ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Phương pháp điều trị ''Ho'' an toàn và hiệu quả nhất cho trẻ

Ho là một trong những lý do khám bệnh phổ biến nhất tại các cơ sở y tế quanh năm, đỉnh điểm vào thời điểm giao mùa. Ho gây khó chịu cho trẻ, gây căng thẳng cho cha mẹ, đồng thời là nguyên nhân của những xung đột tranh cãi của gia đình về vấn đề dùng thuốc điều trị ho cho trẻ. Trước tiên, để giải đáp câu hỏi lớn ‘’Điều trị Ho cho trẻ như thế nào là hiệu quả và an toàn nhất?, ba mẹ cần giải mã được cơn ho của trẻ, cụ thể là trả lời 2 câu hỏi nhỏ ‘’Ho là gì’’ và ‘’Tại sao con ho?’’. Vì nếu không hiểu rõ về tính chất cơn ho của con, ba mẹ sẽ rất dễ để con bị lạm dụng thuốc điều trị không hợp lý.

Phương pháp điều trị ''Ho'' an toàn và hiệu quả nhất cho trẻ

03/11/2020 2:36:38 CH

HO LÀ GÌ?

Ho là 1 phản xạ có lợi của cơ thể do não điều khiển để phản ứng lại với những yếu tố kích thích thường gặp nhất tại vùng tai mũi họng, thanh, khí phế quản phổi.

Ho không phải là bệnh, mà giống với Sốt, Ho là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý khác nhau. Ho là dấu hiệu sớm nhất của các bệnh hô hấp, nhưng cũng có thể là dấu hiệu do não, tiêu hoá,... Tuy nhiên, "ho" thường gặp nhất và đơn giản nhất là dấu hiệu của các bệnh Hô hấp. Vì vậy, trong nội dung dưới đây, chúng ta thảo luận nguyên nhân mà trẻ thường gặp nhất là Ho tại đường hô hấp.

TẠI SAO CON HO?

Đa số thường gặp ở trẻ em là “Ho cấp tính’’ < 2 tuần. Còn nếu trẻ “Ho bán cấp” kéo dài trên 2 tuần hoặc “ho kéo dài” > 4 tuần, thì cha mẹ nên cho trẻ đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa hô hấp để tầm soát và điều trị.  

Ho cấp tính < 2 tuần thường gặp xuất phát từ các nguyên nhân:

  • Viêm hô hấp trên siêu vi hay cảm lạnh: Với các triệu chứng sốt thường trong 3 ngày, hắt hơi, chảy hoặc nghẹt mũi. Sau khi giảm sốt, trẻ có thể ho nhiều, sổ mũi đặc hơn. Đa số dấu hiệu, ho, chảy mũi diễn tiến giảm dần trong 7-10 ngày và thường hết trước 14 ngày.
  • Viêm phổi: Là một nguyên nhân khiến cha mẹ lo lắng nhất và thường nghĩ ngay nếu con có sốt kèm theo ho. 
  • Viêm tiểu phế quản: là nguyên nhân rất thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 24 tháng tuổi, mà cha mẹ lo lắng không biết có liên quan gì đến hen suyễn không? Triệu chứng ho đàm, khò khè, khó thở.
  • Viêm thanh khí phế quản cấp siêu vi: Ho ông ổng như chó sủa, tiếng ho khản đặc, khàn hoặc mất tiếng, thở rít, có thể kèm sốt hoặc không. Đây là những dấu hiệu rất đặc trưng của bệnh, bệnh do nhiễm siêu vi – virus. 
  • Khác: hen suyễn đợt cấp, dị vật đường thở hay tổn thương phổi cấp tính do hoá chất hoặc khói thuốc,...

ĐIỀU TRỊ HO CHO CON NHƯ THẾ NÀO LÀ HIỆU QUẢ?

Có rất nhiều cha mẹ, ông bà lo lắng khi con Ho vì sợ con ho nhiều sẽ bị phổi, để rồi tích cực cho con điều trị vô vàn thuốc không cần thiết mặc dù con không sốt, không nhiễm trùng. Tất cả chỉ vì để con không còn 1 tiếng ho nào nữa. 

Chúng ta quên rằng HO chỉ là 1 triệu chứng chứ không phải Bệnh HO. Vì vậy, ĐIỀU TRỊ BỆNH GÂY NÊN HO chính là chìa khoá vàng điều trị ho hiệu quả. 

Ví dụ ho do hen suyễn thì liệu pháp khí dung giảm co thắt phế quản, giảm viêm. Ho do viêm phổi vi trùng thì kháng sinh. Ho do dị ứng thì loại bỏ tác nhân dị ứng và chống dị ứng. Ho do dị vật đường thở thì các bác sĩ nội soi phế quản loại bỏ dị vật.  

TRƯỜNG HỢP NÀO CẦN ĐƯA TRẺ ĐẾN KHÁM BÁC SĨ KHI CÓ TRIỆU CHỨNG “HO’’?

Ho là một phản xạ tự nhiên, tốt cho cơ thể, giúp tống xuất đàm nhớt được tiết ra trong các trận tác chiến, hoặc dị vật. Đa số chúng ta không cần phải quá lo lắng nếu trẻ vẫn vui chơi, ăn uống, ngủ nghỉ tốt và trông trẻ khoẻ. Nhưng nếu trẻ có 1 trong những dấu hiệu sau đây chúng ta nên đưa trẻ đến cơ sỏ y tế để được thăm khám nhé: 

1. Trẻ nhỏ dưới 4 tháng tuổi 

2. Thở nhanh, khó thở, hoặc xanh tái trong cơn ho

3. Ho kèm theo triệu chứng khác như sốt cao hoặc nôn ói hoặc khò khè, thở rít, khàn tiếng... 

4. Ho không tự nhiên thuyên giảm sau 10 - 14 ngày sau đợt viêm hô hấp trên siêu vi 

5. Ho nhiều, gây nôn ói, ảnh hưởng đến giấc ngủ, ăn uống, sinh hoạt vui chơi, phát triển thể chất của trẻ

6. Trẻ lừ đừ, bỏ ăn, uống, tiểu ít, trông có vẻ mệt

7. Ho khởi phát sau khi trẻ sặc thức ăn, nước mặc dù trước đó đã lâu

8. Ho kèm đàm có lẫn máu, vàng đặc, xanh lá

9. Bất kỳ khi nào cha mẹ lo lắng

Cố gắng cho trẻ bổ sung thêm dịch như nước, sữa hoặc thức ăn lỏng, từng chút một và liên tục trong ngày. Tránh để trẻ ăn, uống quá no một lần, làm trẻ dễ nôn ói, mệt hơn.  

CÓ THỂ CHO CON UỐNG SIRO HO NÀO & LƯU Ý KHI DÙNG SIRO CÓ NGUỒN GỐC THẢO DƯỢC, MẬT ONG 

Siro ho hiện tại trên thị trường có rất nhiều loại nhưng chung quy lại là siro nguồn gốc thảo dược và siro nguồn gốc không thảo dược (long đàm, dãn phế quản, kháng histamin, ức chế ho...).

Không nên dùng siro ho không nguồn gốc thảo dược nếu chưa có chỉ định bác sĩ cho trẻ nhỏ dưới 6 tuổi vì có thể khiến bệnh của trẻ có thể nặng hơn. 

Hiệu quả của các loại thảo dược hoặc mật ong trên triệu chứng Ho của trẻ chủ yếu làm dịu cơn ho cho trẻ đối với nguyên nhân VIÊM HÔ HẤP TRÊN SIÊU VI - CẢM, ngoài ra còn giúp cha mẹ bình tĩnh đỡ lo hơn là không cho con uống gì, mặc dù đối với bệnh cảm thường gặp nhất của trẻ con thật sự không uống trẻ cũng có thể tự hết. Và hơn hết là tâm lý cảm giác từ thảo dược an toàn không làm nặng hơn triệu chứng bệnh khiến cha mẹ yên tâm hơn trong việc sử dụng. Nhưng chúng ta điểm qua trong các bài thuốc gia truyền đó thì hiện nay Y học hiện đại nghiên cứu hiệu quả nhất và đơn giản nhất là mật ong nguyên chất và nước ấm dành cho trẻ trên 12 tháng tuổi. 

Lưu ý khi cho trẻ dùng siro có nguồn gốc thảo dược, mật ong:

  • Không dùng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng tuổi 
  • Không dùng nếu trẻ đã từng bị dị ứng
  • Không làm trẻ hết bệnh chỉ làm trẻ dễ chịu trong đợt bệnh

Không nên điều chế cây cỏ, bài thuốc dân gian, không vệ sinh có thể làm trẻ dễ ngộ độc hoặc thêm bệnh tiêu chảy

Bài viết gần đây/mới

CẢNH BÁO SUY DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
20% người bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính bị sụt cân, thiếu hụt vitamin và protein, thậm chí suy dinh dưỡng. Đây là tình trạng đáng lưu ý, vì có thể dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch và thúc đẩy bệnh trở nặng.

SỰ THẬT VỀ THỞ THÔI CŨNG TĂNG CÂN?
Thở thôi cũng tăng cân không hẳn là câu than thở của chị em, mà còn là dấu hiệu chỉ ra những vấn đề sức khỏe tiềm tàng chúng ta cần lưu ý.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

3 HOẠT ĐỘNG DỄ LÀM BÙNG PHÁT CƠN ĐAU VAI BẠN NÊN LƯU Ý
Đau vai không chỉ do ngồi làm việc hoặc giải trí sai tư thế như chúng ta vẫn thường nghĩ; mà còn do những hoạt động trong khi làm việc và sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên của Bác sĩ Cơ xương khớp để tránh làm bùng phát cơn đau vai.

TƯ THẾ NGỒI 2 ĐIỂM CHẠM BẢO VỆ CỘT SỐNG CHO DÂN VĂN PHÒNG
Nếu ngồi sai tư thế suốt thời gian dài, anh chị em dân văn phòng dễ khiến cơ và cột sống chịu áp lực quá mức, dẫn đến những cơn đau khó kiểm soát. Để giảm bớt và phòng ngừa đau lưng, mỏi cổ vai gáy, mời bạn tham khảo lời khuyên về tư thế ngồi làm việc 2 điểm chạm từ chuyên gia CarePlus.

GIẢI PHÁP TỐI ƯU CHĂM SÓC SỨC KHÓE NGUỒN NHÂN LỰC TỪ HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM CAREPLUS
Nhờ chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, sự hài lòng trong công việc và hiệu suất của đội ngũ nhân viên sẽ được tối ưu. Qua đó, doanh nghiệp có thể gìn giữ nhân tài, thu hút ứng viên mới và duy trì sự phát triển bền vững trong tương lai.

Các sản phẩm liên quan

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}