ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

ĐỀ PHÒNG 6 BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP Ở TRẺ MÙA TỰU TRƯỜNG

Mùa tựu trường sắp đến rồi! Đây là thời điểm bé yêu sẽ gặp lại bạn bè, thầy cô, và cũng là lúc ba mẹ cần đặc biệt chú ý đến sức khỏe của con đấy nhé!

ĐỀ PHÒNG 6 BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP Ở TRẺ MÙA TỰU TRƯỜNG

Nguyên nhân khiến trẻ thường dễ mắc bệnh mùa tựu trường là do trẻ đi học sẽ giao lưu, tiếp xúc nhiều với các bạn nên dễ tiếp xúc với mầm bệnh hơn. Ngoài ra, mùa này thời tiết thay đổi mưa nắng thất thường cũng tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn phát triển.  

Hệ miễn dịch của bé chưa hoàn thiện nên nguy cơ mắc bệnh cao. Đặc biệt, với môi trường đông đúc, có máy lạnh sẽ khiến mầm bệnh lây lan nhanh. Nếu trẻ có một số thói quen như mút tay, cắn móng tay, bốc thức ăn, ngoáy mũi…thì nguy cơ bị lây nhiễm bệnh càng nhiều hơn nữa.  Vì vậy ba mẹ nên chú ý đề phòng các bệnh trẻ thường gặp ở mùa tựu trường để chăm sóc trẻ và có hướng xử lý tốt nhất! 

CẢM CÚM:  

Triệu chứng: Sốt, ho, viêm họng, chảy mũi, nhức mỏi cơ thể, đau đầu. Bệnh dễ bị nặng ở trẻ nhỏ, người lớn tuổi. Tiêm ngừa cúm mỗi năm cách hiệu quả để phòng ngừa các biến chứng nặng của cúm. 

BỆNH SỞI: 

  • Triêu chứng nghi ngờ: Sốt, hắt hơi, sổ mũi, ho, đau họng, đỏ mắt, phát ban. 

  • Triệu chứng cần khám ngay: Sốt cao, đừ, ho nhiều, thở mệt, đau tai, nhức đầu, quấy khóc nhiều, co giật. 

VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP DO VIRUS HỢP BÀO HÔ HẤP RSV (RESPIRATORY SYNCYTIAL VIRUS): 

  • Triệu chứng nghi ngờ: sốt, chảy mũi, hắt hơi, ho. 

  • Triệu chứng cần khám ngay: sốt cao, đừ, ho nhiều, thở mệt, biếng ăn. Đối với trẻ sơ sinh có hiện tượng bỏ bú hoặc bú kém 

TIÊU CHẢY CẤP: 

  • Triệu chứng nghi ngờ: Sốt, nôn ói, đau bụng, biếng ăn, đi tiêu phân lỏng nước từ 3 lần một ngày trở lên 

  • Triệu chứng cần khám ngay: Đi phân lỏng trên 3 lần/ngày, đau bụng Buồn nôn hoặc nôn Đầy hơi, chướng bụng Có biểu hiện mất nước 

BỆNH TAY CHÂN MIỆNG: 

  • Triệu chứng nghi ngờ: sốt đau họng, khó chịu, biếng ăn. Sau 1-2 ngày xuất hiện những vết loét trong miệng, sẩn hồng ban lòng bàn tay, bàn chân. Các sẩn hồng ban cũng có thể xuất hiện ở đầu gối, khuỷu tay, mông và vùng sinh dục.  

  • Triệu chứng cần khám ngay: sốt cao không hạ, đừ, thở mệt, tim nhanh, ói nhiều, giật mình chới với, yếu tay chân, đi đứng loạng choạng. 

SỐT XUẤT HUYẾT: 

  • Triệu chứng nghi ngờ: Sốt, nhức mỏi cơ thể, đau đầu, đau sau hốc mắt, xuất huyết da niêm (có thể xuất hiện vào những ngày đầu tiên hoặc sau khi hết sốt). 

  • Triệu chứng cần khám ngay: Lừ đừ, tay chân lạnh vả mồ hôi, ói nhiều, đau bụng, chảy máu bất kỳ. 

CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH MÙA TỰU TRƯỜNG:  

  • Nhắc nhở trẻ rửa tay thường xuyên, nhất là sau khi chơi, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.  

  • Chuẩn bị đầy đủ vật dụng phòng dịch cho bé: gel rửa tay khô, khăn giấy che miệng khi ho, bình nước riêng, khẩu trang.  

  • Mùa hè trẻ thường thức khuya, giờ giấc ăn ngủ thất thường.  

  • Cần rèn lại giờ giấc sinh hoạt ổn định, ăn đủ chất, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya dậy sớm để đảm bảo sức khỏe cho năm học mới. 

  • Duy trì chế độ vận động, thể dục thể thao. Các vận động thể chất sẽ giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn. 

  • Phòng ngừa muỗi đốt ở lớp và tại nhà bằng cách mặc quần áo dài tay, sử dụng xịt đuổi muỗi xuất xứ tự nhiên, an toàn cho trẻ, dọn dẹp các vật chứa nước không dùng tới, diệt lăng quăng, bọ gậy... 

Đặc biệt ba mẹ đừng quên tiêm phòng vaccine đầy đủ: chích ngừa là cách hỗ trợ hệ miễn dịch hiệu quả, giúp trẻ tránh được các bệnh lây nhiễm nguy hiểm. Vì vây, phụ huynh hãy kiểm tra sổ chích ngừa để không bỏ quên các mũi chích nhắc như cúm, bạch hầu, ho gà, sởi, thủy đậu, viêm phổi, sởi -quai bị- rubella (MMR)... 

Bài viết liên quan

“Trẻ giật mình chới với”: Dấu hiệu cảnh báo bệnh tay chân miệng trở nặng
Bác sĩ Lại Thị Bích Thủy lưu ý tới phụ huynh, nếu thấy con em mình biểu hiện sốt, nổi hồng ban mụn nước ở tay chân mông gối, loét miệng, kèm thêm việc xuất hiện một trong các triệu chứng giật mình chới với, ói nhiều, sốt cao khó hạ, thở bất thường, run tay chân, đi loạng choạng, ngồi không vững, nuốt khó, co giật,… Đó là những dấu hiệu mà phụ huynh phải đưa con đi bệnh viện ngay.

Bài viết được tư vấn bởi BS. CK1. Lại Thị Bích Thủy

AN TOÀN BƯỚC QUA DỊCH ĐAU MẮT ĐỎ
Người bị đau mắt đỏ (hay còn gọi là viêm kết mạc cấp) tại TP.HCM đang tăng nhanh, ngành y tế thành phố đã tìm được tác nhân chính gây bệnh là enterovirus (86%)

Bài viết được tư vấn bởi BS. CK2. Khương Thị Kha Ly

Bài viết gần đây/mới

ĐỪNG CHỦ QUAN VỚI HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY - MỐI ĐE DỌA ÂM THẦM ĐẾN SỨC KHỎE VÀ CUỘC SỐNG
Hội chứng ống cổ tay là loại bệnh lý thần kinh bị chèn ép phổ biến nhất và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển thành suy yếu lực tay, teo cơ, thậm chí mất khả năng lao động.

By ThS. BS. CKI NGUYỄN VĂN HOÀNG TÂM

NHẬN BIẾT VÀ XỬ LÝ SỐT PHÁT BAN Ở TRẺ (ROSEOLA)
Chắc hẳn là các ba mẹ và các bé đều đã từng trải qua tình trạng Sốt phát ban ít nhất một lần trong đời! Vậy để hiểu đúng và đầy đủ hơn về tình trạng này, chúng ta cùng tìm hiểu về Sốt phát ban là gì nhé!

By BS.CKII. PHẠM QUANG VINH

SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM KHÔNG ĐƠN GIẢN NHƯ MỌI NGƯỜI LẦM TƯỞNG
Suy dinh dưỡng là một trong nguyên nhân gây tử vong đối với trẻ dưới 5 tuổi và gây ra các hệ quả như: chậm phát triển, trí nhớ kém, rối loạn tiêu hóa...

By Ths. BS. Lê Thị Kim Dung

8 LƯU Ý GIÚP BẢO VỆ TRẺ KHỎI CÁC BỆNH HÔ HẤP THƯỜNG GẶP KHI GIAO MÙA
Vào thời điểm giao mùa, trẻ em dễ mắc các bệnh hô hấp như viêm hô hấp trên, viêm thanh quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, và suyễn. Nguyên nhân không chỉ do sự thay đổi đột ngột của thời tiết hay hệ miễn dịch chưa hoàn thiện mà còn từ những yếu tố có thể phòng tránh được. Dưới đây là lời khuyên đến từ BS.CKI. Trần Thị Thùy Trang - Chuyên khoa Nhi - Hệ Thống Phòng khám CarePlus để giúp bé có hệ hô hấp khỏe mạnh:

By BS. CK1. Phạm Thị Thùy Trang

NHỮNG CON SỐ “BÁO ĐỘNG” VỀ TÌNH HÌNH SỨC KHỎE CƠ XƯƠNG KHỚP NƠI LÀM VIỆC 2024
Sức khỏe cơ xương khớp luôn là một trong những vấn đề được quan tâm tại môi trường làm việc. Báo cáo chỉ ra có đến 47% người lao động xác nhận giảm năng suất làm việc do đau cơ, nhức khớp. Tìm hiểu cách phòng ngừa và cải thiện trong bài viết dưới đây!

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}