Với tình trạng dịch Covid-19 bùng phát như hiện nay, các cơ sở chăm sóc y tế cũng như bệnh viện dã chiến đang quá tải và chịu rất nhiều áp lực, vì vậy, ngày 14/7/21, Bộ Y tế đã chính thức triển khai cho cách ly một số nhóm đối tượng F0/F1 tại nhà. Vậy F0 hoặc người nhà F1 cần chuẩn bị những loại thuốc gì khi cách ly tại nhà?
29/07/2021 10:58:30 SA
Sốt, nhức đầu, đau cơ,… là những triệu chứng điển hình của Covid-19. Theo thống kê có đến 43% người nhiễm Covid-19 có triệu chứng sốt, 36.1% người có biểu hiệu đau cơ và 34.4% người bị nhức đầu. Vì vậy, nên trang bị thuốc hạ sốt, giảm đau chứa biệt dược acetaminophen như Panadol, Efferalgan, Tylenol, Hapacol…tại nhàđể phòng ngừa và chăm sóc cho chính mình hoặc người thân trong thời gian cách ly tại nhà.
Những lưu ý khi sử dụng thuốc:
- Chỉ nên dùng khi sốt cao hoặc đau nhiều. Không nên tự ý sử dụng nếu không có triệu chứng vì sẽ ảnh hưởng đến gan, thận.
- Liều lượng sử dụng Acetaminophen cho phép là 10-15 mg/kg/ lần.
Ví dụ bạn cân nặng 50kg => liều lượng sử dụng acetaminophen cho phép của bạn là trong khoảng từ 500mg (50kg x 10mg) đến 750mg (50kg x 15mg), tương đương từ 1-1,5 viên
- Khoảng cách 2 liều ít nhất 4 giờ và KHÔNG nên dùng quá 4 lần hoặc 3g/24 giờ.
Hiện trên mạng có nhiều thông tin chia sẻ về việc tích trữ Tylenol và sử dụng Tylenol như thuốc điều trị Covid. Thông tin này hoàn toàn không chính xác, vì về bản chất Tylenol cũng cùng chung biệt dược acetaminophen với Panadol, Paracetamol,…chỉ khác tên thương mại và nguồn gốc xuất xứ từ Mỹ. Và Tylenol cũng chỉ được khuyến cáo sử dụng khi có triệu chứng sốt hoặc đau nhiều, vì vậy, mọi người không nên tự ý sử dụng Tylenol như một loại thuốc phòng ngừa hoặc điều trị Covid-19.
19.3% người nhiễm Covid-19 có triệu chứng tiêu chảy. Oresol là dung dịch bù nước bằng đường uống khá phổ biến dùng để bù nước và điện giải khi bị tiêu chảy, sốt hoặc nôn.
7.6% người nhiễm Covid-19 có triệu chứng đau bụng, đau dạ dày. Hoặc cũng có trường hợp nhiều người bị nhiễm (F0) và người thân chăm sóc (F1) vì tâm lý quá lo lắng nên có biểu hiện đau dạ dày, trào ngược dạ dày. Phosphalugel, Omeprazole, Lansoprazole, Rabeprazole… là những thuốc mà bạn có thể sử dụng trong các trường hợp này.
Bổ sung Vitamin D bằng viên uống Vietamin D 1000UI/ ngày hoặc phơi nắng 10-15 phút/ ngày, uống sữa, ăn trứng, nấm…
5. Thuốc ho long đàm như Bromhexin, Acetylcystein, Thảo dược…
6. Các biện pháp dân gian trị cúm, đau họng…
7. Những người bệnh có bệnh mạn tính như tiểu đường, tăng huyết áp, viêm gan virus, hen suyễn… cần tiếp tục duy trì thuốc điều trị hàng ngày.
! Ngoài các loại thuốc trên, trong gia đình nên trang bị thêm cặp nhiệt độ, máy đo huyết áp (nếu gia đình có người già, người bị bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp), máy đo đường máu (nếu người nhà có người mắc bệnh tiểu đường).
! Ngoài ra, người bệnh chỉ dùng nước muối 0.9% súc miệng họng hàng ngày, không nên tự ý pha nước muối hay dùng nước muối ưu trương để súc họng hay nhỏ họng. Việc dùng nước muối ưu trương sẽ gây tổn thương thêm tế bào niêm mạc mũi họng dẫn tới dễ gây loét và bội nhiễm thêm vi khuẩn khác.
! Đối với xông hơi: việc xông hơi có tác dụng giãn mạch, tăng thân nhiệt, dẫn tới tăng đề kháng tạm thời chứ không có tác dụng phòng hay điều trị COVID-19.
Hơn hết, hãy tuân thủ 5K, tiêm vaccine nếu thuộc đối tượng được tiêm, và hãy chú trọng bảo vệ sức khoẻ cho người già, phụ nữ mang thai, những người có bệnh nền trong gia đình, bởi đây đều là những người dễ diễn biến nặng nếu mắc COVID-19.
------
Dịch vụ Hỗ trợ Theo dõi và Tư vấn y tế từ xa cho người đang cách ly với Bác sĩ Chuyên khoa. Khách hàng có thể thực hiện cuộc gọi qua Zalo/ Viber/ Facebook/ Zoom trong vòng 15 phút chỉ với 300,000đ. Đăng ký TẠI ĐÂY