ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

BA MẸ ĐỪNG XEM THƯỜNG TÌNH TRẠNG TÁO BÓN KÉO DÀI Ở TRẺ!

Ba mẹ đang đau đầu vì con bị táo bón kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe, tăng trưởng và chất lượng cuộc sống của con, đã làm đủ cách nhưng con vẫn ko hết táo bón? Hãy cùng BS. CK1. Trần Thị Hoàng Oanh - Chuyên Khoa Nhi - Hệ thống Phòng khám CarePlus tìm hiểu thêm về bệnh táo bón kéo dài và lưu ý khi điều trị nhé!

BA MẸ ĐỪNG XEM THƯỜNG TÌNH TRẠNG TÁO BÓN KÉO DÀI Ở TRẺ!

TÌNH TRẠNG TÁO BÓN Ở TRẺ LÀ GÌ? 

Táo bón là bệnh lý khá thường gặp ở trẻ em. Bé bị táo bón sẽ có các biểu hiệu như hơn 3 ngày mới đi tiêu 1 lần, hoặc đi tiêu mỗi ngày nhưng phân to cứng hay phân dê, khó chịu và khóc khi đi tiêu, có khi tiêu có máu. Khi bị táo bón, bé vẫn sinh hoạt gần như bình thường nên ba mẹ có thể không chú ý nhiều đến vấn đề táo bón của con. Chính điều này dẫn đến việc con bị táo bón kéo dài mà không được nhận biết và điều trị đúng cách, gây ra những hậu quả khôn lường về sau. 

 
NHỮNG HẬU QUẢ CỦA TÁO BÓN KÉO DÀI ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE CỦA BÉ 

- Viêm nứt hậu môn, trĩ, sa trực tràng: vì bị bón lâu ngày, phân trở nên khô cứng, trẻ sẽ phải rặn rất nhiều mới đi tiêu được gây ra tình trạng viêm nứt hậu môn, sa niêm mạc hậu môn ra ngoài. Các mạch máu ở hậu môn phải chịu áp lực lớn khi đi tiêu trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng dãn mạch tạo thành búi trĩ, có thể gây chảy máu ồ ạt hay chảy máu rỉ rả kéo dài, gây thiếu máu, đau đớn khi đi tiêu ở tuổi trưởng thành 

- Biếng ăn, chậm tăng trưởng: nhiều bé đến khám dinh dưỡng vì tình trạng biếng ăn, chậm tăng trưởng nhưng khi khám bác sĩ phát hiện ra thủ phạm lại chính là táo bón kéo dài nhưng không được ba mẹ quan tâm và điều trị đúng lúc. Trẻ táo bón kéo dài đường ruột không thông, bị đầy bụng dẫn đến trẻ không muốn ăn và suy dinh dưỡng mãn tính 

- Mất phản xạ đi cầu: táo bón kéo dài sẽ làm mất phản xạ đi tiêu, ứ phân trong ruột làm trẻ đau bụng tái đi tái lại, hơn nữa làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng về sau 

- Hành vi nín giữ phân: khi bé thường xuyên bị đau lúc đi tiêu, bé sẽ bắt đầu sợ đi tiêu và có hành vi nín lại không muốn đi tiêu. Chính điều này lại làm cho phân bị ứ lại lâu hơn, trở nên khô cứng hơn và ngày càng bón hơn. Điều này tạo ra vòng xoắn lẩn quẩn làm táo bón khó điều trị nếu không được can thiệp đúng lúc. 

- Gây đau bụng tái đi tái lại: vì trẻ có tình trạng bị ứ phân nên ruột sẽ tăng nhu động, co bóp nhiều hơn gây ra tình trạng đau bụng kéo dài. 

- Ảnh hưởng tâm lý, hay cáu gắt: bị táo bón kéo dài sẽ ảnh hưởng đến tính tình, tâm lý của bé, làm bé khó chịu, cáu gắt. 

- Tắc ruột: Phân ứ lại lâu ngày trong ruột sẽ bị khô cứng lại có thể gây tắc ruột 

- Viêm đại tràng nhiễm độc: tình trạng phân bị ứ lâu trong ruột sẽ sinh độc tố, gây viêm ruột, viêm đại tràng tái đi tái lại 

MỘT SỐ LƯU Ý KHI CHĂM SÓC TRẺ BỊ TÁO BÓN  

Thường trẻ táo bón do ko uống đủ nước và ăn ko đủ chất xơ, hoặc có sự thay đổi trong chế độ ăn uống sinh hoạt, thay đổi môi trường sống (trẻ mới đi học, đi du lịch). Hãy cho bé ăn đủ chất để hạn chế tình trạng này. 

Sau khi uống thuốc điều trị táo bón phụ huynh sẽ thấy trẻ đi ngoài dễ dàng hơn và  có khuynh hướng tự ý ngưng thuốc. Đây chính là nguyên nhân khiến việc điều trị táo bón dễ thất bại và trẻ sẽ bị táo bón tái đi tái lại. Vì vậy phụ huynh cần được tư vấn để hiểu rõ và tuân thủ điều trị, chỉ được ngưng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.  

Không nên tự ý sử dụng ống bơm hậu môn thường xuyên, sẽ càng làm bé sợ đi tiêu và lệ thuộc ống bơm. 

Nếu bé của bạn có các dấu hiệu nghi ngờ táo bón, hãy cho bé đi khám để được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, kịp thời, giúp bé không bị các tác hại của táo bón kéo dài đến sức khỏe thể chất và tinh thần của bé 

Hãy chia sẻ với bác sĩ CarePlus để cùng tìm ra nguyên nhân, được tư vấn chi tiết, hướng dẫn cách chăm sóc và điều trị hiệu quá nhất. 

Bài viết gần đây/mới

ĐỀ PHÒNG CÁC BỆNH LÝ HÔ HẤP Ở TRẺ VÀO MÙA TẾT
Dưới đây là các bệnh lý đường hô hấp hay gặp ở trẻ trong dịp lễ Tết. Tùy theo vị trí, tác nhân gây bệnh, lứa tuổi và cơ địa của trẻ mà trẻ có thể mắc những bệnh lý viêm đường hô hấp cấp tính.

LIỀU VÀ LỊCH TIÊM VẮC-XIN UNG THƯ CỔ TỬ CUNG CHÍNH XÁC
Từ ngày 10/5/2024, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho phép mở rộng độ tuổi chỉ định tiêm vaccine Gardasil 9 ngừa HPV dành cho người từ 27 đến 45 tuổi đã có thể tiêm vaccine HPV, không bắt buộc phải có sự tham vấn y khoa. Với nữ giới dưới 40 tuổi, đã có quan hệ tình dục và có con vẫn có thể tiêm phòng HPV. Nhưng hiệu quả của vắc-xin sẽ không đạt được như mong muốn.

ĐIỂM DANH 5 THÓI QUEN NGÀY TẾT GÂY ĐAU CƠ XƯƠNG KHỚP
Đau cơ xương khớp sau dịp nghỉ Tết là vấn đề ngày càng phổ biến, ở người lớn tuổi lẫn người trẻ. Nguyên nhân do các thói quen sai tư thế, sinh hoạt không khoa học, lười vận động,... Để phòng ngừa, mời bạn cùng Bác sĩ CarePlus tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

By ThS. BS. CKI NGUYỄN VĂN HOÀNG TÂM

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP QUÝ IV – 2024
Tham khảo thống kê sức khỏe nhân sự doanh nghiệp Q4/2024 từ CarePlus và giải pháp chăm sóc thể chất - tinh thần cho đội ngũ nhân lực nhằm nâng cao năng suất lao động, xây dựng đội ngũ mạnh mẽ, gắn kết lâu dài.

Các sản phẩm liên quan

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}