ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

5 Thói quen sai lầm khi đeo kính & Tác hại khôn lường.

Đã bao giờ bạn thắc mắc vấn đề mắt cận nặng và tăng độ dù đeo kính, đã chưa nào? Khi đó, đừng vội đổ lỗi cho cặp kính cận bạn đang đeo. “Thủ phạm” gây nên tình trạng trên có thể là do cách dùng kính của bạn đấy! Dưới đây là 5 sai lầm thường gặp khi đeo kính cận. Nếu bạn đang có những thói quen xấu này thì hãy “stop” ngay và luôn nhé!

5 Thói quen sai lầm khi đeo kính & Tác hại khôn lường.

22/04/2022 1:28:35 CH

 
1. Đeo kính sai tư thế
Nhiều người đeo kính có những hành động tưởng chừng vô thưởng vô phạt nhưng lại gây ra tác hại khôn lường. Dưới đây là 3 tư thế đeo kính sai mà bạn cần tránh:
• Thứ nhất là đeo kính trễ xuống mũi
Việc đeo như thế này khiến độ khúc xạ bị ảnh hưởng, nhìn vật mờ hơn, mắt điều tiết không tốt, nguy cơ làm tăng độ cận nhanh hơn.
Khi để kính trễ xuống, mắt ngước lên trên dễ khiến mi mắt sụp xuống, mất vẻ đẹp tự nhiên.
• Thứ hai là tháo kính, đeo kính bằng một tay
Đeo kính, tháo kính bằng một tay khiến càng kính đi vào hai bên thái dương không đều, gọng kính dần sẽ bị bị cong vênh, giãn rộng. Việc kính bị rộng cũng sẽ khiến nó bị tụt xuống gây ảnh hưởng đến tầm nhìn.
• Thứ ba là cài kính trên đầu
Không ít người khi đeo kính thỉnh thoảng cài kính lên đầu cho trông thời trang, nhưng thực sự hành động này không được tốt. Mắt kính dễ bị xước, gọng kính cũng dễ mở rộng và thậm chí nếu không để ý sẽ làm kính bị rơi.
 
2. Đeo kính sai độ cận
Nếu đeo kính nặng hơn độ cận thật, mắt bạn sẽ có hiện tượng nhìn vật quay cuồng, đầu bị choáng.
Nếu đeo kính nhẹ hơn độ cận, mắt phải điều tiết nhiều hơn để tập trung nhìn rõ, lâu ngày sẽ dẫn tới gia tăng độ cận.
Bên cạnh độ cận, nếu đeo kính sai PD cũng sẽ dẫn đến tình trạng nhức đầu, mỏi mắt, nhìn không rõ. Đeo lâu ngày còn dẫn đến bị lác. Do đó, khi cắt kính cận phải tuyệt đối chú ý đến con số này.
 
3. Đeo kính chung với người khác
Mắt là cơ quan dễ lây truyền bệnh, do đó, nếu bạn đeo kính của người có bệnh lý về mắt hoặc mắc virus như corona thì nguy cơ rất cao là bạn sẽ mắc bệnh.
 
4. Đeo kính không đúng tần suất
Kính là vật dụng giúp mắt điều tiết tốt, đạt thị lực tối đa như bình thường. Nếu bị cận mà không đeo kính sẽ làm mắt phải điều tiết nhiều hơn, nhãn cầu phòng lên, lâu ngày mất khả năng giãn.
 
5. Không chú ý vệ sinh kính
Có những người đeo kính một thời gian rất dài mà không chịu đi kiểm tra thị lực. Mắt kính trầy xước, ố vàng còn gọng kính mốc xanh, sơn bong tróc.
Nếu tình trạng này đang diễn ra thì bạn đang phải đối diện với hai nguy cơ:
Một là thị lực kém, mắt kính xước làm cho mắt nhìn mờ, không thoải mái, thậm chí còn có nguy cơ gây nhược thị.
Hai là vấn đề về da và thẩm mỹ. Những gọng kính không rõ nguồn gốc xuất xứ đeo một thời gian sẽ có tình trạng bong tróc sơn, gọng kính kim loại có hiện tưởng gỉ, mốc xanh, nó có thể gây ra dị ứng hoặc bệnh nghiêm trọng khác cho da của bạn.
Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký khám mắt tại CarePlus, vui lòng inbox hoặc đặt lịch tại https://careplusvn.com/vi/khoa-mat

Bài viết gần đây/mới

KHÔNG CHỦ QUAN VỚI DẤU HIỆU VÀ BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH THỦY ĐẬU
Các biểu hiện lâm sàng của thủy đậu ở trẻ thường phát triển trong vòng 15 ngày sau khi tiếp xúc và thường bao gồm các triệu chứng sốt, mệt mỏi , đau họng, chán ăn, sau đó là phát ban mụn nước toàn thân, thường xảy ra trong vòng 24 giờ.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

5 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI CHÍCH NGỪA HPV PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã đưa ra những khuyến nghị về việc tiêm ngừa vacxin HPV đối với tất cả trẻ em (cả nam lẫn nữ) nên được tiêm vacxin HPV vào khoảng 11-12 tuổi, thậm chí có thể tiêm sớm nhất là lúc 9 tuổi và việc chủng ngừa được khuyến khích cho tất cả mọi người đến 26 tuổi.

ĐAU VAI DO VIÊM GÂN - CHUYỆN THƯỜNG THẤY Ở DÂN VĂN PHÒNG
Với đặc thù công việc là làm việc bên máy tính 8 tiếng/ngày, cùng tư thế ngồi chưa đúng, dân văn phòng dễ gặp tình trạng viêm gân cơ vai. ThS. BS. CKI. Nguyễn Văn Hoàng Tâm - Chuyên khoa Cơ xương khớp tại CarePlus có những chia sẻ hữu ích về chủ đề này.

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP (QUÝ I/2024)
Trong quý I/2024, CarePlus ghi nhận tỷ lệ nhân sự của các doanh nghiệp khám sức khỏe định kỳ mắc các bệnh lý răng hàm mặt, vấn đề về mắt và rối loạn mỡ máu... ở mức cao (48 - 84%).

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}