SỐT KHI NÀO CẦN LO? KHI NÀO CẦN KHÁM BÁC SĨ?
✓ Trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi khi thân nhiệt trên 38 độ nên được thăm khám.
✓ Trẻ lớn hơn 3 tháng tuổi sốt, đáp ứng hạ sốt, vui vẻ hơn khi hạ sốt nhưng sốt còn kéo dài > 48 tiếng.
✓ Trẻ sốt kèm theo 1 trong những dấu hiệu sau đây: co giật, xuất huyết, phát ban da, nôn ói, tiêu chảy, đau bụng, lừ đừ, tiểu ít, li bì, từ chối uống nước, trông rất mệt mỏi mặc dù đã được dùng hạ sốt, giảm đau, vã mồ hôi, tay chân lạnh, mạch yếu...
✓ Sốt có diễn tiến bệnh chưa phù hợp theo chẩn đoán BS tiên lượng, tái khám ngay.
✓ Bất kỳ khi nào cha mẹ lo lắng về tình trạng bệnh của bạn.
BẠN PHÂN VÂN KHÔNG BIẾT CÓ NÊN CHO CON UỐNG HẠ SỐT KHÔNG? LIỆU CÓ HẠI GAN, HẠI THẬN CON KHÔNG? NẾU DÙNG THÌ DÙNG NHƯ THẾ NÀO?
Không khuyến cáo cho trẻ uống hạ sốt thường quy, khi trẻ có biểu hiện sốt tăng nhiệt độ cơ thể > 38 độ. Chỉ dùng hạ sốt khi trẻ có những phản ứng bất lợi do sốt gây ra và điều này đang làm trẻ khó chịu, mệt mỏi.
Thuốc hạ sốt hiện có 2 loại được chấp thuận sử dụng cho trẻ em: hoạt chất thuốc là Acetaminophen (paracetamol) và Ibuprofen.
✓ Paracetamol liều 10 - 15 mg/ kg cho 1 lần hạ sốt.
✓ Ibuprofen 5- 10mg / kg cân nặng cho 1 lần hạ sốt.
Hoạt tính 2 thuốc với tác dụng hạ sốt dường như không có sự khác biệt đáng kể. Tuy nhiên, tại Việt Nam, lưu hành cao sốt xuất huyết, nên Ibuprofen không được khuyến cáo như 1 thuốc hạ sốt thường quy, vì có thể làm nặng hơn tình trạng xuất huyết của sốt xuất huyết. Để kiểm soát tác dụng phụ của việc dùng thuốc hạ sốt, không khuyến cáo dùng hạ sốt kết hợp 2 loại Paracetamol và Ibuprofen nếu chưa có chỉ định của bác sĩ và khoảng cách giữa 2 lần uống hạ sốt không nên ít hơn 4 tiếng, nghĩa là 1 ngày không dùng quá 6 lần hạ sốt.
Đường dùng hạ sốt. Có 2 chế phẩm hạ sốt đường uống và nhét hậu môn ( chủ yếu nhét hạ sốt ở trẻ em Paracetamol), không có sự khác biệt đáng kể về hiệu quả tác dụng của 2 đường, chủ yếu là do sự tiện lợi mà sử dụng cho trẻ, đặc biệt những trẻ khó uống thuốc. Nhưng không dùng nhét hậu môn nếu trẻ đang có tiêu chảy nhé.
BẠN NGHE MỌI NGƯỜI NÓI ''SỐT LÀ TỐT''. VẬY KHI NÀO SỐT TRỞ NÊN BẤT LỢI VỚI TRẺ?
Khi sốt, cơ thể bắt mọi cơ quan chức năng đều gia tăng hoạt động, làm tăng nhịp tim, nhịp thở của trẻ và cơ thể sản xuất ra những chất gây đau cơ, đau đầu, gây buồn ngủ và mệt mỏi cho trẻ.
Sốt cao co giật lành tính, là 1 hiện tượng co giật toàn thể do sốt gây ra. Nhiều bằng chứng cho thấy không liên quan giữa ngưỡng nhiệt độ và co giật. Không gây di chứng hay tổn thương não cho trẻ. Trẻ bị sốt cao co giật lành tính chưa được nghiên cứu làm rõ nhưng chưa thấy có liên quan đến phát triển thành động kinh sau này.
Bạn mệt mỏi với đống thông tin trên internet khi con sốt cần làm thế này và không được làm thế kia.....
✓ Uống hạ sốt khi cần.
✓ Uống nhiều nước.
✓ Không ép trẻ ăn nếu trẻ từ chối. Ăn theo nhu cầu và sở thích của trẻ. Những thức ăn lỏng ấm như soup, cháo, canh có vể sẽ làm trẻ khoẻ và dễ chịu hơn.
✓ Mặc đồ rộng rãi thoải mái, thoáng mát, khả năng thấm hút mồ hôi tốt.
✓ Tắm rửa và nằm điều hoà như bình thường. Nhưng khi trẻ đang sốt cao bạn nên tắt điều hoà hoặc tăng nhiệt độ phòng, để trẻ không lạnh run. Lau mát hoặc tắm mát không phải để hạ nhiệt cho trẻ, nếu điều này giúp trẻ dễ chịu thoải mái hơn khi sốt bạn có thể làm.
✓ Không tắm cồn, rượu, đắp giã lá trên da trẻ hay uống... những phương pháp này có thể gây hại cho trẻ các bạn nhe.
Chúc ba mẹ thành công
Hãy chia sẻ cùng chúng tôi