BOOK AN APPOINTMENT

Prevention tips for couple on their "first time"

Prevention tips for couple on their "first time"

Hỏi: Có nên xét nghiệm HIV và viêm gan B trước khi quan hệ tình dục?

Bác sĩ trả lời:

Câu trả lời là có. Không những HIV, viêm gan B mà những bệnh lây truyền qua đường tình dục (LTQĐTD) khác cũng cần được tầm soát trước khi một cặp đôi quyết định quan hệ tình dục.

Đối với vấn đề này, các hiệp hội Y tế, tổ chức Y tế cũng như là bộ Y tế chưa có khuyến cáo chính thức. Tuy vậy về mặt lý thuyết, đây là một trong những cách tốt để bảo vệ mình khỏi lây nhiễm bệnh LTQĐTD.

Một cặp đôi trước khi quyết định quan hệ tình dục với nhau thì nên đi làm những xét nghiệm này. Để đảm bảo là mình không có bệnh hoặc biết là mình có bệnh gì. Những bệnh đó có điều trị được không? Nếu những bệnh chữa được thì mình chữa khỏi trước khi quan hệ tình dục.

 

Hỏi: Vì sao phải xét nghiệm bệnh Lậu, Giang mai, Mụn cóc, … trước khi quan hệ tình dục?

Bác sĩ trả lời:

Với một bạn tình mới, mình nên xét nghiệm vì lí do thứ nhất đây là những bệnh LTQĐTD nên có khả năng lây. Mình không biết tình trạng bệnh của bạn tình như thế nào thì nên xét nghiệm cho cả hai tránh lây nhiễm từ người này sang người kia.

Thứ hai, đây cũng là dịp để biết rằng mình có nhiễm những bệnh đó không? Nếu mình có nhiễm thì mình nên đi điều trị sớm vì đây là những bệnh có khả năng để lại biến chứng cho người mang bệnh và đứa bé nếu người nhiễm bệnh là phụ nữ có em bé. Một người phụ nữ mang thai mà không biết mình bị Chlamydia, có khả năng sẽ truyền sang con. Giang mai cũng tương tự, nếu truyền giang mai cho con sẽ sinh ra một đứa bé mắc Giang mai bẩm sinh để lại nhiều hậu quả lên đứa bé mắc bệnh.

 

Hỏi: Làm sao để khuyên người yêu đi khám trước khi quan hệ tình dục?

Bác sĩ trả lời:

Ở xã hội châu Á nói chung, đây không phải là một vấn đề dễ đề cập và dễ tạo cảm giác cho người còn lại nghĩ là người kia không tin tưởng mình.

Ghi nhớ đây là chuyện tầm soát bệnh lý qua đường tình dục trước khi bắt đầu một mối quan hệ tình dục. Là một trong những cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh LTQĐTD. Mình nên đề cập một cách thẳng thắn với người yêu. Đây là vấn đề sức khỏe và mình cảm thấy lo lắng cho sức khỏe của cả hai.

Hoặc có cách hay hơn là người quan tâm đến vấn đề này nên chủ động đi làm trước. Khi có kết quả rồi, mình chủ động đưa cho người yêu mình xem. Và có thể nói với anh hoặc chị đó là mình đã làm rồi vì mình cảm thấy lo lắng cho sức khỏe của cả hai. Cả hai cùng đảm bảo không mắc bệnh gì cả trước khi mình bắt đầu mối quan hệ này.

Hoặc thậm chí mắc bệnh cũng không sao, có thể công khai nếu muốn. Mình đã có bệnh rồi nhưng đã có điều trị rồi. Trong những trường hợp không may hơn, mắc những bệnh không điều trị khỏi được cũng sẽ phải thông báo với người kia. Đây là những bệnh không chữa khỏi được, ức chế không lây truyền hoặc có thể có cách nào khác để vẫn duy trì được mối quan hệ nhưng hạn chế lây nhiễm những bệnh này.

 

Hỏi: Nên thực hiện các xét nghiệm trước khi quan hệ tình dục bao lâu?

Bác sĩ trả lời:

Câu trả lời này sẽ tùy thuộc vào từng loại bệnh khác nhau và tùy thuộc vào thời gian cửa sổ. Thời gian cửa sổ là khoảng thời gian từ lúc mang mầm bệnh đến khi có thể phát hiện bệnh qua xét nghiệm.

Lấy ví dụ là bệnh viêm gan B, khi người nhiễm ở giai đoạn đầu hầu như không có triệu chứng nào đặc hiệu dễ phát hiện. Thời gian cửa sổ để phát hiện viêm gan B nằm trong khoảng từ 1 đến 3 tháng. Trong 3 tháng đầu, người mang virus HPV trong người nhưng vẫn chưa có xét nghiệm nào có thể phát hiện là người đó mang mầm bệnh. Khi nào vượt mốc 3 tháng thì xét nghiệm mới gọi là đáng tin cậy. Còn nếu như người đó làm xét nghiệm trong khoảng 3 tháng đầu kể từ khi bắt đầu phơi nhiễm, virus mới vào cơ thể. Có khả năng sẽ cho ra kết quả âm tính nhưng có thể là âm tính giả.

Câu trả lời cho câu hỏi thì tùy thuộc vào thời gian cửa sổ, thời gian cuối cùng của lần quan hệ không an toàn của người đang muốn tầm soát. Nếu như người yêu lần trước của mình mới quan hệ cách đây một tuần thì phải chờ cho tới khi bệnh nằm trong danh sách muốn xét nghiệm vượt qua thời gian cửa sổ thì đó mới là khoảng thời gian thích hợp đi làm xét nghiệm sàng lọc. Sau khi có xét nghiệm rồi mới nên quan hệ tình dục nếu muốn.

 
▶️▶️ Xem đầy đủ Series HỎI ĐÁP VỀ CÁC BỆNH LTQĐTD tại đây:  TẠI ĐÂY 
 

🩺🩺Ai nên thực hiện tầm soát bệnh lây truyền qua đường tình dục?

- Bất kỳ ai có yếu tố nguy cơ, gồm: quan hệ tình dục với người lạ, có nhiều bạn tình, bạn tình mắc bệnh hoặc có các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh

- Người đã và đang quan hệ tình dục nên ít nhất 1 lần tầm soát bệnh HIV.

- Tất cả phụ nữ đang hoạt động tình dục ở độ tuổi dưới 25 nên tầm soát bệnh lậu và Chlamydia ít nhất mỗi năm 1 lần. Phụ nữ lớn hơn 25 tuổi có yếu tố nguy cơ nên tầm soát lậu và Chlamydia mỗi năm một lần.

- Phụ nữ mang thai nên tầm soát giang mai, HIV, viêm gan B sớm trong thai kỳ. Phụ nữ có yếu tố nguy cơ nên tầm soát lậu và Chlamydia sớm trong thai kỳ.

- Nam đồng tính (gay) hoặc lưỡng tính (bisexual) nên tầm soát ít nhất mỗi năm 1 lần các bệnh: giang mai, lậu, Chlamydia. Người có nhiều bạn tình hoặc bạn tình là người lạ nên tầm soát thường xuyên (mỗi 3-6 tháng).

- Bất kỳ ai, bất kể giới tính hoặc xu hướng tình dục, nếu có quan hệ tình dục không an toàn hoặc dùng chung dụng cụ tiêm nên kiểm tra HIV ít nhất mỗi năm 1 lần.


Đăng ký tầm soát bệnh LTQĐTD để được tầm soát thường xuyên và điều trị bệnh dứt điểm kịp thời!
👉 Gói tầm soát các bệnh LTQĐTD cho NAM TẠI ĐÂY 
👉 Gói tầm soát các bệnh LTQĐTD cho NỮ TẠI ĐÂY 

Recent posts

NOSEBLEEDS: CAUSES, FIRST AID, AND PREVENTION
Nosebleeds are a common occurrence, especially in young children. Preschoolers may experience at least one nosebleed. While usually not serious, it can be quite concerning for parents.

By Dr. Tran Thi Tu Hang

Hives and Angioedema: A Comprehensive Overview
Hives and angioedema are common skin reactions that can cause discomfort and concern for patients. This article provides a detailed look at these conditions, covering causes, symptoms, diagnosis, treatment, and prevention strategies.

By DR. NGUYEN DUY KHANH

NORMAL WEIGHT OBESITY – A HIDDEN THREAT YOU DIDN’T EXPECT
Normal weight obesity (NWO) is a complex condition associated with various health risks. Learn how to recognize and prevent normal weight obesity to safeguard your overall health!

By Specialist Doctor. NGUYEN PHUONG ANH

IRON DEFICIENCY ANEMIA IN CHILDREN
Iron deficiency anemia (IDA) is recognized as a global public health concern. According to Vietnam’s National Institute of Nutrition, between 2015 and 2016, 27.8% of children under 5 years old were anemic, with 63.6% of cases caused by iron deficiency.

By Dr. Le Ngoc Tuyet Suong

SARCOPENIA IN THE ELDERLY - A SILENT CONDITION WITH SEVERE IMPACT
Sarcopenia (muscle wasting) in the elderly is a condition that progresses silently yet has severe impacts on daily health and functioning. Check out the CarePlus expert advice on nutrition and physical activity to help prevent muscle wasting.

By Specialist Doctor. NGUYEN PHUONG ANH

Related Products

Screening for Sexually Transmitted Diseases in Women
Sexually transmitted diseases (also known as STDs) are a group of diseases that are transmitted from one person to another through sexual activities, including vaginal, oral, or oral sex. anus. STIs do not always show symptoms or may have only mild symptoms. As a result, many people get sick without knowing they have it. That is why it is advisable to screen for this group of diseases in sexually active and at-risk people. ₫2,600,000 ₫2,080,000

Screening for Sexually Transmitted Diseases in Men
Sexually transmitted diseases (also known as STDs) are a group of diseases that are transmitted from one person to another through sexual activities, including vaginal, oral, or oral sex. anus. STIs do not always show symptoms or may have only mild symptoms. As a result, many people get sick without knowing they have it. That is why it is advisable to screen for this group of diseases in sexually active and at-risk people. ₫2,600,000 ₫2,080,000

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Register name') }}
*{{ errors.first('form-1.Phone') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Patient info:
*{{ errors.first('form-1.Patient name') }}