ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Bao lâu nên tẩy giun định kỳ cho trẻ? Những lưu ý khi tẩy giun

Trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm giun. Khi giun chui vào trong cơ thể trẻ em, chúng sẽ trành giành những chất dinh dưỡng, lâu dần làm cho trẻ xanh xao, chậm tăng trưởng thể chất, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển cả về trí tuệ và tinh thần của con. Một số loại giun có thể gây ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt và học tập của bé. Do vậy việc tẩy giun cho trẻ là việc làm cần thiết.

Bao lâu nên tẩy giun định kỳ cho trẻ? Những lưu ý khi tẩy giun

1. Vì sao trẻ cần được tẩy giun định kỳ?

Trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm giun chủ yếu là các loại giun như giun đũa, giun kim, giun móc, giun tóc. Nguyên nhân là do trẻ nhỏ thường rất hiếu động, thích khám phá mọi thứ xung quanh, hay bò, chơi lê la trên sàn, đi chân đất, và mút tay, nên trẻ con rất dễ bị nhiễm giun.

Ngoài ra, ở một số vùng có điều kiện vệ sinh kém trẻ có thể nhiễm giun từ thức ăn, nước uống bị ô nhiễm. Đối với giun móc, ấu trùng xâm nhập xuyên qua da vào cơ thể và gây bệnh cho trẻ.

Khi giun chui vào trong cơ thể trẻ em, chúng sẽ trành giành những chất dinh dưỡng, lâu dần làm cho trẻ xanh xao, chậm tăng trưởng thể chất, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển cả về trí tuệ và tinh thần của con. Một số loại giun có thể gây ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt và học tập của bé.

Đặc biệt, trong một số trường hợp giun gây ra biến chứng như như giun chui ống mật, giun chui ống tụy, tắc ruột, viêm nhiễm bộ phận tiết niệu – sinh dục,… trẻ cần can thiệp và xử trí kịp thời .

Do vậy việc tẩy giun cho trẻ là việc làm cần thiết. Các bác sĩ Nhi khoa khuyên mẹ nên tẩy giun định kỳ cho trẻ khi trẻ được 1 tuổi trở lên.

2. Bao lâu nên tẩy giun định kỳ cho trẻ 1 lần?  

Tần suất tẩy giun định kỳ cho trẻ phụ thuộc vào vùng dịch tễ. Theo số liệu của Viện sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng, tình hình nhiễm giun tại các tỉnh Đôn Nam Bộ trong đó có TP. HCM là 13%. Với tỷ lệ này thì tần suất tẩy giun định kỳ theo khuyến cáo là 1 năm/lần. Đặc biệt, tất cả thành viên trong gia đình nên thực hiện tẩy giun vào cùng thời điểm để tránh trường hợp lây nhiễm trứng giun.

3. Lưu ý khi sử dụng thuốc tẩy giun cho trẻ

Thuốc tẩy giun cho trẻ là một loại thuốc dễ sử dụng và tương đối an toàn, tuy nhiên khi tẩy giun cho trẻ mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:

– Chỉ nên tẩy giun khi trẻ được 1 tuổi trở lên.

– Khi uống thuốc tẩy giun, trẻ không cần nhịn đói hay ăn kiêng, cũng không phải dùng thuốc xổ.

– Khi uống thuốc tẩy giun trẻ có thể có một số phản ứng phụ  (ít gặp) sau khi dùng thuốc như trẻ có thể đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy thoáng qua, những triệu chứng này thường nhẹ và sẽ tự khỏi.

– Một số rất ít trường hợp trẻ có thể có phản ứng dị ứng với thuốc như phát ban, ngứa, nổi mề đay. Khi đó, nên đưa bé đi khám để được bác sĩ Nhi khoa để được tư vấn cách xử lý phù hợp.

– Đặc biệt, điều quan trọng nhất mà ba mẹ cần lưu ý là không phải tất cả trẻ đều có thể uống thuốc tẩy giun. Có một số trường hợp chống chi định như: trẻ mắc những bệnh mãn tính như suy tim, suy gan, suy thận, đang bệnh cấp tính, đang sốt , …. Do đó cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tẩy giun cho con.

Ngoài ra, bên cạnh việc tẩy giun định kỳ, phụ huynh cần phòng bệnh bằng cách giữ vệ sinh môi trường sống tốt. Đặc biệt là cần vệ sinh sạch sẽ và đúng cách phân, nước tiểu, rác, các đồ vật bẩn giun dễ ký sinh trên đó. Ăn uống bảo đảm vệ sinh và đừng quên vệ sinh tay cho trẻ thường xuyên đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Luôn cắt móng tay sạch sẽ, không mút ngón tay.

4. Các loại thuốc tẩy giun nào thường dùng cho trẻ em

– Trẻ em từ 12 tháng tuổi đến dưới 24 tháng tuổi: Albendazole 200mg hoặc Mebendazole 500mg liều duy nhất.

– Trẻ từ 24 tháng tuổi trở lên: Albendazole 400mg hoặc Mebendazole 500mg liều duy nhất.

– Trẻ nhỏ phải nghiền thuốc pha với nước uống.

– Trẻ lớn nên nhai thuốc tẩy giun và uống với nước.

Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa Nhi trước khi sử dụng thuốc tẩy giun cho trẻ.

Bài viết được sự tư vấn của BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng - Trưởng Khoa Nhi Phòng khám Quốc tế CarePlus 

Bài viết gần đây/mới

CHẢY MÁU CAM: NGUYÊN NHÂN, SƠ CỨU VÀ PHÒNG NGỪA
Chảy máu cam một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhất là trẻ mầm non có thể bị ít nhất một lần, thường không nguy hiểm nhưng thường làm các ba mẹ rất lo lắng. Hãy cùng BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng - Chuyên khoa Nhi - Hệ thống phòng khám CarePlus tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân cũng như xử lý khi bị chảy máu cam đúng cách nhé!

By BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng

HIỂU THÊM VỀ NỔI MÀY ĐAY VÀ PHÙ MẠCH
Nổi mày đay và phù mạch là những phản ứng của da thường gặp, gây ra sự khó chịu và đôi khi lo lắng cho người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về hai tình trạng này, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và các biện pháp phòng ngừa.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

BÉO PHÌ DÙ CÂN NẶNG BÌNH THƯỜNG - MỐI NGUY TIỀM ẨN MÀ BẠN KHÔNG NGỜ TỚI
Béo phì cân nặng bình thường (NWO) là tình trạng phức tạp với nhiều nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn. Tìm hiểu cách nhận biết và phòng ngừa béo phì cân nặng bình thường để bảo vệ sức khỏe toàn diện!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỪNG XEM NHẸ TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở TRẺ EM
Thiếu máu thiếu sắt được xem là vấn đề y tế xã hội, là mối quan tâm của y tế toàn cầu. Theo viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam, trong giai đoạn năm 2015 - 2016, trẻ em dưới 5 tuổi có tỉ lệ thiếu máu là 27,8%, thiếu máu do thiếu sắt chiếm tới 63,6%.

By BS. CK1. Lê Ngọc Tuyết Sương

SUY MÒN CƠ Ở NGƯỜI CAO TUỔI - DIỄN TIẾN ÂM THẦM NHƯNG ẢNH HƯỞNG NGHIÊM TRỌNG
Suy mòn cơ (thiểu cơ/ Sarcopenia) ở người cao tuổi là vấn đề có diễn tiến âm thầm nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên về chế độ dinh dưỡng và vận động giúp phòng ngừa suy mòn cơ từ chuyên gia CarePlus.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

Các sản phẩm liên quan

Khám tổng quát cho trẻ 10-16 tuổi
10-16 tuổi là độ tuổi trẻ không còn nhiều bệnh vặt vì hệ miễn dịch đã phát triển gần như hoàn chỉnh. Ở độ tuổi này, trẻ cũng đã có thể bắt đầu tự lo liệu cho những nhu cầu tối thiểu của bản thân nên ba mẹ hầu như không còn phải bận tâm cho những đợt bệnh lai rai của trẻ như khi còn nhỏ. Tuy nhiên vì đang hoàn tất quá trình dậy thì nên đây là lứa tuổi dễ bị khủng hoảng nhất so với các tuổi khác. ₫1.650.000

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}