ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Lật mặt 3 hành động sai thường gặp ở người tăng huyết áp

Tăng huyết áp là bệnh lý mạn tính với những diễn tiến âm thầm, không rõ triệu chứng. Căn bệnh này ngày càng phổ biến trên toàn thế giới và được xem là một trong những bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể kiểm soát tốt cơn tăng huyết áp nếu nhận thức đúng đắn về bệnh và từ bỏ những thói quen sai lầm trong việc chăm sóc huyết áp.

Lật mặt 3 hành động sai thường gặp ở người tăng huyết áp

27/05/2021 1:21:26 CH

Những hành động sai được Ths-Bs Hoàng Công Đương chỉ ra trong bài này xuất phát từ những nhận thức chưa đầy đủ về tăng huyết áp của nhiều bệnh nhân mà ông thăm khám và tư vấn hàng ngày.
Hãy cùng tham khảo và tránh mắc những sai lầm này nhé!

1. Đo huyết áp nhiều lần trong ngày

Tự theo dõi huyết áp tại nhà là việc quan trọng giúp bác sĩ có thể kiểm soát huyết áp hiệu quả hơn. Tuy nhiên, bản thân việc tự đo huyết áp lại là một áp lực tâm lý, đặc biệt với những người hay lo lắng, "yếu bóng vía".

Sự lo lắng kích hoạt phản xạ thần kinh trong cơ thể người bệnh, kết quả là huyết áp ngay lúc đo sẽ tăng cao hơn mức trung bình ở những thời điểm khác trong ngày.

Chính vì vậy, ngoại trừ những trường hợp đặc biệt, bác sĩ thường dặn bạn theo dõi đo huyết áp tại nhà chỉ một lần trong ngày là đủ, không cần đo nhiều lần.

2. Vừa đo huyết áp thấy cao, tự lấy thuốc uống thêm

Đầu tiên trước khi điều trị, bác sĩ của bạn phải giải thích về mục tiêu của việc điều trị, trị số huyết áp cần nhắm đến, để bạn nắm rõ. Đồng thời phải dặn dò hướng dẫn bạn cách xử lý cho những tình huống trị số huyết áp tại nhà tăng cao.

Bạn cần biết rằng bác sĩ không bao giờ dựa vào chỉ mỗi số đo huyết áp để quyết định cho uống thuốc. Trong phần lớn trường hợp đang ổn định, nếu đột nhiên đo huyết áp thấy cao kể cả đến 160-170mmHg mà không kèm theo triệu chứng gì, thì bạn vẫn không nên uống thêm thuốc ngay lập tức.

Tự uống thêm thuốc, tự thay đổi liều lượng thuốc huyết áp mà không hỏi ý kiến của bác sĩ sẽ làm cho bác sĩ khó chữa trị, khó kiểm soát tốt huyết áp nói riêng và bệnh tim mạch nói chung.

Thay vì tự uống thêm thuốc, thái độ xử trí đúng đắn nhất là bình tĩnh, ngồi (hoặc nằm) nghỉ và theo dõi đo lại huyết áp sau 15-30 phút. Và báo cáo cho bác sĩ biết những biến cố này trong lần khám bệnh kế tiếp.

3. Tự bỏ thuốc huyết áp

Nhiều bệnh nhân sau một thời gian nghiêm túc tuân thủ, uống thuốc đều đặn, bắt đầu chán ngán, lại thấy không có triệu chứng nhức đầu hay mệt mỏi gì, nên nghĩ rằng "bệnh đã ổn" và tự ngưng không uống thuốc nữa.

Ngay từ đầu, bạn nên trao đổi kỹ với bác sĩ Tim mạch của mình, đặt ra mọi câu hỏi bạn muốn làm rõ như: tại sao phải uống thuốc? uống đến bao lâu? ngưng thuốc huyết áp có được không?...

Huyết áp cao là vấn đề mạn tính, khi bệnh đã xuất hiện thì sẽ tồn tại trong người bạn và hầu như không bao giờ huyết áp tự nhiên trở lại trị số bình thường cả (trừ khi bạn uống thuốc).

Khi bạn tự ngưng thuốc, có thể vài ngày đầu huyết áp vẫn ở mức bình thường. Tuy nhiên sau một vài tuần, huyết áp sẽ từ từ tăng cao dần, âm thầm tác động lên thành mạch máu trong cơ thể bạn, và dẫn đến những hậu quả về lâu dài như hẹp mạch vành, đau tim hay đột quỵ.

Bạn đừng tự ý bỏ thuốc huyết áp, hãy trao đổi với bác sĩ Tim mạch của mình về những băn khoăn hay mong muốn của bạn, để đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe tim mạch của bạn.

>>> Tham khảo thêm về các gói tầm soát các bệnh lý Tim mạch TẠI ĐÂY
>>> Quý khách hàng có nhu cầu chăm sóc sức khỏe Tim mạch có thể liên hệ đặt lịch hẹn với CarePlus tại website www.careplusvn.com hoặc Free Hotline 1800 6116
---
HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ CAREPLUS
Thành viên của Singapore Medical Group
  • Chi nhánh 1: Lầu 2, Tòa nhà Savico, 66-68 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. Nguyễn Thái Bình, Q.1
  • Chi nhánh 2: Lầu 2, Tòa nhà Crescent Plaza, 105 Tôn Dật Tiên, Quận 7 (Cạnh Hồ Bán Nguyệt)
  • Chi nhánh 3: 107 Tân Hải, P. 13, Q. Tân Bình (Cạnh tòa nhà ETown)
  • Danh sách công ty bảo hiểm liên kết thanh toán trực tiếp: https://careplusvn.com/vi/danh-sach-cong-ty-bao-hiem

Bài viết gần đây/mới

SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM KHÔNG ĐƠN GIẢN NHƯ MỌI NGƯỜI LẦM TƯỞNG
Suy dinh dưỡng là một trong nguyên nhân gây tử vong đối với trẻ dưới 5 tuổi và gây ra các hệ quả như: chậm phát triển, trí nhớ kém, rối loạn tiêu hóa...

By Ths. BS. Lê Thị Kim Dung

8 LƯU Ý GIÚP BẢO VỆ TRẺ KHỎI CÁC BỆNH HÔ HẤP THƯỜNG GẶP KHI GIAO MÙA
Vào thời điểm giao mùa, trẻ em dễ mắc các bệnh hô hấp như viêm hô hấp trên, viêm thanh quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, và suyễn. Nguyên nhân không chỉ do sự thay đổi đột ngột của thời tiết hay hệ miễn dịch chưa hoàn thiện mà còn từ những yếu tố có thể phòng tránh được. Dưới đây là lời khuyên đến từ BS.CKI. Trần Thị Thùy Trang - Chuyên khoa Nhi - Hệ Thống Phòng khám CarePlus để giúp bé có hệ hô hấp khỏe mạnh:

By BS. CK1. Phạm Thị Thùy Trang

NHỮNG CON SỐ “BÁO ĐỘNG” VỀ TÌNH HÌNH SỨC KHỎE CƠ XƯƠNG KHỚP NƠI LÀM VIỆC 2024
Sức khỏe cơ xương khớp luôn là một trong những vấn đề được quan tâm tại môi trường làm việc. Báo cáo chỉ ra có đến 47% người lao động xác nhận giảm năng suất làm việc do đau cơ, nhức khớp. Tìm hiểu cách phòng ngừa và cải thiện trong bài viết dưới đây!

BỆNH HEN SUYỄN Ở TRẺ EM - Cần phát hiện và điều trị sớm!
Việc điều trị hen suyễn tối ưu ở trẻ em phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm độ tuổi, mức độ nghiêm trọng và tần suất các cơn hen xảy ra và tuân thủ dùng thuốc. Trong hầu hết các trường hợp, thuốc có thể kiểm soát các triệu chứng, cho phép trẻ tham gia đầy đủ vào mọi hoạt động, bao gồm cả thể thao.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

TĂNG HUYẾT ÁP ẨN GIẤU VÀ NHỮNG ĐIỀU CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
Tăng huyết áp ẩn giấu (THA ÂG) là tình trạng huyết áp của bệnh nhân bình thường dưới ngưỡng 140/90mmHg khi đo tại cơ sở y tế, nhưng khi đo ngoài cơ sở y tế (tại nhà hoặc đo huyết áp lưu động trong 24 giờ) thì chỉ có số trung bình trên 135/85 mmHg. Điều đáng lo ngại là THA ẩn giấu chưa được quan tâm đúng mức mặc dù đây vẫn là một tình trạng nguy hiểm, nếu không được xử lý kịp thời có thể gây ra các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng như SUY THẬN, MẤT THỊ LỰC, SUY TIM, TĂNG NGUY CƠ ĐỘT QUỴ.

Các sản phẩm liên quan

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}