ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

10 Điều Cần Biết Về Hệ Hô Hấp

10 Điều Cần Biết Về Hệ Hô Hấp

17/01/2018 9:39:25 SA

1. Phổi là cơ quan duy nhất có thể nổi trên mặt nước

Mỗi lá phổi chứa khoảng 300 triệu cấu trúc dạng khí cầu, còn gọi là phế nang (hay túi phổi), giúp đào thải CO2 và nạp Oxy cho máu. Khi những cấu trúc này căng đầy khí, phổi trở thành cơ quan duy nhất trong cơ thể con người có thể nổi trên mặt nước.

Trên thực tế, các bác sĩ sử dụng bài test này trong quá trình khám nghiệm tử thi để xác định xem thai nhi đã chết (trong tử cung) hay không. Nếu phổi nổi lên, thai nhi được sinh ra sẽ sống; nếu không, thai nhi sinh ra sẽ chết. Phương pháp này chính xác đến 98% (International Journal of Legal Medicine, 2013).

2. Phổi không bao giờ vô trùng hay không có mầm bệnh, ngay cả trong tình trạng khỏe mạnh

Các nghiên cứu cho thấy đường hô hấp dưới có rất nhiều chủng vi khuẩn gây bệnh lẫn vô hại. Tuy nhiên, có thể cho rằng chúng là chủng thực vật thông thường, hay các vi khuẩn thường sống trong cơ thể mà không gây bệnh.

3. Cảm lạnh thông thường có thể do hàng trăm chủng virus khác nhau gây ra

Cảm lạnh là một trong những bệnh đường hô hấp phổ biến nhất hiện nay. Trên thực tế có hơn 200 chủng virus có thể gây ra cảm lạnh, bao gồm coronavirus ở người và virus syncytial trong đường hô hấp.

4. Mũi có tác dụng lọc, làm ấm và giữ ẩm không khí hít vào

Mũi có những cấu trúc xương nhỏ được gọi là cuốn mũi, hình thành từ phía thành mũi. Cuốn mũi có rất nhiều mạch máu và các tế bào mỡ tiết ra chất nhầy, giúp làm ẩm không khí đi qua. Các chất và vi khuẩn hít vào bị giữ lại trong chất nhầy này và chuyển đến phần sau cổ họng để nuốt vào và được dạ dày tiêu hủy.

5. Ho, hắt hơi và ngáp là những cơ chế hô hấp tự nhiên của cơ thể

Ho và hắt hơi giúp cho phổi của bạn đào thải những chất lạ và xâm lấn mà bạn có thể vô tình hít vào. Còn việc ngáp giúp chúng ta hít thở Oxy nhiều hơn vào phổi và trong trường hợp não bộ cảm thấy cơ thể đang thiếu Oxy.

6. Phổi của bạn luôn có sẵn một lượng khí nhỏ

Lượng khí dư này rất quan trọng bởi nó giúp các đường dẫn khí và phế nang nhỏ không bị tắc hay “xẹp”, giữ cho chúng luôn mở để luồng hơi thở đi vào dễ dàng hơn, giống như một quả bóng nhỏ đã được thổi phồng lên sẵn. Vì vậy, sau khi thở ra, bạn luôn có thể đẩy hơi nhiều hơn ra khỏi phổi. Tối thiểu có khoảng 1.200 ml không khí vẫn còn trong phổi của bạn. Đây là một điều tốt.

7. Bạn có thể sống chỉ với một lá phổi

Mặc dù điều này sẽ giới hạn khả năng thể chất, nhưng bạn có thể sống một cuộc sống bình thường. Trên thực tế, nhiều người trên thế giới đang sống chỉ với một lá phổi.

8. Khi hệ hô hấp gặp vấn đề, hoạt động của mũi sẽ luân phiên thay đổi

Thông thường, mũi phải sẽ hoạt động mạnh hơn vào ban ngày, và mũi trái sẽ hoạt động mạnh hơn vào ban đêm. Bạn có thể cảm nhận được sự thay đổi này sáng sớm hoặc xế chiều.

9. Trẻ em hít thở trực tiếp bằng miệng có nguy cơ nói ngọng khi lớn lên

Mũi người có bốn giai đoạn lọc khí. Các sợi lông bên trong mũi giúp lọc bụi bẩn xâm nhập vào phổi. Khi chúng ta hít thở qua miệng, không khí đi thẳng vào phổi, dẫn đến các nguy cơ viêm amiđan, nhiễm trùng tai, nhiễm khuẩn đường hô hấp và viêm họng. Hít thở qua miệng còn có thể gây co thắt bàng quang, tiểu mót ban đêm.

Để cân bằng hơi thở, mũi của chúng ta sẽ tự động thay đổi cường độ hoạt động hai bên mỗi 30 phút một lần.

10. Việc hít thở gây mất nước trong cơ thể

Hít thở cho phép bạn nạp Oxy cần thiết vào cơ thể và đào thải CO2. Nhưng khi thở ra, bạn cũng thở ra rất nhiều nước.

Khi nghỉ ngơi, chúng ta thở ra đến 17,5 ml nước mỗi giờ (Polish Pneumonology and Allergology, 2012). Và chúng ta mất mất khoảng gấp bốn lần lượng đó khi tập thể dục.

Bài viết gần đây/mới

CHẢY MÁU CAM: NGUYÊN NHÂN, SƠ CỨU VÀ PHÒNG NGỪA
Chảy máu cam một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhất là trẻ mầm non có thể bị ít nhất một lần, thường không nguy hiểm nhưng thường làm các ba mẹ rất lo lắng. Hãy cùng BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng - Chuyên khoa Nhi - Hệ thống phòng khám CarePlus tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân cũng như xử lý khi bị chảy máu cam đúng cách nhé!

By BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng

HIỂU THÊM VỀ NỔI MÀY ĐAY VÀ PHÙ MẠCH
Nổi mày đay và phù mạch là những phản ứng của da thường gặp, gây ra sự khó chịu và đôi khi lo lắng cho người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về hai tình trạng này, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và các biện pháp phòng ngừa.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

BÉO PHÌ DÙ CÂN NẶNG BÌNH THƯỜNG - MỐI NGUY TIỀM ẨN MÀ BẠN KHÔNG NGỜ TỚI
Béo phì cân nặng bình thường (NWO) là tình trạng phức tạp với nhiều nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn. Tìm hiểu cách nhận biết và phòng ngừa béo phì cân nặng bình thường để bảo vệ sức khỏe toàn diện!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỪNG XEM NHẸ TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở TRẺ EM
Thiếu máu thiếu sắt được xem là vấn đề y tế xã hội, là mối quan tâm của y tế toàn cầu. Theo viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam, trong giai đoạn năm 2015 - 2016, trẻ em dưới 5 tuổi có tỉ lệ thiếu máu là 27,8%, thiếu máu do thiếu sắt chiếm tới 63,6%.

By BS. CK1. Lê Ngọc Tuyết Sương

SUY MÒN CƠ Ở NGƯỜI CAO TUỔI - DIỄN TIẾN ÂM THẦM NHƯNG ẢNH HƯỞNG NGHIÊM TRỌNG
Suy mòn cơ (thiểu cơ/ Sarcopenia) ở người cao tuổi là vấn đề có diễn tiến âm thầm nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên về chế độ dinh dưỡng và vận động giúp phòng ngừa suy mòn cơ từ chuyên gia CarePlus.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}