ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Viêm Đại Tràng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị

Viêm đại tràng là tình trạng viêm nhiễm gây tổn thương khu trú hoặc lan tỏa và phát triển ở phần niêm mạc đại tràng. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương nặng hay nhẹ xuất hiện các triệu chứng như: đau bụng, sụt cân, rối loạn tính chất phân,...

Viêm Đại Tràng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị

21/07/2022 12:00:51 CH

1. Viêm đại tràng là gì?

Sau khi trải qua quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng ở ruột non, những chất cặn bã, không thể tiêu hóa sẽ được đẩy xuống ruột già. Tại đây, ruột già sẽ thực hiện quá trình hấp thu nước một lần nữa và cuối cùng là đưa các chất cặn bã còn thừa ra khỏi cơ thể. Ruột già còn có tên gọi khác là đại tràng. Vì vậy đây là bộ phận dễ bị tổn thương nhất trong hệ tiêu hóa.

Viêm đại tràng là tình trạng viêm nhiễm gây tổn thương khu trú hoặc lan tỏa và phát triển ở phần niêm mạc đại tràng. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương nặng hay nhẹ xuất hiện các triệu chứng như: đau bụng, sụt cân, rối loạn tính chất phân,...

2. Nguyên nhân gây nên tình trạng đại tràng bị viêm

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm đại tràng:

  1. Nhiễm trùng, nhiễm độc:

  • Nhiễm Vi khuẩn, virus:
  • Nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh có trong thức ăn, nước uống.
  • Nhiễm vi khuẩn đặc hiệu: Trực khuẩn lao, lỵ…
  • Nhiễm nấm: hay xảy ra ở người có cơ địa suy giảm miễn dịch, người dùng thuốc kháng sinh, corticoid kéo dài…
  • Nhiễm độc:
  • Nhiễm độc chất trong thức ăn, nước uống,..
  • Nhiễm phóng xạ…
  1. Bệnh tự miễn: Crohn, viêm loét đại trực tràng xuất huyết.

  2. Viêm loét đại tràng giả mạc: có tác dụng phụ của một số loại kháng sinh.

3. Triệu chứng viêm đại tràng

  • Triệu chứng viêm đại tràng mãn tính: Người bệnh thường có các biểu hiện như đau bụng kéo dài ở nửa khung đại tràng trái và hai hố chậu, cơn đau thường giảm khi đã đi đại tiện; Phân bất thường chủ yếu là phân lỏng và đi nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên, cũng nhiều trường hợp táo bón, phân lẫn máu hoặc nhầy; cơ thể mệt mỏi, suy nhược, sụt cân.

  • Triệu chứng viêm đại tràng cấp tính: Người bệnh bị đau quặn thắt bụng dưới, dọc theo khung đại tràng, có cảm giác đầy hơi, chướng bụng; rối loạn tiêu hóa phổ biến nhất là tiêu chảy, phân có thể kèm máu, đi nhiều lần trong ngày; chán ăn, mệt mỏi, có thể kèm sốt nhẹ.

4. Những ai có nguy cơ mắc viêm đại tràng?

  • Vậy những ai có nguy cơ mắc viêm đại tràng? Các đối tượng có một số bệnh lý, thói quen sinh hoạt sau đây có nguy cơ mắc viêm đại tràng:
  • Thường xuyên sử dụng thực phẩm mất vệ sinh: Khi ăn phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, thức ăn chưa được nấu chín hay do nguồn nước uống bị ô nhiễm thì đường ruột bị nhiễm khuẩn. Các loại vi khuẩn như E. coli, virus Rota, lỵ amip, sán... xâm nhập vào cơ thể gây viêm nhiễm, tổn thương niêm mạc đại tràng.
  • Người thường xuyên căng thẳng, stress: Nếu phải chịu áp lực công việc, lo lắng, stress kéo dài,chế độ ăn uống không lành mạnh... bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị viêm đại tràng.
  • Người bị bệnh Crohn hoặc bệnh lao: Hai bệnh này có nguy cơ khiến người bệnh mắc viêm đại tràng cao hơn những người khác.
  • Táo bón kéo dài: Táo bón kéo dài gây ra tình trạng đi ngoài ra máu, bụng đau âm ỉ khiến bạn bị viêm đại tràng cấp tính.
  • Có bệnh lý về đường ruột: Thiếu máu cục bộ đại tràng, viêm ruột... có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm đại tràng.
  • Lạm dụng thuốc tây: Nhất là việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài có thể tiêu diệt các vi khuẩn có lợi, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường tiêu hóa, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn có hại phát triển mạnh gây tổn thương đại tràng.
  • Người bị nhiễm độc: Những người làm việc và sống trong môi trường bị nhiễm độc khiến họ dễ bị viêm đại tràng cấp..

Nếu bạn gặp phải một trong những dấu hiệu trên hãy đặt lịch khám với bác sĩ  CarePlus để nhận được những lời khuyên, thông tin chính xác, đồng thời điều trị bệnh kịp thời ngay khi gặp những triệu chứng bất thường. 

5. Các biến chứng Bệnh viêm đại tràng có nguy hiểm không?

  • Bệnh viêm đại tràng rất nguy hiểm ở chỗ chẩn đoán muộn, khả năng điều trị dứt điểm thấp, rất dễ tái phát và đặc biệt có nguy cơ phát triển.

  • Theo các nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh viêm đại tràng mãn tính làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng từ 20- 30% người bị viêm đại tràng đặc biệt nếu bệnh kéo dài.

  • Bệnh nguy hiểm ở chỗ bệnh nhân tự ý mua thuốc về uống, không điều trị triệt để đến khi bệnh đến giai đoạn muộn mới đi khám giai đoạn mãn tính khi đó đại tràng bị teo nhỏ rất khó điều trị.

Bệnh viêm đại tràng gây ra các biến chứng nguy hiểm như: Xuất huyết ồ ạt, thủng đại tràng, giãn đại tràng cấp tính, ung thư đại tràng…

6. Các phương pháp chẩn đoán viêm đại tràng:

6.1 Chẩn đoán qua các xét nghiệm:

  • Xét nghiệm máu: đánh giá tình trạng thiếu máu gây ra do tình trạng viêm nhiễm hay chảy máu đại tràng.    
  • Xét nghiệm mẫu phân: phương pháp này giúp loại trừ các bệnh lý viêm nhiễm do vi khuẩn, siêu vi hay kí sinh trùng gây ra. Hiện diện bạch cầu trong phân giúp chẩn đoán bệnh.   
  • Nội soi đại tràng: lấy mẫu mô kiểm tra cũng như kiểm tra các dấu hiệu viêm loét   
  • Chụp X-quang: kiểm tra vùng bụng và các cơ quan lân cận.    
  • Chụp CT: chụp xương chậu và bụng theo chỉ định của bác sỹ nếu nghi ngờ biến chứng viêm loét đại tràng.     

6.2 Các biện pháp điều trị, phòng ngừa:

Viêm đại tràng có nguy cơ cao tái phát và dễ biến chứng nên khi phát hiện cần gặp ngay bác sỹ để điều trị kịp thời và sớm nhất có thể.

  • Điều trị bằng thuốc kê đơn của bác sĩ. Thường là các loại thuốc kháng viêm, chống ký sinh trùng, thuốc giảm đau, chữa tiêu chảy.   
  • Khi tình trạng viêm diễn biến nghiêm trọng nên tiến hành phẫu thuật cắt bỏ đi phần đại tràng đã viêm.   
  • Thiết lập chế độ ăn uống thích hợp, đảm bảo bổ sung đầy đủ các vitamin, các chất dinh dưỡng để làm giảm tình trạng viêm.    
  • Hạn chế tối đa các loại thực phẩm sống hay các loại thức ăn giàu xơ khi bị tiêu chảy. Ngược lại với người bị táo bón, bạn nên ăn nhiều chất xơ giảm chất béo.   
  • Cần tránh các loại thức ăn cay, nóng, có chứa chất kích thích như cafein, rượu và các sản phẩm từ sữa,...   
  • Chế độ ăn chia thành từng bữa nhỏ, uống nhiều nước.   
  • Giảm áp lực, căng thẳng trong cuộc sống như thường xuyên thư giãn bằng các bài tập thể dục nhẹ nhàng.

Viêm đại tràng là bệnh phổ biến cần được tầm soát sớm. Vì vậy, bạn và gia đình nên chủ động trong việc khám và điều trị các bệnh lý, xây dựng lối sống lành mạnh và chế độ dinh dưỡng khoa học. Đặt lịch khám với bác sĩ  CarePlus để nhận được những lời khuyên, thông tin chính xác, đồng thời điều trị bệnh kịp thời ngay khi gặp những triệu chứng bất thường.

Phòng khám Quốc Tế CarePlus cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ngoại trú với đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và tận tâm, kết hợp trang thiết bị hiện đại, mang đến kết quả chẩn đoán chính xác,  hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc kháng sinh, đồng thời cho lời khuyên về lối sống nhằm phòng bệnh. 

 

Bài viết gần đây/mới

CHẢY MÁU CAM: NGUYÊN NHÂN, SƠ CỨU VÀ PHÒNG NGỪA
Chảy máu cam một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhất là trẻ mầm non có thể bị ít nhất một lần, thường không nguy hiểm nhưng thường làm các ba mẹ rất lo lắng. Hãy cùng BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng - Chuyên khoa Nhi - Hệ thống phòng khám CarePlus tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân cũng như xử lý khi bị chảy máu cam đúng cách nhé!

By BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng

HIỂU THÊM VỀ NỔI MÀY ĐAY VÀ PHÙ MẠCH
Nổi mày đay và phù mạch là những phản ứng của da thường gặp, gây ra sự khó chịu và đôi khi lo lắng cho người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về hai tình trạng này, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và các biện pháp phòng ngừa.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

BÉO PHÌ DÙ CÂN NẶNG BÌNH THƯỜNG - MỐI NGUY TIỀM ẨN MÀ BẠN KHÔNG NGỜ TỚI
Béo phì cân nặng bình thường (NWO) là tình trạng phức tạp với nhiều nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn. Tìm hiểu cách nhận biết và phòng ngừa béo phì cân nặng bình thường để bảo vệ sức khỏe toàn diện!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỪNG XEM NHẸ TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở TRẺ EM
Thiếu máu thiếu sắt được xem là vấn đề y tế xã hội, là mối quan tâm của y tế toàn cầu. Theo viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam, trong giai đoạn năm 2015 - 2016, trẻ em dưới 5 tuổi có tỉ lệ thiếu máu là 27,8%, thiếu máu do thiếu sắt chiếm tới 63,6%.

By BS. CK1. Lê Ngọc Tuyết Sương

SUY MÒN CƠ Ở NGƯỜI CAO TUỔI - DIỄN TIẾN ÂM THẦM NHƯNG ẢNH HƯỞNG NGHIÊM TRỌNG
Suy mòn cơ (thiểu cơ/ Sarcopenia) ở người cao tuổi là vấn đề có diễn tiến âm thầm nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên về chế độ dinh dưỡng và vận động giúp phòng ngừa suy mòn cơ từ chuyên gia CarePlus.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}