ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Những lưu ý không thể bỏ qua trước khi thực hiện nội soi không đau

Với nhiều ưu điểm nổi bật từ phương pháp nội soi tiêu hóa không đau: Đặc biệt là giảm đi cảm giác đau đớn, khó chịu nên được nhiều người lựa chọn. Vậy trước khi thực hiện phương pháp nội soi này cần lưu ý những gì để kết quả có độ chính xác cao nhất. Hãy cùng CarePlus tham khảo những thông tin dưới đây để tìm ra câu trả lời nhé.

Những lưu ý không thể bỏ qua trước khi thực hiện nội soi không đau

Quy trình nội soi tiêu hóa là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay trong quá trình chẩn đoán các bệnh dạ dày. Vậy cần chuẩn bị gì trước khi nội soi để quá trình này diễn ra nhanh chóng, thuận lợi và cho kết quả chính xác.

a. Đối với Nội soi Thực quản – Dạ dày – Tá tràng

– Nội soi Thực quản – Dạ dày – Tá tràng chuẩn bị rất đơn giản, bạn chỉ cần nhịn ăn trước khi soi ít nhất 6 - 8 giờ, có thể uống nước nhưng là nước trắng và lượng ít, bạn có thể uống một số loại thuốc như thuốc huyết áp vào sáng ngày soi với nước trắng (lượng ít)

b. Đối với Nội soi Đại tràng

– Nội soi đại tràng cần sự chuẩn bị kỹ hơn để lòng đại tràng sạch hết phân, giúp bác sĩ quan sát ro cấu trúc trong lòng đại tràng khi nội soi. Nội soi đại tràng là phương pháp tốt nhất để tầm soát ung thư đại tràng

– Ngày trước khi soi, bạn nên ăn nhẹ vào buổi trưa và tối, bạn nên tránh ăn rau và các loại trái cây có hạt nhỏ (ví dụ: dưa hấu, thanh long, kiwi,…). Bạn được khuyên nên ăn nhẹ vào buổi tối (ít nhất 2 giờ trước khi uống thuốc xổ): ăn cháo, soup, không ăn rau và thịt nguyên miếng.

Nếu bạn uống thuốc làm sạch ruột qua đêm để nội soi đại tràng vào buổi sáng: bạn được kê toa 3 gói Fortrans và 1 lọ simethicone (Air-X):

– Uống thuốc làm sạch ruột từ 7 đến 9 giờ tối: pha 1 gói Fortrans với 1 lít nước uống dần mỗi 200ml trong 1 tiếng. Bạn uống liên tục 2 gói trong 2 tiếng. Nước dùng để pha Fortrans tốt nhất là nước lọc hoặc nước dừa tươi.

– Bạn không được ăn sau khi đã bắt đầu uống thuốc xổ.

–Sáng hôm sau lúc 5h30 sáng, bạn uống tiếp 1 gói Fortrans với 1 lít nước. Đến 6h30, bạn pha 1 lọ Air-X với 250 ml nước và uống trong 1 lần, sau khi uống Air-X, bạn đi đến phòng khám để được nội soi đại tràng.

Nếu bạn uống thuốc làm sạch ruột vào buổi sáng để nội soi đại tràng vào buổi chiều: bạn được kê toa 2 gói Fortrans và 1 lọ simethicone (Air-X):

– Uống thuốc làm sạch ruột từ 8 đến 10 giờ sáng: pha 1 gói Fortrans với 1 lít nước uống dần mỗi 200ml trong 1 tiếng. Bạn uống liên tục 2 gói trong 2 tiếng. Nước dùng để pha Fortrans tốt nhất là nước lọc hoặc nước dừa tươi. Đến 10h, bạn pha 1 lọ Air-X với 250 ml nước và uống trong 1 lần, sau khi uống Air-X, bạn báo với nhân viên phòng khám để được nội soi đại tràng.

Lưu ý:

– Bạn không uống thuốc tiểu đường vào buổi chiều và sáng ngày nội soi. Bạn uống thuốc điều trị huyết áp và các thuốc điều trị khác như hàng ngày với một lượng nước nhỏ vào buổi sáng ngày làm nội soi không đau.

– Không ăn gì sau khi sử dụng thuốc làm sạch ruột. Bạn chỉ được uống nước trắng (lượng ít), nếu đói quá bạn có thể uống nước đường. Không uống cafe, sữa và các loại nước ép trái cây có màu.

– Mỗi bệnh nhân có thể đáp ứng với thuốc rửa ruột một cách khác nhau, thông thường bạn sẽ đi- tiêu phân lỏng 10-15 lần.

– Bạn phải báo cho nhân viên y tế nếu có đang sử dụng các thuốc chống đông (ví dụ: aspirine, clopidogel, sintrom ….), và phải ngưng thuốc chống đông ít nhất 5 ngáy trước khi nội soi.

Bài viết gần đây/mới

TIÊM VẮC XIN LÀ CÁCH TỐT NHẤT ĐỂ BẢO VỆ TRẺ KHỎI BỆNH SỞI
Hiện nay, đối phó với bệnh Sởi chỉ mới tập trung vào hậu quả do bệnh sởi gây ra chứ chưa thể tiêu diệt được virus gây bệnh. Mùa lễ hội đông đúc dịp cuối năm và kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 sắp tới, cùng với thời tiết cuối năm ở miền Nam là những điều kiện lý tưởng để bệnh sởi lây lan. Một người mắc sởi có thể đã nhiễm từ 3 - 4 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng, khiến việc lây bệnh cho gia đình và cộng đồng trở nên khó kiểm soát. Trong tình hình hiện nay, nếu không có các biện pháp kiểm soát tốt, nguy cơ bùng phát dịch sởi trong thời gian tới là rất lớn.

By ThS. BS. Sử Thị Như Ngọc

CHẢY MÁU CAM: NGUYÊN NHÂN, SƠ CỨU VÀ PHÒNG NGỪA
Chảy máu cam một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhất là trẻ mầm non có thể bị ít nhất một lần, thường không nguy hiểm nhưng thường làm các ba mẹ rất lo lắng. Hãy cùng BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng - Chuyên khoa Nhi - Hệ thống phòng khám CarePlus tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân cũng như xử lý khi bị chảy máu cam đúng cách nhé!

By BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng

HIỂU THÊM VỀ NỔI MÀY ĐAY VÀ PHÙ MẠCH
Nổi mày đay và phù mạch là những phản ứng của da thường gặp, gây ra sự khó chịu và đôi khi lo lắng cho người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về hai tình trạng này, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và các biện pháp phòng ngừa.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

BÉO PHÌ DÙ CÂN NẶNG BÌNH THƯỜNG - MỐI NGUY TIỀM ẨN MÀ BẠN KHÔNG NGỜ TỚI
Béo phì cân nặng bình thường (NWO) là tình trạng phức tạp với nhiều nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn. Tìm hiểu cách nhận biết và phòng ngừa béo phì cân nặng bình thường để bảo vệ sức khỏe toàn diện!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỪNG XEM NHẸ TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở TRẺ EM
Thiếu máu thiếu sắt được xem là vấn đề y tế xã hội, là mối quan tâm của y tế toàn cầu. Theo viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam, trong giai đoạn năm 2015 - 2016, trẻ em dưới 5 tuổi có tỉ lệ thiếu máu là 27,8%, thiếu máu do thiếu sắt chiếm tới 63,6%.

By BS. CK1. Lê Ngọc Tuyết Sương

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}