ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

5 biện pháp khắc phục tình trạng ''táo bón'' ở trẻ sau Tết

‘’Táo bón’’ là vấn đề tiêu hóa không ít trẻ nhỏ mắc phải sau dịp Tết. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc ăn uống không khoa học: trẻ ăn quá nhiều những thực phẩm khó tiêu như bánh mứt, thức ăn nhiều dầu mỡ, nước ngọt,...trong khi lại lười uống nước và ăn hoa quả, rau xanh. Chưa kể, trong những ngày Tết, nếp sinh hoạt bị đảo lộn (thức khuya dậy muộn,...) cũng ảnh hưởng ít nhiều đến các vấn đề tiêu hóa của trẻ.

5 biện pháp khắc phục tình trạng ''táo bón'' ở trẻ sau Tết

Trước tiên, ba mẹ cần nhận diện đúng tình trạng táo bón của trẻ. Trẻ xác định bị táo bón nếu có 1 trong các dấu hiệu sau:

  • Thay đổi bất thường về khối phân: phân cứng, nhỏ như phân dê hoặc phân quá to
  • Giảm tần suất đi cầu: Khoảng cách giữa hai lần đi tiêu dài hơn 3 ngày
  • Cảm giác khó chịu khi đi cầu: cố rặn, đau rát, đôi khi có lẫn máu trong phân
  • Các triệu chứng khác như đau bụng, lên cân chậm, chán ăn, ăn uống kém, nôn.

BÍ QUYẾT KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG TÁO BÓN CỦA TRẺ:

  1. Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, đủ dưỡng chất:
    - Ăn nhiều rau, trái cây (5 phần rau củ, quả/ngày), các thức ăn nhiều chất xơ
    - Uống nhiều nước.
    - Bổ sung nước ép mận tây, lê, táo pha loãng (>4 tháng tuổi).
    - Hạn chế lượng sữa > 1 tuổi 560ml/ngày, >18 tháng: 500ml/ ngày, và các chế phẩm từ sữa.
  2. Thay đổi hành vi đi cầu của trẻ: khuyến khích trẻ đi cầu mỗi ngày 5-10 phút vào giờ cố định (sau bữa ăn 30 phút)
  3. Vận động thể chất: Tập thể dục hàng ngày giúp nhu động của ruột tốt, các chất được lưu chuyển trong ruột một cách dễ dàng hơn, giảm nguy cơ thức ăn bị tích tụ lại ở đại tràng gây táo bón.
  4. Sử dụng thuốc làm mềm phân, xổ phân (khuyến cáo sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ)
  5. Khám tư vấn với bác sĩ Nhi khoa: Trường hợp trẻ bị táo bón kéo dài và đã áp dụng các biện pháp trên nhưng vẫn không hiệu quả, ba mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để được tìm hiểu cụ thể nguyên nhân táo bón nhằm có hướng điều trị phù hợp và kịp thời. Bác sĩ sẽ đánh giá chế độ dinh dưỡng, phát triển tâm thần-vận động, lên kế hoạch điều trị thuốc và hướng dẫn ba mẹ theo dõi nhật kỳ đi cầu của trẻ.

Bài viết gần đây/mới

TẤT CẢ NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT VỀ BỆNH ZONA THẦN KINH (GIỜI LEO)
Bệnh Zona hay còn được biết đến với tên gọi là bệnh Giời leo. Đây là bệnh lý da nhiễm siêu vi gây ra do sự tái hoạt động của các virut thuỷ đậu VARICELLA ZOSTER. Từ đó gây nên các biểu hiện ở da và thần kinh. Sau khi đã biết về bệnh chúng ta có thể phòng tránh hiệu quả hơn.

By ThS. BS CKI. Nguyễn Thị Thuỳ Liên

AN TOÀN BƯỚC QUA DỊCH ĐAU MẮT ĐỎ
Người bị đau mắt đỏ (hay còn gọi là viêm kết mạc cấp) tại TP.HCM đang tăng nhanh, ngành y tế thành phố đã tìm được tác nhân chính gây bệnh là enterovirus (86%)

By BS. CK2. Khương Thị Kha Ly

ĐIỀU TRỊ BÉO PHÌ Ở CÁC LỨA TUỔI CÓ GIỐNG NHAU?
Béo phì là tình trạng cơ thể tích tụ quá mức khối mỡ và chính tình trạng dư thừa khối mỡ làm tăng nguy cơ các bệnh lý như đái tháo đường, gout, rối loạn mỡ máu, bệnh tim mạch, ung thư… Do vậy, mục tiêu cốt lõi của điều trị béo phì là làm giảm khối mỡ để kiểm soát các biến chứng.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

NHỮNG AI NÊN ĐI TẦM SOÁT TIM MẠCH VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC TẦM SOÁT TIM MẠCH⁉️
Đột quỵ là bệnh lý cấp tính nguy hiểm, thường xảy ra đột ngột, có tỉ lệ tử vong cao nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Mỗi năm ở Việt Nam có hơn 200.000 người bị đột quỵ, hơn 50% trong số đó tử vong và chỉ có 10% sống sót là có bình phục hoàn toàn. Đáng lo ngại, đột quỵ đang có dấu hiệu ngày càng trẻ hóa, gia tăng mạnh từ 40 – 45 tuổi hay thậm chí xuất hiện cả ở tuổi 20.

Các sản phẩm liên quan

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}