ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Nội soi Trực tràng

Nội soi Trực tràng

NỘI SOI TRỰC TRÀNG LÀ GÌ?

Trực tràng phần cuối của ruột già, có độ dài khoảng 20 đến 30cm. Trực tràng chính là cầu nối giữa hậu môn và đại tràng. Chức năng chính của trực tràng chính là lưu giữ chất thải, cùng với nhu động ruột tống phân qua hậu môn thoát ra ngoài.

Nội soi trực tràng là thủ thuật an toàn, giúp quan sát trực tiếp niêm mạc của trực tràng nhờ một ống mềm có camera gắn ở đầu ống, đưa qua hậu môn. Qua hình ảnh trên máy nội soi, bác sĩ có thể nhìn thấy, phân loại mức độ tổn thương và chấn đoán chính xác phương pháp điều trị thích hợp cũng như can thiệp trực tiếp vào tổn thương. Nội soi có thể giúp bác sĩ phát hiện những tổn thương rất nhỏ, chỉ vài milimet mà những phương pháp khác như siêu âm, CT, MRI, X–quang có thể bỏ qua.  

AI CẦN THỰC HIỆN NỘI SOI TRỰC TRÀNG

Chỉ định của nội soi trực tràng dành cho các bệnh nhân nghi ngờ có vấn đề ở ống tiêu hóa (hậu môn, trực tràng,…). Với mỗi trường hợp, bác sĩ sẽ xem xét tình trạng sức khỏe và các vấn đề liên quan để chỉ định nội soi.

• Độ tuổi được khuyến cáo cho các đối tượng thuộc nhóm nguy cơ trung bình nên bắt đầu nội soi tầm soát ung thư hiện nay là từ 35 - 45 tuổi.

• Có người thân trong gia đình (ông bà, bố mẹ, anh chị, em ruột) mắc các bệnh tiêu hóa như: ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng, đa polyp đường tiêu hóa.

• Có các triệu chứng: tiêu ra đàm nhớt, tiêu ra máu (đặc biệt do nghi ngờ trĩ hay u đại tràng), sụt cân không rõ nguyên nhân, thay đổi thói quen đi tiêu, thiếu máu ...

• Có hình ảnh bất thường trên phim chụp đại tràng hay siêu âm.

• Chỉ định điều trị can thiệp hoặc theo dõi sau khi điều trị.

DỊCH VỤ NỘI SOI TRỰC TRÀNG CÓ THỂ PHÁT HIỆN BỆNH GÌ? 

Khảo sát các bệnh lý lành tính ở ống tiêu hóa dưới như: trĩ, nứt hậu môn, rò hậu môn, viêm loét trực tràng, túi thừa trực tràng, bệnh Corhn…   và theo dõi diễn tiến bệnh của các trường hợp đã phẫu thuật vùng hậu môn trực tràng trước đó

QUY TRÌNH CHUẨN BỊ TRƯỚC VÀ THỰC HIỆN NỘI SOI TRỰC TRÀNG 

Trước khi nội soi trực tràng 

  • Bác sĩ tiến hành thăm khám và yêu cẩu người bệnh thực hiện một số xét nghiệm cần thiết trước khi nội soi trực tràng.  
  • Người bệnh cần trình bày rõ với bác sĩ về tiền sử bệnh lý và các loại thuốc đang sử dụng.  
  • Người bệnh cũng cần thông báo với bác sĩ nếu bản thân đang mang thai hoặc nghi ngờ mang thai
  • Người bệnh được hướng dẫn “uống thuốc làm sạch ruột” trước khi nội soi

Trong khi nội soi

  • Người bệnh được hướng dẫn nằm nghiêng bên trái, chân co lại cao lên gần tới bụng.  
  • Bác sĩ sẽ tiêm gây tê để hạn chế sự khó chịu trong quá trình nội soi.  
  • Bác sĩ sẽ đưa ống nội soi vào trực tràng từ hậu môn rồi thực hiện bơm hơi vào trực tràng để trực tràng phồng lên, giúp việc quan sát trở nên dễ dàng hơn.
  • Trong quá trình nội soi, người bệnh có thể thấy khó chịu, đau tức bụng. Bệnh nhân không nên quá lo sợ mà cần giữ bình tĩnh, nằm im, hít thở sâu. Cảm giác khó chịu này sẽ biến mất sau khi nội soi kết thúc
  • Quá trình nội soi trực tràng thường diễn ra trong 30 – 60 phút, tùy theo tình trạng cụ thể của từng người bệnh.

Sau khi nội soi

  • Người bệnh được theo dõi tiếp cho đến khi tỉnh táo hoàn toàn  
  • Các triệu chứng sau nội soi trực tràng có thể gồm cảm giác đau âm ỉ ở bụng, chướng bụng, muốn đi ngoài nhưng không đi được. Nếu có cắt polyp hoặc sinh thiết thì có thể thấy dải máu nhỏ trong phân. Đây là những triệu chứng bình thường và sẽ nhanh chóng biến mất, vì vậy người bệnh không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu có các triệu chứng nghiêm trọng như sốt, chóng mặt, đau bụng dữ dội, đại tiện ra máu nhiều…, người bệnh nên báo ngay cho nhân viên y tế
  • Sau khi tỉnh táo hoàn toàn, người bệnh gặp bác sĩ trả kết quả nội soi, kê thuốc và hẹn tái khám (nếu cần) và hướng dẫn cách ăn uống, theo dõi sức khỏe 
₫1.500.000
{{currentProduct.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Số lượng') }} Số lượng phải lớn hơn 0
*Tên đăng ký không được để trống
Vui lòng nhập ngày sinh
*Số điện thoại không được để trống
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
image
{{currentProduct.Promotion.Message}}
Xác nhận