Trong những năm đầu đời, chích ngừa dù không thể bảo vệ trẻ khỏi bệnh tật hoàn toàn nhưng được coi là phương pháp tốt nhất giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Việc tiêm ngừa tưởng chừng như đơn giản nhưng cũng gây không ít bối rối cho phụ huynh trong việc theo dõi và đưa bé đi chích theo lịch hẹn. Hãy cùng tìm câu trả lời cho một số thắc mắc thường gặp về vấn đề chích ngừa nhé.
08/04/2021 2:00:04 CH
Nhiều bé cứ đến gần ngày hẹn chích ngừa thì lại bị bệnh, việc chích ngừa cứ thế bị trì hoãn hết đợt này đến đợt khác làm bé bị tiêm trễ hơn các bé cùng lứa tuổi khá nhiều. Tuy nhiên, trong khá nhiều trường hợp trẻ không cần hoãn chích ngừa. Hãy cùng xem những tình huống nào cần hoãn và khi nào bé vẫn có thể chích ngừa.
Trẻ không được chích ngừa trong các trường hợp sau:
Trẻ cần hoãn chích ngừa khi:
Trẻ vẫn có thể chích ngừa được trong các trường hợp sau:
Ngày hẹn chích ngừa là thời điểm sớm nhất có thể chích mũi tiêm đó hay mũi nhắc lại cho loại vaccin đó, không bắt buộc phải chích đúng vào ngày đó mới được. Nếu chưa đưa bé đi chích được thì có thể trì hoãn trong vài tuần, tuy nhiên không nên trì hoãn quá lâu vì càng chích ngừa sớm và đúng lịch thì bé càng được bảo vệ tốt hơn
Với các bé sanh non, phụ huynh thường sợ bé còn nhỏ quá không dám cho chích ngừa. Thật ra bé vẫn được chích ngừa theo đúng độ tuổi như các bé sinh đủ tháng nếu tình trạng của bé ổn định, không có các vấn đề như suy hô hấp, tuần hoàn..Trẻ sanh non sức đề kháng yếu lại càng cần chích ngừa đúng lịch để được bảo vệ tốt nhất
Như đã nói ở trên, lịch hẹn chỉ là khoảng cách thời gian tối thiểu giữa hai liều vaccine chứ không phải thời gian tối đa, nên cho dù trẻ đi chích ngừa có trễ hơn so với lịch hẹn nhiều thì trẻ cũng chỉ cần chích tiếp những liều còn lại, không cần phải chích lại từ đầu. Nếu chích ngừa trễ hơn nhiều so với hẹn thì miễn dịch tạo được có thể không tối ưu nhưng có chích nhắc lại vẫn tốt hơn là bỏ luôn các mũi chích nhắc
Ví dụ: Vắc-xin viêm gan A thường sẽ được hẹn chích nhắc lần 2 cách mũi đầu tiên 6 tháng. Tuy nhiên, nếu chích nhắc trễ hơn nhưng trong khoảng thời gian 6- 18 tháng sau mũi đầu tiên thì hiệu quả miễn dịch vẫn tối ưu. Nếu chích trễ sau 18 tháng kể từ mũi chích đầu tiên thì hiệu quả bảo vệ sẽ thấp hơn
Một số trường hợp có thể chích sớm hơn được, miễn đảm bảo được thời điểm sớm nhất có thể tiêm và khoảng cách tối thiểu giữa 2 mũi tiêm cùng loại
Ví dụ: với vắc-xin 6in1 (hexaxim, infanrix), mũi chích đầu tiên có thể chích từ lúc bé được 6 tuần tuổi chứ không cần đợi đủ 2 tháng tuổi. Mũi tiêm nhắc 6in1 thường được hẹn cách mũi 1 ít nhất 1 tháng nhưng khoảng cách tối thiểu giữa 2 mũi tiêm này chỉ cần 4 tuần là đủ
Khoảng cách tối thiểu giữa 2 lần tiêm chỉ áp dụng với 2 mũi tiêm cùng 1 loại vaccin hay giữa các loại vaccin sống giảm độc lực (như Sởi-quai bị-rubella, Thuỷ đậu)
Hệ miễn dịch của trẻ có thể tiếp nhận đến 10.000 kháng nguyên cùng một lúc, vì thế có thể chích bao nhiêu vaccine cùng lúc cho bé đều được miễn đảm bảo các khoảng cách liều
Việc chích cùng lúc nhiều mũi không làm tăng thêm tỉ lệ tác dụng phụ, tỉ lệ tai biến so với chích từng mũi riêng lẻ. Chích nhiều mũi cùng lúc sẽ giúp giảm số lần đi chích ngừa đáng kể, nhờ vậy bé cũng đỡ sợ chích ngừa hơn, giúp tiết kiệm thời gian, giảm nguy cơ lây nhiễm chéo khi đi chích. Với những bé bị trễ nhiều mũi tiêm thì việc chích nhiều mũi cùng lúc sẽ giúp bé nhanh chóng bắt kịp lại các mũi bị trễ
Chích cùng lúc nhiều mũi có thể làm bé bị đau nhiều chỗ hơn, ba mẹ có thể chườm mát ngay chỗ chích để giúp bé dễ chịu hơn
Tiêm chủng mở rộng là chương trình y tế quốc gia ưu tiên các loại vắc-xin nhằm giảm tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em. Việc cho trẻ tiêm chủng đầy đủ các vắc-xin này rất quan trong, tuy nhiên các loại vắc-xin này chưa bao phủ hết các bệnh lý nghiêm trọng ở trẻ do kinh phí của chương trình có hạn. Vì vậy, ngoài các vắc-xin nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng thì nên cho trẻ tiêm ngừa thêm các vắc-xin dịch vụ khác như phế cầu, não mô cầu, thuỷ đậu…
Phản ứng sau chích ngừa đa số là các biểu hiện nhẹ như mẩn ngứa, đau, sưng, đỏ tại vị trí tiêm; triệu chứng toàn thân như sốt dưới 39 độ C và một số triệu chứng khác như hơi quấy, mệt mỏi, ăn bú hơi giảm. Các triệu chứng này thường sẽ tự khỏi sau 2 ngày
Theo dõi các dấu hiệu nặng trong vòng 2 ngày, cần đưa trẻ KHÁM LẠI NGAY nếu bé có các biểu hiện sau: