ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

ĐỪNG XEM NHẸ TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở TRẺ EM

Thiếu máu thiếu sắt được xem là vấn đề y tế xã hội, là mối quan tâm của y tế toàn cầu. Theo viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam, trong giai đoạn năm 2015 - 2016, trẻ em dưới 5 tuổi có tỉ lệ thiếu máu là 27,8%, thiếu máu do thiếu sắt chiếm tới 63,6%.

ĐỪNG XEM NHẸ TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở TRẺ EM

Một nghiên cứu năm 2020 trên trẻ em từ 12 đến 36 tháng tuổi tại Hà Nội cho thấy tỷ lệ thiếu sắt là 14,2% và thiếu máu do thiếu sắt là 8.5%. Theo khảo sát SEANUTS 2022, 59% trẻ em Việt Nam không nhận đủ sắt từ bữa ăn.  

CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ GÂY THIẾU MÁU DO THIẾU SẮT Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ: 

  • Thời kỳ sơ sinh: Mẹ thiếu máu thiếu sắt lúc mang thai, trẻ sinh non, sinh nhẹ cân, Bị các vấn đề khác như truyền máu song thai, xuất huyết thai nhi - mẹ 

  • Thời kỳ nhũ nhi (trẻ em dưới 1 tuổi): thiếu hụt chất bổ sung sắt ở trẻ bú mẹ hoàn toàn, sử dụng sữa bò/ sữa dê/ sữa đậu nành chưa bổ sung sắt và khoáng chất, hoặc chế độ ăn uống với các thực phẩm bổ sung không đủ chất sắt. Trẻ mới tập ăn, trẻ biếng ăn. 

  • Thời kỳ từ 1 đến 12 tuổi: Trẻ uống quá nhiều sữa bò, thực phẩm không đủ chất sắt. Trẻ biếng ăn hoặc ăn chay.  

  • Bệnh lý kém hấp thu sắt, mất máu: nhiễm khuẩn và viêm mạn tính, bệnh celiac, viêm ruột, xuất huyết tiêu hóa hoặc các bệnh lý gây mất máu khác.  

BIỂU HIỆN CỦA TRẺ THIẾU MÁU THIẾU SẮT: 

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường không có triệu chứng, chỉ có thay đổi trên kết quả xét nghiệm: trẻ bị thiếu máu hồng cầu nhỏ, nhược sắc từ nhẹ đến trung bình. Các biểu hiện xuất hiện từ từ và phụ thuộc vào mức độ thiếu sắt ở trẻ: Giảm năng lượng, da nhợt nhạt hoặc vàng nhẹ, chứng ăn đất. Các triệu chứng ít gặp hơn là: trẻ sơ sinh bị thiếu máu nặng, trẻ có thể có biểu hiện lờ đờ, xanh xao, cáu kỉnh, tim to, bú kém, và nhịp thở nhanh.  

  • Triệu chứng thần kinh: trẻ hay quấy khóc, vật vã, chán ăn, ngủ ít, sinh hoạt chậm chạp, kém minh mẫn, chóng mệt, hay quên, chóng mặt, nhức đầu, ù tai. 

  • Triệu chứng ở cơ: giảm phát triển vận động, giảm trương lực cơ, chậm biết ngồi/ đứng / đi, bắp thịt nhão, bụng chướng. Tim nhanh, có tiếng thổi cơ năng của thiếu máu, suy tim.  

  • Triệu chứng ở hồng cầu: thiếu máu, da xanh gi giảm tổng hợp Hemoglobin (< 11g/dl). Tăng phục hồi chức năng tạo máu ở gan, lách làm gan lách to ở trẻ nhũ nhi. Tăng tạo máu ở tủy (nhiều bạch cầu, tiểu cầu và hồng cầu non, hồng cầu lưới ra máu ngoại vi), và giảm chất lượng hồng cầu (nhược sắc, kích thước nhỏ) và bạch cầu. Ngoài ra, do transferrin và lactoferrin giảm làm cho trẻ rất dễ bị bội nhiễm. Trẻ có thể bị sốt do bội nhiễm hoặc đơn thuần do tăng phản ứng phục hồi chức năng tạo máu.  

  • Tóc trẻ dễ gãy rụng, gãy móng tay, chân biến dạng: dẹp, lõm; xương bị đau nhức. 

  • Hội chứng Pica và pagophagia: trẻ có biểu hiện thèm ăn đối với các chất bất thường không phải thức ăn  như: đất sét, than, giấy, gạo sống, khoai sống. Pica có thể gặp ở các trẻ từ 2 đến 3 tuổi, không thiếu máu và có thiểu năng trí tuệ, tự kỷ hay di chứng não sau chấn thương đầu.  

  • Huyết khối: trẻ thiếu máu thiếu sắt dễ bị huyết khối, tắc mạch não nhiều hơn trẻ khỏe. 

Các triệu chứng này mất đi rất nhanh sau điều trị đặc hiệu, sẽ cải thiện các triệu chứng. Dự trữ sắt sẽ tăng sau 3 tháng điều trị sắt.  

KHUYẾN CÁO VỀ CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG ĐỂ GIẢM NGUY CƠ THIẾU MÁU DO THIẾU SẮT Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 

Trẻ sơ sinh đến 12 tháng tuổi 

  • Khuyến khích nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 4 đến 6 tháng: sữa mẹ có hàm lượng sắt thấp (0,3 đến 1 mg/L) nhưng được hấp thu tốt nhất. 

  • Đối với trẻ sơ sinh bú sữa mẹ, hãy bổ sung sắt khi trẻ được 4 tháng tuổi đối với trẻ đủ tháng (sắt nguyên tố 1mg/kg/ngày tối đa 15mg), hoặc khi trẻ sinh non được 2 tuần tuổi ( sắt nguyên tố 2mg/kg/ngày tối đa 15mg). Tiếp tục bổ sung cho đến khi có đủ sắt thông qua thực phẩm bổ sung 

  • Sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh phải được bổ sung sắt (> 6.7mg/L sắt): không nên sử dụng sữa công thức ít sắt 

  • Bổ sung thực phẩm giàu sắt cho trẻ từ 4 đến 6 tháng tuổi: sắt đủ cho nhu cầu được cung cấp bằng 2 khẩu phần ngũ cốc tăng cường sắt cho trẻ/ngày, thịt xay nhuyễn cũng là nguồn cung cấp sắt tốt, khuyến khích ăn 1 khẩu phần/ngày các loại thực phẩm giàu Vitamin C để tăng cường hấp thu sắt 

  • Tránh dùng sữa bò chưa qua chế biến (không phải sữa công thức) cho đến khi trẻ được 12 tháng tuổi: sữa bò chưa qua chế biến làm tăng tình trạng mất máu ẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh so với sữa công thức hoặc sữa mẹ.  

Trẻ từ 1 đến 5 tuổi: 

Hạn chế uống sữa bò không quá 600ml/ngày: nguy cơ thiếu sắt tăng ở trẻ nhỏ uống hơn 720ml sữa/ngày, khuyến khích ăn ít nhất 3 khẩu phần ăn giàu sắt mỗi ngày. 

Như vậy, thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em sẽ được khắc phục nếu cha mẹ chú ý hơn về chế độ dinh dưỡng cũng như bổ sung sớm ở giai đoạn cần thiết.  

Bài viết gần đây/mới

BÉO PHÌ DÙ CÂN NẶNG BÌNH THƯỜNG - MỐI NGUY TIỀM ẨN MÀ BẠN KHÔNG NGỜ TỚI
Béo phì cân nặng bình thường (NWO) là tình trạng phức tạp với nhiều nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn. Tìm hiểu cách nhận biết và phòng ngừa béo phì cân nặng bình thường để bảo vệ sức khỏe toàn diện!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

SUY MÒN CƠ Ở NGƯỜI CAO TUỔI - DIỄN TIẾN ÂM THẦM NHƯNG ẢNH HƯỞNG NGHIÊM TRỌNG
Suy mòn cơ (thiểu cơ/ Sarcopenia) ở người cao tuổi là vấn đề có diễn tiến âm thầm nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên về chế độ dinh dưỡng và vận động giúp phòng ngừa suy mòn cơ từ chuyên gia CarePlus.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỪNG CHỦ QUAN VỚI HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY - MỐI ĐE DỌA ÂM THẦM ĐẾN SỨC KHỎE VÀ CUỘC SỐNG
Hội chứng ống cổ tay là loại bệnh lý thần kinh bị chèn ép phổ biến nhất và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển thành suy yếu lực tay, teo cơ, thậm chí mất khả năng lao động.

By ThS. BS. CKI NGUYỄN VĂN HOÀNG TÂM

NHẬN BIẾT VÀ XỬ LÝ SỐT PHÁT BAN Ở TRẺ (ROSEOLA)
Chắc hẳn là các ba mẹ và các bé đều đã từng trải qua tình trạng Sốt phát ban ít nhất một lần trong đời! Vậy để hiểu đúng và đầy đủ hơn về tình trạng này, chúng ta cùng tìm hiểu về Sốt phát ban là gì nhé!

By BS.CKII. PHẠM QUANG VINH

SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM KHÔNG ĐƠN GIẢN NHƯ MỌI NGƯỜI LẦM TƯỞNG
Suy dinh dưỡng là một trong nguyên nhân gây tử vong đối với trẻ dưới 5 tuổi và gây ra các hệ quả như: chậm phát triển, trí nhớ kém, rối loạn tiêu hóa...

By Ths. BS. Lê Thị Kim Dung

Các sản phẩm liên quan

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}