chảy máu bất thường giữa các kỳ kinh.
Ở mọi giới tính
Mọi giới tính đều có thể bị nhiễm bệnh lậu ở cổ họng (thông qua quan hệ tình dục bằng miệng trên bộ phận sinh dục hoặc hậu môn) hoặc trực tràng (thông qua quan hệ tình dục đường hậu môn). Những loại này thường ít phổ biến hơn với triệu chứng cụ thể như:
Cổ họng ngứa ngáy, khó chịu, đau nhức, khó nuốt.
Hậu môn ngứa, tiết dịch, đau khi đi đại tiện.
3. Bệnh lậu có nguy hiểm không? Biến chứng thường gặp
Bệnh lậu nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả nam giới và nữ giới. Trong đó phải kể tới những biến chứng sau:
Gây nên các bệnh viêm nhiễm phụ khoa và nam khoa
Viêm tuyến tiền liệt, viêm niệu đạo, viêm âm đạo, viêm phần phụ, viêm cổ tử cung,..
Ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống
Người bệnh luôn có cảm giác tự ti, mặc cảm và ngại giao tiếp với người khác.
Hơn nữa, chức năng sinh lý cùng những khoái cảm tình dục của người bệnh cũng bị giảm sút dần. Vì tâm lý e ngại, sợ lây nhiễm bệnh sẽ khiến cho người bệnh ngại gần gũi với người bạn tình và người bạn đời của mình.
Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
Đối với nữ giới khi mắc bệnh lậu, vi khuẩn lậu xâm nhập vào tử cung, buồng trứng, vòi trứng khiến chúng bị tổn thương, ảnh hưởng đến việc di chuyển trứng đã thụ tinh đến tử cung, tăng nguy cơ bị vô sinh hiếm muộn hoặc gây mang thai ngoài tử cung, gây nguy hiểm đến mạng của mẹ và bé. Nguy cơ sảy thai cao, trẻ sinh ra cũng mắc bệnh lậu và gặp nhiều biến chứng nghiêm trọng như là viêm da, nhiễm trùng máu, viêm mắt,..
Còn đối với nam giới, bệnh lậu làm tăng nguy cơ bị viêm tuyến tiền liệt gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, khả năng bị vô sinh và hiếm muộn cao hơn so với nữ giới.
Trong trường hợp nhận thấy cơ thể của mình có những dấu hiệu trên thì nên thực hiện khám bệnh lậu và xét nghiệm bệnh từ sớm. Việc này sẽ giúp cho phát hiện bệnh sớm và tích cực điều trị hoàn toàn có thể giúp người bệnh chữa khỏi lậu và có sức khỏe sinh sản bình thường trở lại.
Bài viết được tư vấn bởi Ths. Bs. Nguyễn Đoan Quỳnh