ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

4 thông tin bạn nên biết về hội chứng sau khi nhiễm Covid

Một tháng kể từ sau lần thập tử nhất sinh vì Covid-19, người cha 70 tuổi, dù đã ba lần xét nghiệm âm tính, được về nhà, nhưng vẫn vật lộn với các triệu chứng đau nửa đầu, buồn nôn, chóng mặt, đặc biệt là khó thở, dù trước đó ông hoàn toàn khỏe mạnh. T.A đưa cha vào một bệnh viện tuyến đầu tại TP Hồ Chí Minh, xét nghiệm, chụp chiếu, thăm khám đa cơ quan, tốn gần 10 triệu, nhưng các bác sĩ vẫn không tìm được căn nguyên triệu chứng và họ tạm đặt ông cụ vào nhóm hội chứng sau khi nhiễm Covid kéo dài.

4 thông tin bạn nên biết về hội chứng sau khi nhiễm Covid

09/12/2021 12:52:17 CH

1. Hội chứng sau nhiễm Covid là gì? 

Hội chứng sau khi nhiễm COVID hay thế giới gọi là “Long Covid” không còn là căn bệnh xa lạ khi đại dịch đã kéo dài gần hai năm với gần 300 triệu người bị nhiễm bệnh. Đây là tình trạng bệnh nhân nhiễm virus mặc dù đã hồi phục khỏi COVID-19 cấp tính nhưng các triệu chứng vẫn còn kéo dài trên 4 tuần kể từ lúc khởi phát nhiễm trùng. Các triệu chứng này có thể đã có từ đợt bệnh cấp hoặc xuất hiện sau khi hồi phục.

2. Triệu chứng sau khi nhiễm Covid?

Một nghiên cứu quy mô nhất từ trước đến nay được công bố trên tạp chí y học danh tiếng Lancet (Anh) tiết lộ có thể có tới hơn 200 di chứng COVID bao gồm, mệt mỏi kéo dài, đau đầu, đau cơ khớp, ho, khó thở, đặc biệt là khó thở khi vận động gắng sức, rụng tóc, mất mùi-vị, giảm khả năng nhận thức, như giảm tập trung, lú lẫn, hay các rối loạn tâm lý, như lo âu, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ.

COVID kéo dài không chỉ biểu hiện bằng các triệu chứng lâm sàng kể trên, mà còn thể hiện bằng những bất thường cận lâm sàng, như bất thường xét nghiệm: tăng men tim kéo dài, rối loạn đường huyết, rối loạn hormon tuyến giáp, giảm độ lọc cầu thận...; rối loạn chức năng hô hấp: giảm độ khuếch tán phổi, hạn chế dung tích phổi; bất thường hình ảnh học: xơ phổi, giãn phế quản trên CT scan ngực, rối loạn chức năng tâm thất qua siêu âm tim…

3. Tình trạng này kéo dài bao lâu? 

Có thể kéo dài 3 tháng, 6 tháng, thậm chí có báo cáo lên đến 9 tháng. Hiện vẫn còn nhiều nghiên cứu được thực hiện nhằm theo dõi những bệnh nhân phát triển hội chứng sau khi nhiễm Covid-19 kéo dài.

4. Hiệu quả của việc tiêm vắc-xin đối với hội chứng sau nhiễm Covid?

Ngăn ngừa Covid-19 là cách tốt nhất để ngăn chặn sự phát triển của các vấn đề sức khỏe sau khi nhiễm Covid-19. Tiêm vắc xin làm giảm nguy cơ bệnh diễn tiến nặng, giảm tỷ lệ nhập viện, giảm tỷ lệ tử vong, vì vậy tất cả những người đủ điều kiện nên tiêm phòng khi đến lượt. Các biện pháp y tế công cộng như đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, rửa tay vẫn cực kỳ quan trọng đối với tình trạng sau khi nhiễm Covid-19.

Một nghiên cứu được công bố trên tuần san khoa học nổi tiếng The Lancet ngày 1.9 cho biết tiêm chủng đầy đủ sẽ giúp giảm 50% nguy cơ phát triển các triệu chứng Covid-19 kéo dài. Trang web chính thức của CDC Mỹ cũng kêu gọi người dân nên tiêm phòng đầy đủ để phòng ngừa hội chứng này.

5. Người khỏi bệnh Covid-19 cần chăm sóc sức khỏe như thế nào?

  • Người bệnh nên vận động nhẹ nhàng (đi bộ chậm, tập thể dục nhẹ, đạp xe đạp chậm, tập dưỡng sinh…),  hạn chế làm việc nặng mà nên làm việc nhẹ tăng dần cường độ, giúp giải tỏa căng thẳng.
  • Cần chú ý tập thở (hít vào, thở ra chậm, hít sâu dần dần và thở ra nhẹ nhàng không vội vã và nhịp độ tăng lên từng ngày). Bên cạnh đó cần tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ít nhất 30 phút/ngày (có thể vào buổi sáng sớm hoặc nắng chiều, chia thành 3-4 lần, mỗi lần 5-10 phút là vừa), việc làm này sẽ giúp cho điều hòa nhịp sinh học của cơ thể. 
  • Bên cạnh đó, người bệnh không nên sống một mình hoặc tự cô lập với mọi người trong nhà. Các thành viên trong gia đình nên khuyến khích họ tham gia các hoạt động cùng với người thân như chuẩn bị bữa ăn, dọn dẹp nhà cửa,…Đặc biệt với người cao tuổi, việc trò chuyện cùng người thân trong gia đình và được người thân động viên, giúp đỡ sẽ giúp giảm sự lo lắng, kích thích hoạt động não sau khi khỏi bệnh COVID-19 rất tốt.
  • Chế độ dinh dưỡng: Người bệnh cần tránh những thức ăn khó tiêu: nhiều mỡ, nhiều chất béo, không nên ăn sau 19h tối. Ngoài ra cần hạn chế dùng trà, cà phê về đêm, nên ăn nhiều rau quả, trái cây, nước mát và uống đủ 1,5-2 lít nước trong ngày. Thay đổi món ăn thường xuyên, chế biến thức ăn, bài trí thức ăn hấp dẫn tạo mùi thơm thay đổi kích thích vị giác, chia nhiều bữa nhỏ trong ngày.
  • Ngay cả khi đã phục hồi và âm tính, người bệnh vẫn nên chú ý tuân thủ thật nghiêm túc 5K đề phòng bệnh. Cần hạn chế nhìn vào màn hình điện thoại/thiết bị điện tử liên tục trong ngày

6. Kiểm tra sức khỏe sau khi nhiễm Covid

“Trẻ em bị bệnh sởi mất đến 3 tháng để hồi phục. Người bị bệnh thương hàn cũng cần hàng tháng mới có thể khỏe trở lại. Vì vậy, người mắc Covid-19 cũnng cần thời gian để hồi phục sức khỏe vì cơ thể vừa phải huy động tất cả năng lượng để tạo ra hàng rào miễn dịch với một loại vi rút hoàn toàn mới”, bác sĩ Khanh chia sẻ. Trong trường hợp các triệu chứng kéo dài không có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên môn tư vấn, làm các xét nghiệm liên quan để có hướng điều trị thích hợp.

Vì vậy, trong trường hợp các triệu chứng kéo dài không có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên môn tư vấn, làm các xét nghiệm liên quan để có hướng điều trị thích hợp.

Liên hệ đặt hẹn với bác sĩ CarePlus để được tư vấn các triệu chứng bất tường sau khi nhiễm Covid qua free hotline 18006116 hoặc để lại tin nhắn cho chúng tôi.

HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ CAREPLUS

  • Chi nhánh 1: Lầu 2, Tòa nhà Savico, 66-68 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. Nguyễn Thái Bình, Q.1
  • Chi nhánh 2: Lầu 2, Tòa nhà Crescent Plaza, 105 Tôn Dật Tiên, Quận 7 (Cạnh Hồ Bán Nguyệt)
  • Chi nhánh 3: 107 Tân Hải, P. 13, Q. Tân Bình (Cạnh tòa nhà ETown)
  • Danh sách công ty bảo hiểm liên kết thanh toán trực tiếp tham khảo tại đây

Bài viết gần đây/mới

SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM KHÔNG ĐƠN GIẢN NHƯ MỌI NGƯỜI LẦM TƯỞNG
Suy dinh dưỡng là một trong nguyên nhân gây tử vong đối với trẻ dưới 5 tuổi và gây ra các hệ quả như: chậm phát triển, trí nhớ kém, rối loạn tiêu hóa...

By Ths. BS. Lê Thị Kim Dung

8 LƯU Ý GIÚP BẢO VỆ TRẺ KHỎI CÁC BỆNH HÔ HẤP THƯỜNG GẶP KHI GIAO MÙA
Vào thời điểm giao mùa, trẻ em dễ mắc các bệnh hô hấp như viêm hô hấp trên, viêm thanh quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, và suyễn. Nguyên nhân không chỉ do sự thay đổi đột ngột của thời tiết hay hệ miễn dịch chưa hoàn thiện mà còn từ những yếu tố có thể phòng tránh được. Dưới đây là lời khuyên đến từ BS.CKI. Trần Thị Thùy Trang - Chuyên khoa Nhi - Hệ Thống Phòng khám CarePlus để giúp bé có hệ hô hấp khỏe mạnh:

By BS. CK1. Phạm Thị Thùy Trang

NHỮNG CON SỐ “BÁO ĐỘNG” VỀ TÌNH HÌNH SỨC KHỎE CƠ XƯƠNG KHỚP NƠI LÀM VIỆC 2024
Sức khỏe cơ xương khớp luôn là một trong những vấn đề được quan tâm tại môi trường làm việc. Báo cáo chỉ ra có đến 47% người lao động xác nhận giảm năng suất làm việc do đau cơ, nhức khớp. Tìm hiểu cách phòng ngừa và cải thiện trong bài viết dưới đây!

BỆNH HEN SUYỄN Ở TRẺ EM - Cần phát hiện và điều trị sớm!
Việc điều trị hen suyễn tối ưu ở trẻ em phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm độ tuổi, mức độ nghiêm trọng và tần suất các cơn hen xảy ra và tuân thủ dùng thuốc. Trong hầu hết các trường hợp, thuốc có thể kiểm soát các triệu chứng, cho phép trẻ tham gia đầy đủ vào mọi hoạt động, bao gồm cả thể thao.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

TĂNG HUYẾT ÁP ẨN GIẤU VÀ NHỮNG ĐIỀU CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
Tăng huyết áp ẩn giấu (THA ÂG) là tình trạng huyết áp của bệnh nhân bình thường dưới ngưỡng 140/90mmHg khi đo tại cơ sở y tế, nhưng khi đo ngoài cơ sở y tế (tại nhà hoặc đo huyết áp lưu động trong 24 giờ) thì chỉ có số trung bình trên 135/85 mmHg. Điều đáng lo ngại là THA ẩn giấu chưa được quan tâm đúng mức mặc dù đây vẫn là một tình trạng nguy hiểm, nếu không được xử lý kịp thời có thể gây ra các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng như SUY THẬN, MẤT THỊ LỰC, SUY TIM, TĂNG NGUY CƠ ĐỘT QUỴ.

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}