ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Dấu hiệu cảnh báo hoại tử xương sau mắc COVID

Dấu hiệu cảnh báo hoại tử xương sau mắc COVID

04/08/2022 9:42:48 SA

 

Thời gian qua, một số bệnh viện tại TP HCM như Răng Hàm Mặt Trung ương, Tai Mũi Họng, Chợ Rẫy tiếp nhận nhiều bệnh nhân hoại tử xương sọ, xương vùng hàm mặt, hai trường hợp tử vong. Trong đó, số bệnh nhân hoại tử xương hàm trên không rõ nguyên nhân tăng bất thường, song điểm chung là họ từng mắc Covid-19, không có tiền sử bệnh tai mũi họng hay răng hàm mặt.

Theo phó giáo sư Trần Minh Trường, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, Chủ tịch Hội Phẫu thuật đầu cổ TP HCM, dựa vào biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân và tìm kiếm tài liệu trên thế giới, các bác sĩ xác định các bệnh nhân bị cốt tủy viêm xương hàm mặt, cốt tủy viêm xương nền sọ.

Triệu chứng thường gặp

Các bệnh nhân đau vùng mặt, răng, vòm miệng trong giai đoạn bị nhiễm Covid-19, sau đó tiếp tục tiến triển kéo dài âm ỉ, không giảm. Biểu hiện lâm sàng thường gặp là sưng viêm mi mắt; sưng vùng sọ trán; hoại tử xương hàm, răng, xương vòm miệng gây khó nhai; hoại tử nặng hốc mũi lan lên nền sọ. Bệnh có một số dấu hiệu giống viêm xoang nên dễ chẩn đoán nhầm.

Bệnh cốt tủy viêm xương nền sọ hiếm gặp hơn, dễ ảnh hưởng tính mạng. Theo RSNA Journals, đây là bệnh nhiễm trùng thái dương, xương cầu hoặc xương chẩm. Bệnh khó chẩn đoán vì các triệu chứng không điển hình, diễn biến lâm sàng kéo dài và hình ảnh chụp X-quang dễ gây nhầm lẫn với các chứng bệnh khác. Bệnh nhân thường có các triệu chứng không đặc trưng như nhức đầu, đau mặt. Hầu hết khởi phát viêm tai ngoài, có biểu hiện đau nhức dữ dội, chảy mủ tai, một số trường hợp nặng dẫn đến mất thính giác. Trong các trường hợp khác, người bệnh bị viêm xoang, dẫn đến nghẹt mũi, chảy nước mũi, nhức đầu và sốt.

Mức độ nguy hiểm

Theo bác sĩ Tuấn, phần xương bị hoại tử nếu không được loại bỏ, phẫu thuật lấy ra ngoài sẽ trở thành ổ khu trú của vi khuẩn, có thể dẫn đến sốc nhiễm trùng, nhiễm trùng máu nguy hiểm tính mạng. Bệnh phát hiện sớm, xử trí kịp thời có thể ngăn ngừa được tiến triển hoại tử xương, song nếu để hoại tử lan rộng đến sàn sọ, mức độ nguy hiểm gia tăng.

Những bệnh nhân hoại tử xương sọ, tình trạng viêm nhiễm nếu thông thương vào não sẽ viêm màng não, áp xe não, dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân gây bệnh

Tiến sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết nguyên nhân của tình trạng hủy xương thường do tắc mạch, giảm máu nuôi dẫn đến hoại tử, hoặc có thể do các yếu tố bên ngoài như vi sinh vật tấn công làm viêm nhiễm xương.

Đến nay, các chuyên gia vẫn chưa thể khẳng định bệnh này có liên quan đến Covid-19 hay không. Bác sĩ giả thuyết cơ thể người mắc Covid bị rối loạn miễn dịch kéo dài, cộng với bệnh lý nền sẵn đó, có thể dẫn đến nấm phát triển nhiều hơn trong cơ thể, gây viêm nhiễm. Bình thường, môi trường xung quanh có nhiều loại vi sinh vật, khi cơ thể suy giảm miễn dịch do mắc bệnh, sẽ dễ bị vi khuẩn, nấm tấn công.

Theo bác sĩ Tuấn, y văn đưa ra 4 yếu tố nguy cơ gây hoại tử xương hàm trên. Thứ nhất, nCoV bám vào thụ thể ACE2 (có nhiều ở niêm mạc mũi, miệng) gây biến chứng mạch máu, có khả năng làm tắc mạch máu nuôi xương và việc mắc Covid-19 còn gây tăng đông máu, giảm máu nuôi dưỡng xương dẫn đến hoại tử. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc corticoid (kháng viêm) trong phác đồ điều trị Covid-19 cũng có thể làm việc nuôi dưỡng của xương kém đi. Yếu tố nguy cơ khác là bệnh nhân bị nhiễm trùng cơ hội do vi khuẩn, vi nấm. Cuối cùng, bệnh nhân có bệnh nền, đặc biệt bệnh tiểu đường sẽ dễ hoại tử xương do bệnh làm giảm nuôi dưỡng của mạch máu, giảm sức đề kháng ảnh hưởng chức năng bạch cầu nên dễ bội nhiễm...

Điều trị, khuyến cáo

Nguyên tắc điều trị xương hoại tử là phẫu thuật lấy phần xương này đi, sau đó tấn công bằng kháng sinh, kháng nấm tối thiểu 3 tuần, có thể kéo dài đến 6 tháng, đồng thời theo dõi nguy cơ tái phát. Khi tình trạng bệnh nhân ổn định, bác sĩ sẽ xem xét tái tạo, phục hình xương.

Bệnh nhân sau khi mắc Covid nếu có các triệu chứng như nhức đầu, đau răng hàm, sưng mặt... cần đi thăm khám. Người có bệnh nền cần điều trị kiểm soát, tránh để diễn tiến nặng, dễ dẫn đến vi khuẩn, nấm tấn công.

Bài viết được tham khảo từ nguồn: VnExpress

Bài viết gần đây/mới

CHẢY MÁU CAM: NGUYÊN NHÂN, SƠ CỨU VÀ PHÒNG NGỪA
Chảy máu cam một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhất là trẻ mầm non có thể bị ít nhất một lần, thường không nguy hiểm nhưng thường làm các ba mẹ rất lo lắng. Hãy cùng BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng - Chuyên khoa Nhi - Hệ thống phòng khám CarePlus tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân cũng như xử lý khi bị chảy máu cam đúng cách nhé!

By BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng

HIỂU THÊM VỀ NỔI MÀY ĐAY VÀ PHÙ MẠCH
Nổi mày đay và phù mạch là những phản ứng của da thường gặp, gây ra sự khó chịu và đôi khi lo lắng cho người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về hai tình trạng này, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và các biện pháp phòng ngừa.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

BÉO PHÌ DÙ CÂN NẶNG BÌNH THƯỜNG - MỐI NGUY TIỀM ẨN MÀ BẠN KHÔNG NGỜ TỚI
Béo phì cân nặng bình thường (NWO) là tình trạng phức tạp với nhiều nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn. Tìm hiểu cách nhận biết và phòng ngừa béo phì cân nặng bình thường để bảo vệ sức khỏe toàn diện!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỪNG XEM NHẸ TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở TRẺ EM
Thiếu máu thiếu sắt được xem là vấn đề y tế xã hội, là mối quan tâm của y tế toàn cầu. Theo viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam, trong giai đoạn năm 2015 - 2016, trẻ em dưới 5 tuổi có tỉ lệ thiếu máu là 27,8%, thiếu máu do thiếu sắt chiếm tới 63,6%.

By BS. CK1. Lê Ngọc Tuyết Sương

SUY MÒN CƠ Ở NGƯỜI CAO TUỔI - DIỄN TIẾN ÂM THẦM NHƯNG ẢNH HƯỞNG NGHIÊM TRỌNG
Suy mòn cơ (thiểu cơ/ Sarcopenia) ở người cao tuổi là vấn đề có diễn tiến âm thầm nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên về chế độ dinh dưỡng và vận động giúp phòng ngừa suy mòn cơ từ chuyên gia CarePlus.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}