ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Bệnh Viêm âm đạo là gì? Dấu hiệu nhận biết và Cách điều trị đúng

90% chị em Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản đều ít nhất một lần mắc bệnh viêm âm đạo.

Bệnh Viêm âm đạo là gì? Dấu hiệu nhận biết và Cách điều trị đúng

1. Viêm âm đạo là gì?

Viêm âm đạo là bệnh phụ khoa thường gặp nhất ở Phụ nữ, nhất là phụ nữ đã lập gia đình. Vì ống âm đạo khuất bên trong cơ thể và ẩm ướt nên dễ dẫn tới viêm nhiễm.

Viêm âm đạo cũng như những viêm nhiễm khác, có thể để lại hậu quả lâu dài như hiếm muộn, viêm mãn tính, viêm cổ tử cung, thậm chí chuyển sang các bệnh lý ác tính.

2. Triệu chứng bệnh Viêm âm đạo

Các triệu chứng hay gặp của bệnh Viêm âm đạo đó là ra huyết trắng hôi, ngứa, hoặc giống như bột,...đó là thường gặp ở Viêm âm đạo do nấm.

Ngoài ra, bệnh cũng có thể kèm theo các triệu chứng như đau rát, ngứa ngáy ở ngoài nhiều, hoặc quan hệ đau, hoặc thậm chí đau lên trên vùng chậu.

3. Điều trị bệnh Viêm âm đạo

Cách điều trị bệnh viêm âm đạo chủ yếu là đặt thuốc.

Một số trường hợp có thể cần làm thêm xét nghiệm HPV, xét nghiệm Pap smear. Nếu kết quả xét nghiệm Pap hoặc HPV bất thường hoặc thăm khám lâm sàng quan sát cổ tử cung có nghi ngờ bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện soi cổ tử cung.

Một số trường hợp cần nạo kênh, sinh thiết cổ tử cung để loại trừ bệnh ác tính.

Khi mắc viêm âm đạo bạn nên đến với bác sĩ để thăm khám, chủ yếu là để bác sĩ nhìn tính chất huyết trắng để định hướng xem bị viêm âm đạo do nhiễm tác nhân nào, hoặc bác sĩ có thể chỉ định soi tươi để soi xem là nhiễm do vi khuẩn nào. Từ đó bác sĩ mới kê được viên thuốc đặt phù hợp.

Trường hợp nếu ngại đi khám và tự ra nhà thuốc đặt thuốc thì có thể dẫn tới kháng thuốc, kháng kháng sinh. Hoặc viên thuốc kháng sinh đó ngoài việc làm kháng thuốc thì nó còn tiêu diệt vi khuẩn có lợi thường trú trong môi trường âm đạo, dẫn tới bệnh viêm âm đạo tái đi tái lại và rất khó chữa về sau. Thậm chí, viêm nhiễm không điều trị tốt có thể dẫn tới áp xe vùng chậu, viêm mãn vùng chậu, để lại dây dính, tắc nghẽn, ảnh hưởng chức năng sinh sản về sau.

4. Phòng tránh bệnh Viêm âm đạo

Để phòng tránh các bệnh phụ khoa nói chung và bệnh viêm âm đạo nói riêng, bác sĩ có một số lời khuyên cho chị em như sau:

- Lời khuyên là thứ nhất chị em phụ nữ nên giữ vệ sinh vùng kín.

- Thứ hai nên có chế độ ăn lành mạnh, chế độ vận động thể dục thể thao lành mạnh, cuộc sống bớt stress cũng giúp tăng sức đề kháng để chống lại các bệnh khoa.

- Quan trọng nhất trong việc phát hiện sớm các bệnh phụ khoa đó là KHÁM PHỤ KHOA ĐỊNH KỲ.

  • Đối với chị em dưới 40 tuổi thì nên thăm khám định kỳ 1 năm/lần.
  • Đối với chị em từ 40 tuổi trở lên, càng bước về lứa tuổi mãn kinh thì nên thăm khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần.
  • Trường hợp nếu trong những lần thăm khám trước mà phát hiện thấy bất thường như có u xơ tử cung, u lạc nội mạc tử cung,...mà chưa có quyết định phẫu thuật và cần theo dõi thì nên thăm khám định kỳ mỗi 3-6 tháng tùy theo lời khuyên của chuyên gia mà chị em đang thăm khám.

Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký khám phụ khoa tại CarePlus, vui lòng đặt hẹn tại đây hoặc Tham khảo chi tiết các hạng mục trong gói khám phụ khoa toàn diện dành cho Nữ. 

Bài viết gần đây/mới

SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM KHÔNG ĐƠN GIẢN NHƯ MỌI NGƯỜI LẦM TƯỞNG
Suy dinh dưỡng là một trong nguyên nhân gây tử vong đối với trẻ dưới 5 tuổi và gây ra các hệ quả như: chậm phát triển, trí nhớ kém, rối loạn tiêu hóa...

By Ths. BS. Lê Thị Kim Dung

8 LƯU Ý GIÚP BẢO VỆ TRẺ KHỎI CÁC BỆNH HÔ HẤP THƯỜNG GẶP KHI GIAO MÙA
Vào thời điểm giao mùa, trẻ em dễ mắc các bệnh hô hấp như viêm hô hấp trên, viêm thanh quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, và suyễn. Nguyên nhân không chỉ do sự thay đổi đột ngột của thời tiết hay hệ miễn dịch chưa hoàn thiện mà còn từ những yếu tố có thể phòng tránh được. Dưới đây là lời khuyên đến từ BS.CKI. Trần Thị Thùy Trang - Chuyên khoa Nhi - Hệ Thống Phòng khám CarePlus để giúp bé có hệ hô hấp khỏe mạnh:

By BS. CK1. Phạm Thị Thùy Trang

NHỮNG CON SỐ “BÁO ĐỘNG” VỀ TÌNH HÌNH SỨC KHỎE CƠ XƯƠNG KHỚP NƠI LÀM VIỆC 2024
Sức khỏe cơ xương khớp luôn là một trong những vấn đề được quan tâm tại môi trường làm việc. Báo cáo chỉ ra có đến 47% người lao động xác nhận giảm năng suất làm việc do đau cơ, nhức khớp. Tìm hiểu cách phòng ngừa và cải thiện trong bài viết dưới đây!

BỆNH HEN SUYỄN Ở TRẺ EM - Cần phát hiện và điều trị sớm!
Việc điều trị hen suyễn tối ưu ở trẻ em phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm độ tuổi, mức độ nghiêm trọng và tần suất các cơn hen xảy ra và tuân thủ dùng thuốc. Trong hầu hết các trường hợp, thuốc có thể kiểm soát các triệu chứng, cho phép trẻ tham gia đầy đủ vào mọi hoạt động, bao gồm cả thể thao.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

TĂNG HUYẾT ÁP ẨN GIẤU VÀ NHỮNG ĐIỀU CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
Tăng huyết áp ẩn giấu (THA ÂG) là tình trạng huyết áp của bệnh nhân bình thường dưới ngưỡng 140/90mmHg khi đo tại cơ sở y tế, nhưng khi đo ngoài cơ sở y tế (tại nhà hoặc đo huyết áp lưu động trong 24 giờ) thì chỉ có số trung bình trên 135/85 mmHg. Điều đáng lo ngại là THA ẩn giấu chưa được quan tâm đúng mức mặc dù đây vẫn là một tình trạng nguy hiểm, nếu không được xử lý kịp thời có thể gây ra các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng như SUY THẬN, MẤT THỊ LỰC, SUY TIM, TĂNG NGUY CƠ ĐỘT QUỴ.

Các sản phẩm liên quan

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}