ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

TẤT CẢ NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT VỀ BỆNH ZONA THẦN KINH (GIỜI LEO)

Bệnh Zona hay còn được biết đến với tên gọi là bệnh Giời leo. Đây là bệnh lý da nhiễm siêu vi gây ra do sự tái hoạt động của các virut thuỷ đậu VARICELLA ZOSTER. Từ đó gây nên các biểu hiện ở da và thần kinh. Sau khi đã biết về bệnh chúng ta có thể phòng tránh hiệu quả hơn.

TẤT CẢ NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT VỀ BỆNH ZONA THẦN KINH (GIỜI LEO)

Bệnh Zona thần kinh (tên gọi dân gian là bệnh Giời Leo) là một bệnh nhiễm trùng cấp do varicella zoster virus (VZV) gây ra. Bệnh có đặc điểm nổi mụn nước và bọc nước ở một bên, dọc theo đường dây thần kinh chi phối, thậm chí đau viêm dây thần kinh nhiều khi kéo dài cả sau khi vùng tổn thương da đã lành.

MẮC BỆNH ZONA, LÀM SAO ĐỂ BIẾT? 

Tiền triệu của bệnh có thể gặp là: 

  • Cản giác châm chích ở da 
  • Ngứa ngáy 
  • Bỏng rát 
  • Hay đau nhức ở 1 vùng da 1 bên cơ thể  

Sau đó bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng: 

  • Nổi ban đỏ (phát ban)  
  • Mụn nước bóng nước mọc thành chùm 1 bên cơ thể, phân bố theo dermatome  hoặc mụn nước bóng nước vỡ thành những vết lở rỉ dịch hay đóng mài 

AI DỄ MẮC BỆNH ZONA? 

Bất kỳ ai đã từng mắc bệnh Thuỷ đậu đêu có thể mắc bệnh Zona 

Tuy nhiên nguy cơ mắc bệnh cao hơn ở những người: có sức đề kháng kém hay hệ miễn dịch suy yếu như: Người lớn tuổi, bệnh nhân ung thư , các bệnh nhân đang được điều trị với bệnh ức chế miễn dịch, người nhiễm HIV … 

BỆNH ZONA CÓ LÂY KHÔNG? 

Bệnh Zona không lây từ người này sang người khác. Tuy nhiên bệnh nhân Zona có thể truyền virus Thuỷ Đậu Varicella Zoster (VZV) cho những người chưa từng nhiễm bệnh hoặc chưa chủng ngừa Thuỷ Đậu, từ đó gây ra bệnh Thuỷ Đậu. 

BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH ZONA LÀ GÌ? 

Đau sau Zona là biến chứng thường gặp nhất. 

Đau có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng  

Cường độ đau có thể từ ít đến nhiều. Thậm chí một số trường hợp cơn đau có thể ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt hằng ngày, ảnh hưởng đến giấc ngủ, chất lượng cuộc sống, công việc 

Ngoài ra còn có các biến chứng khác: viêm tai, nhiễm trùng, các biến chứng lên mắt 

ĐIỀU TRỊ BỆNH ZONA NHƯ THẾ NÀO? 

Điều trị bao gồm thuốc uống và thuốc thoa.  

Khi đã có biểu hiện bệnh hoặc các triệu chứng tương tự các bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và chỉ định điều trị thuốc: kháng siêu vi, thuốc kháng sinh hay thuốc giảm đau phù hợp 

Đồng thời, bệnh nhân cũng cần giữ vệ sinh sạch sẽ. Không đắp lá cây, các loại thuốc không rõ nguồn gốc cùng như Không vẽ bùa khoáng à có thể làm tăng nguy cơ Nhiễm trùng làm bệnh diễn tiến nặng hơn. 

ĐỂ PHÒNG BỆNH HIỆU QUẢ? 

Chích ngừa vacxin Thuỷ đậu 

Những người chưa mắc hoặc chưa chích ngừa vacxin Thuỷ đậu thì nên tránh tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh Zona 

Ở những bệnh nhân lớn tuổi và có điều kiện chúng ta có thể xem xét cân nhắc việc chủng ngừa Zona.

💉 Hãy liên hệ ngay với CarePlus qua Free Hotline 1800 6116 hoặc nhắn tin đến Fanpage để được tư vấn! 

Bài viết gần đây/mới

ĐỪNG CHỦ QUAN VỚI HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY - MỐI ĐE DỌA ÂM THẦM ĐẾN SỨC KHỎE VÀ CUỘC SỐNG
Hội chứng ống cổ tay là loại bệnh lý thần kinh bị chèn ép phổ biến nhất và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển thành suy yếu lực tay, teo cơ, thậm chí mất khả năng lao động.

By ThS. BS. CKI NGUYỄN VĂN HOÀNG TÂM

NHẬN BIẾT VÀ XỬ LÝ SỐT PHÁT BAN Ở TRẺ (ROSEOLA)
Chắc hẳn là các ba mẹ và các bé đều đã từng trải qua tình trạng Sốt phát ban ít nhất một lần trong đời! Vậy để hiểu đúng và đầy đủ hơn về tình trạng này, chúng ta cùng tìm hiểu về Sốt phát ban là gì nhé!

By BS.CKII. PHẠM QUANG VINH

SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM KHÔNG ĐƠN GIẢN NHƯ MỌI NGƯỜI LẦM TƯỞNG
Suy dinh dưỡng là một trong nguyên nhân gây tử vong đối với trẻ dưới 5 tuổi và gây ra các hệ quả như: chậm phát triển, trí nhớ kém, rối loạn tiêu hóa...

By Ths. BS. Lê Thị Kim Dung

8 LƯU Ý GIÚP BẢO VỆ TRẺ KHỎI CÁC BỆNH HÔ HẤP THƯỜNG GẶP KHI GIAO MÙA
Vào thời điểm giao mùa, trẻ em dễ mắc các bệnh hô hấp như viêm hô hấp trên, viêm thanh quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, và suyễn. Nguyên nhân không chỉ do sự thay đổi đột ngột của thời tiết hay hệ miễn dịch chưa hoàn thiện mà còn từ những yếu tố có thể phòng tránh được. Dưới đây là lời khuyên đến từ BS.CKI. Trần Thị Thùy Trang - Chuyên khoa Nhi - Hệ Thống Phòng khám CarePlus để giúp bé có hệ hô hấp khỏe mạnh:

By BS. CK1. Phạm Thị Thùy Trang

NHỮNG CON SỐ “BÁO ĐỘNG” VỀ TÌNH HÌNH SỨC KHỎE CƠ XƯƠNG KHỚP NƠI LÀM VIỆC 2024
Sức khỏe cơ xương khớp luôn là một trong những vấn đề được quan tâm tại môi trường làm việc. Báo cáo chỉ ra có đến 47% người lao động xác nhận giảm năng suất làm việc do đau cơ, nhức khớp. Tìm hiểu cách phòng ngừa và cải thiện trong bài viết dưới đây!

Các sản phẩm liên quan

Khám Tư Vấn Da Liễu Từ Xa
Khám tư vấn các bệnh Da liễu như viêm da cơ địa, vảy nến, viêm da tiết bã (viêm da dầu), mày đay mạn tính, viêm da tiếp xúc, trứng cá, một số bệnh lý da do nhiễm trùng.. ₫300.000

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}