U xơ tử cung là những khối u xơ phát triển từ các tế bào cơ trơn và tế bào sợi của lớp cơ tử cung, và những khối u này không phải là ung thư. Phụ nữ có thể có một hoặc nhiều nhân xơ và chúng có thể có kích thước bằng hạt đậu hay quả trứng thậm chí có u xơ phát triển kích thước như quả dưa.
Bình thường khi u xơ không gây ra những triệu chứng bất thường và lặp lại nhiều lần thì hoàn toàn không nguy hiểm. Tuy nhiên, do mức độ phổ biến của u xơ nên nhiều chị em lo lắng về những biến chứng do u xơ mang lại.
Nếu bạn đang có nhân xơ/u xơ tử cung hoặc nghi ngờ mình có thì hãy tham khảo những thông tin dưới đây nhé:
U xơ tử cung và nguyên nhân gây u xơ tử cung là gì?
U xơ tử cung là bệnh lý phụ khoa phổ biến ở mọi độ tuổi, nhất là phụ nữ trong giai đoạn sinh đẻ, đang mang thai hoặc mãn kinh. U xơ trở nên phổ biến ở phụ nữ trong giai đoạn 40 - 50 tuổi. Sau khi mãn kinh, u xơ tử cung thường nhỏ lại.
Không ai biết nguyên nhân gây ra u xơ tử cung. Nghiên cứu chỉ ra rằng u xơ được kiểm soát bởi các hormone estrogen và progesterone.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ u xơ tử cung gồm:
Màu da: Tất cả phụ nữ đều có khả năng bị u xơ tử cung, tuy nhiên phụ nữ da đen có nguy cơ u xơ tử cung cao hơn và u xơ thường lớn hơn, số lượng nhiều và gây nhiều biến chứng hơn.
Di truyền: nếu mẹ hoặc chị có u xơ tử cung, bạn sẽ có nhiều nguy cơ bị hơn.
Các yếu tố khác: có kinh sớm, thiếu hụt vitamin D, chế độ ăn nhiều thịt đỏ ít rau, trái cây, sữa và uống rượu có vẻ làm tăng nguy cơ u xơ tử cung.
Những triệu chứng của u xơ tử cung là gì?
Nhiều phụ nữ có nhân xơ/u xơ tử cung không hề có triệu chứng gì đáng kể, nhưng có người lại gặp nhiều phiền toái.
Các triệu chứng phổ biến bao gồm:
Đau vùng chậu và rối loạn kinh nguyệt như cường kinh, rong kinh rong huyết, có thể dẫn đến thiếu máu hoặc cần truyền máu.
Chèn ép lên bàng quang, gây đi tiểu nhiều lần.
Chèn ép lên trực tràng, gây táo bón và đau lưng.
Đầy hơi, có thể do một khối u xơ lớn đẩy vào vùng dạ dày.
Ngoài triệu chứng về thể chất, phụ nữ còn bị ảnh hưởng về mặt tinh thần khi sống chung với u xơ tử cung. Nhiều phụ nữ bị trầm cảm, lo lắng làm giảm chất lượng cuộc sống.
U xơ tử cung có phát triển thành ung thư không?
Theo định nghĩa, u xơ tử cung không phải là ung thư. Các khối u xơ dường như không làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư tử cung khác, và các khối u xơ tử cung thường nhỏ lại sau khi mãn kinh. Tuy nhiên, nếu có nhân xơ/u xơ tử cung thì bạn nên tầm soát định kỳ để theo dõi tiến triển của những khối u này dù 99% các u xơ tử cung là lành tính.
U xơ tử cung có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và thai kỳ không?
Hầu hết phụ nữ bị u xơ tử cung đều có thai bình thường. Nếu có vấn đề với thai kỳ, chúng thường phát sinh do kích thước và vị trí của khối u xơ, có thể cản trở đến quá trình làm tổ của phôi khiến bạn khó có thai, sảy thai hoặc sinh non. Trong một số trường hợp, việc cắt bỏ khối u xơ có thể giúp phụ nữ mang thai.
U xơ tử cung có cần điều trị không?
Vì đa số phụ nữ không có triệu chứng gì nghiêm trọng nên hầu hết không cần điều trị, trừ khi có những dấu hiệu bất thường lặp đi lặp lại nhiều lần, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Những dấu hiệu bất thường có thể là:
Chảy máu âm đạo bất thường
Rong kinh, kinh nguyệt không đều
Dịch âm đạo có mùi hôi, đổi màu
Đau, ngứa vùng kín
Đau vùng chậu hoặc tiêu tiểu khó, tiểu nhiều lần
Có 3 phương pháp điều trị nhân xơ/u xơ tử cung phổ biến là:
Điều trị bằng phương pháp tự nhiên giúp làm giảm triệu chứng bệnh: Đối với những nhân xơ nhỏ, việc thay đổi thói quen sinh hoạt, thay đổi chế độ ăn uống và rèn luyện thường xuyên cũng góp phần tích cực làm giảm kích thước khối u. Một số phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, tập yoga, xoa bóp, sử dụng thảo dược, chườm nóng cũng được khuyên nên áp dụng cho người có nhân xơ tử cung. Ăn uống lành mạnh, giảm stress và giảm cân (nếu béo phì) cũng có tác dụng nhất định.
Điều trị bằng thuốc: Bác sĩ sẽ kê toa thuốc giúp điều chỉnh nồng độ hormone cơ thể để làm giảm estrogen và progesterone. Một số thuốc thường được sử dụng như: thuốc ngừa thai, thuốc nội tiết, GnRH antagonists, GnRH agonists,
SERMs.
Thuyên tắc mạch máu nuôi nhân xơ bằng PVA, phá hủy nội mạc tử cung. Một phương pháp mới đang được áp dụng là phá hủy nhân xơ bằng sóng siêu âm cao tần dưới hướng dẫn của MRI.
Điều trị bằng phẫu thuật: Chỉ áp dụng khi u xơ quá lớn và có nhiều khối u khác đang tăng trưởng. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ u xơ. Nếu sau phẫu thuật, u xơ vẫn tiếp tục phát triển thì có thể sẽ phải cắt bỏ tử cung để loại bỏ hoàn toàn u xơ trở lại.
VÌ SAO NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG DỄ BỊ SÂU RĂNG VÀ VIÊM NƯỚU? Theo số liệu thống kê, bệnh răng miệng giữ vị trí cao nhất trong số các bệnh phổ biến ở nhân viên doanh nghiệp đến khám sức khỏe định kỳ tại CarePlus trong quý 1 - 2 - 3/2024, nổi bật với vấn đề sâu răng và viêm nướu.
TÁC DỤNG PHỤ KHÓ CHỊU KHI ĐIỀU TRỊ HP LIỆU CÓ ĐÁNG LO? Điều trị nhiễm Helicobacter pylori (HP) thường là một quá trình đầy thử thách đối với nhiều người bệnh. Bên cạnh cảm giác mệt mỏi do các triệu chứng viêm loét dạ dày, người bệnh còn phải đối mặt với các tác dụng phụ khó chịu. Một số người bệnh thậm chí cân nhắc việc ngừng điều trị sau vài ngày dùng thuốc, mặc dù kết quả nội soi cho thấy tình trạng viêm loét vẫn nghiêm trọng và cần điều trị triệt để.
LƯU Ý DINH DƯỠNG PHÒNG TRÁNH “HITTING THE WALL” KHI CHẠY MARATHON "Hitting the wall" - đụng tường là tình trạng người chạy đuối sức đột ngột, cảm giác như có bức tường vô hình ngăn họ tiến về phía trước và phải dừng lại nghỉ ngơi. Tham khảo ngay lời khuyên từ chuyên gia CarePlus để phòng tránh hitting the wall khi chạy bộ.
“BỎ TÚI” LỜI KHUYÊN CHO MẸ: DINH DƯỠNG GIAI ĐOẠN CHO CON BÚ Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh đặc biệt là trong 6 tháng đầu đời. Chế độ ăn của người mẹ liên quan đến lượng và chất của sữa mẹ để đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ. Vậy chế độ dinh dưỡng như thế nào là phù hợp cho các mẹ sau sinh, đặc biệt là các mẹ đang cho con bú? Hãy tham khảo lời khuyên sau đây của bác sĩ nhé!
BA MẸ ĐỪNG XEM THƯỜNG TÌNH TRẠNG TÁO BÓN KÉO DÀI Ở TRẺ! Ba mẹ đang đau đầu vì con bị táo bón kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe, tăng trưởng và chất lượng cuộc sống của con, đã làm đủ cách nhưng con vẫn ko hết táo bón? Hãy cùng BS. CK1. Trần Thị Hoàng Oanh - Chuyên Khoa Nhi - Hệ thống Phòng khám CarePlus tìm hiểu thêm về bệnh táo bón kéo dài và lưu ý khi điều trị nhé!