17/01/2018 9:46:58 SA
Người có H (người bị nhiễm HIV) đã từng chịu sự kì thị, định kiến về lối sống nên tỉ lệ tử vong và lây nhiễm rất cao trong cộng đồng. Ngày nay, với sự tiến bộ của y học và các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, người có H có cơ hội sống sót cao hơn và tỉ lệ lây nhiễm trong cộng đồng đã giảm. UNAIDS (20/7/2017) công bố một báo cáo mới cho thấy lần đầu tiên cán cân đã thay đổi: trên toàn thế giới, hơn một nửa tổng số người nhiễm HIV (53%) đã được điều trị kháng HIV và số người tử vong do AIDS đã giảm gần một nửa trong thập kỷ vừa qua. Đến cuối năm 2016, đã có 19,5 triệu người nhiễm HIV được điều trị. Số người tử vong do AIDS đã giảm từ 1,9 triệu năm 2005 xuống còn 1 triệu vào năm 2016. Nếu tiếp tục duy trì được tiến độ này thì thế giới sẽ đạt được mục tiêu đến năm 2020 về tăng tốc trong điều trị HIV.
Trong 25 năm qua, Việt Nam đã nhanh chóng mở rộng việc cung cấp các dịch vụ về HIV và đã đạt được những bước tiến quan trọng trong việc ngăn ngừa những ca nhiễm mới và giảm số người nhiễm HIV tử vong do AIDS.
HIV/AIDS là gì? Lây truyền như thế nào?
Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) tấn công vào vào các tế bào của hệ thống miễn dịch, phá hủy hoặc làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Khi vi rút tiến triển, hệ thống miễn dịch sẽ yếu dần và người nhiễm HIV sẽ dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội. Giai đoạn nặng nhất trong quá trình nhiễm HIV là giai đoạn AIDS, còn gọi là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS). Quá trình từ lúc nhiễm HIV cho đến lúc chuyển sang giai đoạn AIDS có thể kéo dài từ 10 đến 15 năm, và thuốc kháng vi rút sẽ giúp làm chậm lại quá trình tiến triển này.
Virus HIV được lây truyền qua quan hệ tình dục không được bảo vệ (quan hệ qua âm đạo hoặc hậu môn), qua truyền máu đã bị nhiễm HIV, do dùng chung bơm kim tiêm đã bị nhiễm HIV, và lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai, sinh nở và cho bú.
Xét nghiệm HIV như thế nào và ở đâu?
Tùy thuộc vào địa điểm nào thuận tiện cho bạn hơn, bạn có thể đến một trong những địa chỉ dưới đây để được tư vấn và xét nghiệm HIV tự nguyện:
Tham khảo tại đây để có nhiều lựa chọn hơn về các điểm cung cấp dịch vụ tư vấn và xét nghiệm HIV miễn phí ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Bạn có quyền yêu cầu việc tư vấn và xét nghiệm HIV tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc về Đồng thuận; Bảo mật; Tư vấn; Chính xác; và Kết nối với chăm sóc và điều trị.
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV
Hãy đến ngay Khoa truyền nhiễm ở bệnh viện tỉnh gần nhất để hỏi về điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV (hay gọi tắt là PEP). Nếu chưa đến 72 giờ kể từ khi sự việc xảy ra, bạn có thể uống thuốc để phòng nhiễm HIV, dù bơm kim tiêm đó có máu nhiễm HIV hay dù bạn tình của bạn là người nhiễm HIV. Nếu sự việc xảy ra đã quá 72 giờ, PEP sẽ không bảo vệ được bạn khỏi lây nhiễm HIV, và bạn sẽ cần phải tìm hiểu các thông tin về xét nghiệm HIV. Trong đa số trường hợp, bạn sẽ phải đợi ít nhất là hai tuần sau khi phơi nhiễm để làm xét nghiệm HIV vì chỉ khi đó xét nghiệm mới cho kết quả chính xác.
Nếu việc phơi nhiễm HIV không phải là phơi nhiễm do nghề nghiệp hay thuộc một trong các trường hợp phơi nhiễm ngoài môi trường nghề nghiệp do Bộ Y tế qui định thì người bị phơi nhiễm có thể bị từ chối điều trị dự phòng sau phơi nhiễm. Trong trường hợp này, người bị phơi nhiễm có thể tìm đến một vài bệnh viện tư nhân có dịch vụ này và tự trả tiền cho việc điều trị.
Điều trị HIV như thế nào và ở đâu?
Theo Quyết định 3047/2015 của Bộ Y tế về Hướng dẫn quản lý, điều trị và chăm sóc HIV/AIDS, người lớn và trẻ em hơn 5 tuổi có CD4 < 500 tế bào/mm3 sẽ được điều trị kháng HIV, hoặc sẽ được điều trị kháng HIV không phụ thuộc vào số tế bào CD4 trong những trường hợp sau:
Phòng khám nơi bạn làm xét nghiệm có trách nhiệm ngay lập tức kết nối bạn với các dịch vụ chăm sóc và điều trị. Đồng thời sẽ có cơ chế phản hồi để đảm bảo chuyển gửi thành công và việc chuyển gửi được ghi nhận trong hồ sơ bệnh án của bạn.