3/9/2020 11:03:46 AM
Nấc cụt là một hiện tượng khá phổ biến mà đa số ai cũng đã từng bị một lần trong đời. Người ta cũng đã ghi nhận thai nhi trong bụng mẹ cũng “nấc cụt”. Hiện tượng nấc cụt chưa rõ ràng về lợi ích của nó, nhưng được xem là sự trưởng thành về trung khu thần kinh hô hấp và những hoạt động tập thở của trẻ trong bụng mẹ.
Nấc cụt xảy ra do sự không đồng bộ của hoạt động cơ hoành (cơ nằm giữa ngực và bụng) co đột ngột và đóng đột ngột của vùng thanh môn (bộ phận tạo ra tiếng nói) trong thì hít vào, khiến tạo âm thanh đặc trưng của tiếng “nấc”.
Nấc cụt đa số thoáng qua, tự giới hạn trong vòng 48 tiếng, hiếm khi gây ảnh hưởng đến ăn uống, ngủ nghỉ, hoạt động sinh hoạt hằng ngày hay căng thẳng hay đau đớn.
Nếu nấc cụt xảy ra trên 48 tiếng hoặc chu kỳ lặp lại liên tục kéo dài trên 1 tháng, được gọi là nấc cụt kéo dài, hầu hết đều là triệu chứng tiềm ẩn của các bệnh lý nguy hiểm như đường ruột, nhiễm trùng, thần kinh, bệnh tim mạch, mạch máu, ung thư hoặc liên quan đến việc dùng thuốc điều trị.
Nấc cụt ở trẻ em đa số giới hạn dưới 48 tiếng, một số nguyên nhân thường gặp có thể làm nặng hơn tình trạng nấc cụt
Khi nào nấc cụt trở nên nghiêm trọng cần đi gặp bác sĩ
Biện pháp vật lý giúp giảm nấc cụt
BS. Huyền Tôn Nữ Thụy My - Phòng khám CarePlus Quận 7
---
Để bảo vệ sức khỏe cả nhà xuyên suốt mùa dịch, đăng kí KHÁM TỪ XA NHI KHOA tại đây