ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Những thói quen xấu hủy hoại men răng của bạn

Hàm răng không chỉ có chức năng ăn nhai và phát âm mà còn đóng vai trò thẩm mỹ trên khuôn mặt. Tuy nhiên, có những thói quen thường ngày có thể gây tổn thương có thể xảy ra dẫn đến hư răng và mất răng gồm: Tổn thương ở mô răng như sâu răng, mòn răng, mẻ/nứt răng; tổn thương mô nâng đỡ của răng (nướu răng, dây chằng nha chu và xương ổ xung quanh răng) như viêm nướu, viêm nha chu,…

Những thói quen xấu hủy hoại men răng của bạn

23/06/2022 11:54:21 SA

  1. Đánh răng không đúng cách:

Tất cả chúng ta đều được dạy về tầm quan trọng của việc đánh răng kỹ lưỡng, nhưng đánh răng quá mạnh hoặc không đúng cách thực sự có thể gây ra nhiều vấn đề, đặc biệt là khi bạn có tuổi. Quá nhiều áp lực, hoặc chải bằng bàn chải đánh răng có lông cứng, có thể gây kích ứng răng và nướu, dẫn đến viêm cũng như tăng độ nhạy cảm của răng. Chuyển sang bàn chải đánh răng lông mềm nhẹ nhàng hơn trên răng của bạn.

      2. Ăn vặt và lạm dụng thực phẩm có nhiều đường:

Ăn vặt suốt cả ngày là nguyên nhân chính gây ra sâu răng, đặc biệt nếu thức ăn bạn chọn có đường hoặc có tính axit cao. Vi khuẩn mảng bám sử dụng đường để tạo thành axit sau đó bám vào và tấn công lớp men bảo vệ trên bề mặt răng của bạn.

Nhiều thức ăn có đường cũng có tính dính, có nghĩa là chúng sẽ lưu lại trên răng lâu hơn và có thể để lại cặn. Tương tự, khi bạn ăn nhẹ các loại thực phẩm có tính axit cao, chẳng hạn như chanh và trái cây họ cam quýt, bạn có thể thấy chúng gây kích ứng bất kỳ vết loét nào trong miệng và chúng cũng có nhiều khả năng ăn mòn men răng của bạn, khiến răng không có lớp phủ bảo vệ.

Để duy trì một răng miệng khỏe mạnh, hãy đảm bảo uống nhiều nước sau khi tiêu thụ thức ăn có đường hoặc axit với nhiều nước để giúp súc miệng và trung hòa các chất axit.

       3. Dùng tăm không đúng cách để lấy thức ăn từ kẽ răng:

Rất nhiều người Việt có thói quen sử dụng tăm để lấy thức ăn từ kẽ răng và thường sử dụng sai nhiều hơn là đúng cách. Hình dạng của tăm xỉa răng vốn không phù hợp để làm sạch vùng kẽ răng, sử dụng kéo dài làm tổn thương vùng nướu ở kẽ răng, nướu không còn lấp đầy khe hở vùng cổ răng nữa sẽ tạo thành vùng lỗ hổng ở phía cổ răng, dẫn đến mắc thức ăn nhiều hơn, viêm nướu và mặt chân răng là vùng nhạy cảm nhất của răng, nếu bị kích thích kéo dài do lực lúc sử dụng tăm sẽ gây đau nhức giống như bị sâu răng. Thay vì dùng tăm tre, bạn nên dùng chỉ nha khoa để lấy thức ăn từ kẽ răng, ngăn ngừa vi khuẩn hình thành và giúp bảo vệ hình dạng nướu, tránh kích thích quá mức lên mặt chân răng.

      4. Chứng nghiến răng

Nhiều người mắc chứng nghiến răng khi ngủ hoặc ngay cả lúc thức, khi tức giận, lo lắng hoặc tập trung cao độ…Đây là một trong những thói quen cực kì gây hại cho răng miệng, lực nghiến quá mạnh có thể gây mẻ, nứt, mòn răng. Tật nghiến răng có thể được can thiệp bằng cách mang máng nhai để bảo vệ bộ răng dưới tác động của việc nghiến răng hoặc chích boltox cơ cắn cho những bệnh nhân không mang được máng nhai

     5. Nhai đá:

Nhai đá lạnh là thú vui của nhiều người, nhất là vào mùa hè nóng nực. Nhưng theo các chuyên gia, thói quen này ảnh hưởng đến lớp men bảo vệ răng. Mặt khác,  lực cắn và độ cứng của đá còn  có thể gây mẻ răng, nứt răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, đi sâu vào tủy răng.

    6. Cắn các vật cứng:

Thói quen dùng răng để răng để làm những việc khác ngoài nhai thức ăn như mở nắp chai, xé bao bì, giật mác giá quần áo…có thể làm răng bị mẻ, nứt và thậm chí là gãy răng. Cách khắc phục là loại bỏ những thói quen gây hại cho răng như thế này ngay lập tức.

   7. Không lấy cao răng:

Cao răng là sự vôi hoá mảng bám quanh răng từ thành phần canxi trong nước bọt và dịch nướu, cao răng không thể loại bỏ nhờ đánh răng hay súc miệng. Cao răng cũng là thủ phạm gây ra bệnh viêm nướu và kếu tình trạng viêm kéo dài sẽ dẫn đến bệnh nha chu, viêm xương bao quanh răng, mất xương, lung lay răng và xau đó là mất răng. Do đó, để phòng tránh tác động xấu từ cao răng, bạn nên đến các cơ sở nha khoa uy tín để cạo vôi răng ít nhất một lần mỗi năm.

Trên đây là những thói quen không tốt cho răng được các nha sĩ khuyến cáo nhằm giúp bạn loại bỏ để bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn. Trong trường hợp có các vấn đề răng miệng khác, bạn có thể đến thăm khám cùng đội ngũ chuyên gia của Phòng khám quốc tế CarePlus ngay hôm nay.

Tham khảo chi tiết và đăng ký ngay tại: https://careplusvn.com/vi/khoa-rang-ham-mat

Bài viết gần đây/mới

CHẢY MÁU CAM: NGUYÊN NHÂN, SƠ CỨU VÀ PHÒNG NGỪA
Chảy máu cam một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhất là trẻ mầm non có thể bị ít nhất một lần, thường không nguy hiểm nhưng thường làm các ba mẹ rất lo lắng. Hãy cùng BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng - Chuyên khoa Nhi - Hệ thống phòng khám CarePlus tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân cũng như xử lý khi bị chảy máu cam đúng cách nhé!

By BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng

HIỂU THÊM VỀ NỔI MÀY ĐAY VÀ PHÙ MẠCH
Nổi mày đay và phù mạch là những phản ứng của da thường gặp, gây ra sự khó chịu và đôi khi lo lắng cho người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về hai tình trạng này, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và các biện pháp phòng ngừa.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

BÉO PHÌ DÙ CÂN NẶNG BÌNH THƯỜNG - MỐI NGUY TIỀM ẨN MÀ BẠN KHÔNG NGỜ TỚI
Béo phì cân nặng bình thường (NWO) là tình trạng phức tạp với nhiều nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn. Tìm hiểu cách nhận biết và phòng ngừa béo phì cân nặng bình thường để bảo vệ sức khỏe toàn diện!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỪNG XEM NHẸ TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở TRẺ EM
Thiếu máu thiếu sắt được xem là vấn đề y tế xã hội, là mối quan tâm của y tế toàn cầu. Theo viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam, trong giai đoạn năm 2015 - 2016, trẻ em dưới 5 tuổi có tỉ lệ thiếu máu là 27,8%, thiếu máu do thiếu sắt chiếm tới 63,6%.

By BS. CK1. Lê Ngọc Tuyết Sương

SUY MÒN CƠ Ở NGƯỜI CAO TUỔI - DIỄN TIẾN ÂM THẦM NHƯNG ẢNH HƯỞNG NGHIÊM TRỌNG
Suy mòn cơ (thiểu cơ/ Sarcopenia) ở người cao tuổi là vấn đề có diễn tiến âm thầm nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên về chế độ dinh dưỡng và vận động giúp phòng ngừa suy mòn cơ từ chuyên gia CarePlus.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}